Cây Mạch Môn: cách sơ chế, công dụng chữa bệnh và cách dùng
Cây mạch môn là vị thuốc thông dụng được dùng để trị ho, long đàm, bồi bổ cơ thể. Dưới đây là bài thuốc, liều lượng dùng cần lưu ý.
Nếu bạn có đam mê và thường xuyên tìm hiểu về các loại thảo dược tự nhiên thì chắc hẳn không mấy xa lạ cây Mạch Môn. Rất nhiều bài thuốc Đông y hữu hiệu được ông bà ta sử dụng Mạch Môn làm một trong các vị thuốc. Cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu y khoa hiện đại cũng đã phân tích, chứng minh được dược tính của Mạch Môn. Bạn đang nghi ngờ về công dụng của Mạch Môn trong điều trị bệnh lý. Xem ngay bài viết sau đây để bỏ túi thông tin từ A đến Z về dược liệu quý hiếm này nhé!
Thông tin cơ bản về cây Mạch Môn
Mạch Môn là một loài thảo dược quý hiếm được các bậc lương y từ xa xưa tận dụng để đưa vào các bài thuốc chữa bệnh. Ngoài tên gọi Mạch Môn, dược liệu này còn được biết đến với những cái tên dân dã như: Lan Tiên, Tóc Tiên, Cỏ Lan hay Mạch Môn Đông. Bạn có thể “nhận diện” loại dược liệu này qua những đặc điểm sau đây:
- Phần thân thảo của cây Mạch Môn phát triển trưởng thành với chiều cao từ 10 đến 40cm. Cây mọc rất xanh tốt và sống được lâu năm.
- Lá cây Mạch Môn có màu xanh đậm, dài và thẳng. Bề ngang lá hẹp và nối liền với gốc cây bằng một cuống lá có bẹ. Lá cây dài từ 20 đến 40cm và tập trung lại ở gốc cây. Phần mép lá thường có răng cưa.
- Rễ Mạch Môn phát triển ở dạng rễ chùm.
- Hoa Mạch Môn mọc thành từng cành tương tự như loài hoa lan. Điểm đặc biệt là hoa biến đổi màu sắc từ trắng sang tím nhạt sau một thời gian cây ra hoa.
- Quả Mạch Môn màu xanh lam rất bắt mắt. Đường kính của quả dao động từ 5 đến 6mm. Mỗi quả có khoảng 1,2 hạt.
- Củ Mạch Môn: Phần rễ chùm của thảo dược phát triển thành củ dẹt về phía hai đầu và mập mạp phần thân. Củ Mạch Môn được bao bọc bởi lớp vỏ có màu trắng ngà.
Khu vực phