Nổi mề đay ở trẻ: Nguyên nhân và cách chữa mẹ nên tham khảo
Nổi mề đay ở trẻ có biểu hiện khá giống với người lớn. Tuy nhiên, bệnh thường dai dẳng hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Điều quan trọng nhất để đảm bảo an toàn, giúp bé hết khó chịu là cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ, từ đó có hướng điều trị nổi mề đay kịp thời và chính xác.
Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ
Nổi mề đay là hiện tượng cơ thể phản ứng với các yếu tố dị nguyên khi tiếp xúc. Bệnh da liễu này rất dễ gặp ở trẻ em, trẻ sơ sinh bởi cơ thể còn non nớt và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Khi bị nổi mề đay, bé sẽ có triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, sưng phù, có thể kèm theo sốt nhẹ, chán ăn, quấy khóc. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài mà không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính với các dấu hiệu nặng nề hơn và có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
Theo thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia da liễu, nổi mề đay ở trẻ em do nhiều yếu tố gây ra, một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến bao gồm:
- Thời tiết: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là thời gian giao mùa, cơ thể trẻ chưa thích nghi kịp sẽ dẫn đến nổi mẩn, ngứa ngáy.
- Sức đề kháng kém: Do cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Do thực phẩm: Trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng… sẽ xuất hiện tình trạng nổi mề đay.
- Do cơ địa: Nhiều trẻ có cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông động vật, khói bụi… Khi tiếp xúc với các yếu tố này sẽ bị nổi mẩn đỏ trên da, thậm chí nhiều trường hợp bị dị ứng nặng gây tình trạng khó thở, phù mạch.
- Do thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ, dẫn đến nổi mề đay.
- Do nhiễm khuẩn: Bé bị nhiễm vi khuẩn, virus, viêm gan B, C, Lupus ban đỏ… có nguy cơ bị nổi mẩn cao.
- Côn trùng đốt: Trẻ bị nổi mề đay do một số loại côn trùng cắn như chấy, rận, muỗi, ong…
- Di truyền: Nếu bố mẹ có tiền sử bị nổi mề đay, dị ứng thì bé có khả năng cao bị bệnh.
- Nguyên nhân khác: Nhiễm giun sán, bẩm sinh, môi trường, tác nhân vật lý…
Ngoài ra, theo thống kê của ngành y tế, có đến 50% trẻ em bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân (còn gọi là mề đay vô căn).
Thầy thuốc Tuấn khẳng định, mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách khắc phục tương ứng và phù hợp. Vì vậy, khi thấy trẻ bị nổi mề đay, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xét nghiệm, chẩn bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
Các cách chữa nổi mề đay ở trẻ thường gặp
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, sức đề kháng kém, vì vậy việc điều trị bệnh khó khăn hơn và cần thận trọng để không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Để chữa trị nổi mề đay, các mẹ có thể tham khảo lựa chọn những cách dưới đây:
Chữa nổi mề đay trẻ em tại nhà
Đây là phương pháp được rất nhiều mẹ áp dụng cho trẻ bởi lành tính và an toàn. Một số mẹo dân gian phổ biến có thể kể đến như:
- Chườm mát bằng khăn lạnh.
- Tắm bột yến mạch
- Thoa kem dưỡng ẩm
- Áp dụng một số bài thuốc dân gian từ thảo dược quen thuộc như: Tắm lá khế, xông lá trầu không, chườm lá kinh giới, uống nước gừng, bài thuốc từ tía tô, kinh giới, nha đam…
Mặc dù lành tính, nhưng các bài thuốc dân gian cho hiệu quả thấp, không trị bệnh dứt điểm, chỉ phù hợp với bệnh nhẹ. Phương pháp này cũng chỉ mang tính truyền miệng, không được kiểm chứng khoa học. Mặt khác, nếu cha mẹ sơ chế thảo dược không sạch, sẽ khiến bệnh nặng hơn và dễ gây nhiễm trùng da.
Điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, cân nặng, nguyên nhân và tình trạng bệnh của trẻ để kê đơn thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc Tây được sử dụng cho trẻ em để điều trị nổi mề đay gồm:
- Thuốc kháng Histamin: Cetirizine, Fexofenadine, Cholorpheniramine, Loratidine… Có tác dụng giảm ngứa, ngăn chặn sản sinh Histamin.
- Thuốc Corticoid: Prednisone, Dexamethason… Chỉ dùng trong trường hợp bệnh vừa và nặng. Loại thuốc này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn vì hoạt lực mạnh, dễ gây tác dụng phụ
- Thuốc bôi ngoài da: Menthol 1%, Clamine…
- Nếu trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc Corticoid cho bé.
“Thuốc Tây y có ưu điểm giảm ngứa nhanh chóng, giúp trẻ hết khó chịu ngay tức thì. Tuy nhiên, cách chữa này không thể trị dứt điểm. Mặt khác, thuốc tân dược dễ gây tác dụng phụ như táo bón, mệt mỏi, đau dạ dày, suy thận… Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt không tự ý mua thuốc cho trẻ uống”, thầy thuốc Tuấn khuyến cáo.

Điều trị nổi mề đay ở trẻ nhỏ bằng thuốc Đông y
Thực tế cho thấy, hiện nay rất nhiều bậc cha mẹ có xu hướng chuyển qua chữa bệnh cho trẻ nhỏ bằng y học cổ truyền. Các bài thuốc Đông y có tuổi đời hàng chục, hàng trăm năm, gia giảm theo tỷ lệ nhất định, vừa an toàn vừa hiệu quả cao.
Cơ chế điều trị của Đông y là tác động sâu, tập trung loại bỏ bệnh từ gốc, đồng thời giải độc, phục hồi ngũ tạng, cân bằng âm dương, nâng cao sức đề kháng cho bé. Vì vậy thuốc mang lại hiệu quả bền vững, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Những bài thuốc Đông y được bào chế từ nhiều thảo dược, công dụng của các dược liệu đã được kiểm chứng qua nhiều thế kỷ, do đó đảm bảo an toàn cho bé, không gây tác dụng phụ. Tùy theo từng thể bệnh (phong hàn, phong nhiệt…) mà các lương y bốc thuốc phù hợp.
Tuy nhiên, thuốc Đông y có nhược điểm là phát huy tác dụng chậm, phải sử dụng trong thời gian dài mới đạt kết quả. Bên cạnh đó, thuốc cần phải đun sắc trước khi dùng, vị đắng nên trẻ khó uống.
Thuốc Đông y gồm thuốc Nam (sử dụng thảo dược trong nước) và thuốc Bắc (nguồn gốc từ Trung Quốc). Trong đó, thuốc Nam được các mẹ lựa chọn bởi phù hợp với cơ địa trẻ em Việt.
Một trong số những bài thuốc Nam chữa nổi mề đay nổi tiếng và được hàng ngàn ông bố, bà mẹ tin tưởng lựa chọn hiện nay là phương thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường.
Giúp con yêu thoát khỏi ám ảnh nổi mề đay nhờ bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh
Bài thuốc chữa nổi mề đay ở trẻ em được bào chế dựa trên công thức Vàng bí truyền của dòng họ Đỗ Minh, được lưu truyền và phát triển qua hơn 150 năm. Hiện nay, bài thuốc đang được giữ gìn bởi lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân đời thứ 5.
Bài thuốc bao gồm 3 phương thuốc nhỏ, giúp việc điều trị nhanh chóng và toàn diện:
- Thuốc đặc trị: Tiêu viêm sưng, đào thải độc tố, giảm triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy, tăng cường sức khỏe.
- Thuốc bổ gan giải độc: Thanh nhiệt, mát gan, tăng cường chức năng gan.
- Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Sinh huyết, tăng cường chức năng thận, nâng cao hệ miễn dịch cho bé.
Thành phần: Bài thuốc bào chế từ 20 – 30 vị thảo dược tự nhiên như kim ngân cành, diệp hạ châu, hạ khô thảo, bồ công anh, sài đất, tơ hồng xanh, hoàng kỳ, hạnh phúc…
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương nhận định: “Trong số những bài thuốc chữa nổi mề đay ở trẻ em tôi từng biết, thì phương thuốc của Đỗ Minh Đường là tốt và hiệu quả hơn cả. Nhờ kết hợp nhuần nhuyễn các bài thuốc nhỏ với cơ chế tác động sâu, phương thuốc vừa loại bỏ bệnh từ gốc, vừa tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, các dược liệu trong bài thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, xuất xứ rõ ràng, vì vậy đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, đây cũng là điểm đáng ghi nhận của bài thuốc giữa tình hình thị trường dược liệu giả, dược liệu bẩn như hiện nay.”
Bài thuốc chữa nổi mề đay của Đỗ Minh Đường là lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ bởi vì những lý do sau:
- Bài thuốc được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, không chứa chất bảo quản, không lẫn tân dược.
- Thuốc lành tính, ít gây tác dụng phụ, an toàn cho trẻ nhỏ, kể cả phụ nữ đang mang thai và sau sinh.
- Điều trị nổi mề đay ở trẻ em tận gốc, hiệu quả bền vững, không tái phát.
- Thảo dược được lấy từ các vườn dược liệu sạch chuẩn hóa theo hướng hữu cơ do Đỗ Minh Đường đầu tư phát triển tại Hưng Yên, Hòa Bình và Gia Lâm (Hà Nội). Nhà thuốc không sử dụng dược liệu bẩn, dược liệu không rõ nguồn gốc.
- Các thảo dược được lựa chọn kỹ lưỡng, sơ chế, bào chế theo quy trình hiện đại khép kín, được kiểm định nghiêm ngặt.
- Thuốc được gia giảm liều lượng phù hợp với cơ địa, mức độ bệnh của từng bé.
Lưu ý: Cha mẹ cần sử dụng thuốc cho bé theo đúng hướng dẫn, chỉ định của lương y.
Nếu cha mẹ bận bịu công việc, không có thời gian sắc thuốc và có yêu cầu, nhà thuốc sẽ giúp sắc sẵn thành dạng cao, tiện lợi cho bé uống.
Qua hơn một thế kỷ lưu truyền, bài thuốc đã giúp hàng ngàn trẻ em hết nổi mề đay mẩn ngứa, không còn khó chịu. Phương thuốc là lựa chọn hàng đầu của các ông bố, bà mẹ hiện nay.
Hiệu quả đã được chứng minh qua khảo sát trên hàng nghìn trẻ em điều trị nổi mề đay tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường:
- Sau 30 – 60 ngày: 89% bé khỏi bệnh, hết triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay.
- Sau 90 – 120 ngày: 7% bé hết bệnh (những trường hợp này là do bé bị mề đay nặng nên thời gian điều trị lâu dài hơn).
- 4% bé không khỏi hẳn bệnh mà chỉ thuyên giảm triệu chứng do cha mẹ không sử dụng đúng chỉ dẫn, hoặc tự ý ngưng thuốc.
Nhờ những thành quả đạt được và sự cống hiến không ngừng nghỉ cho nền y học nước nhà, Đỗ Minh Đường đã nhận cúp Vàng giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – nhãn hiệu ưa dùng – dịch vụ hoàn hảo năm 2017”. Nhà thuốc cũng là đơn vị phối hợp cùng VTV2 – khỏe thật đơn giản và VTC2 – Góc nhìn người tiêu dùng để phổ biến cách chữa bệnh đến mọi người.
[Bệnh Mề Đay Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Bằng Thuốc Nam Đỗ Minh Đường]
Nổi mề đay không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan, coi thường. Nếu thấy bé gặp các triệu chứng như trong bài viết nêu ra, cần đưa trẻ đi khám để biết được nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ và chữa trị càng sớm càng tốt.
Nếu phụ huynh muốn được chuyên gia da liễu tư vấn trực tiếp và miễn phí, vui lòng liên hệ theo hotline: 0246253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 – 028 3899 1677 (Hồ Chí Minh).
Đừng Bỏ Lỡ:
>>> TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
>> [Đã Kiểm Chứng] Bác sĩ chữa mề đay khi mang thai “mát tay” Hà Nội và Hồ Chí Minh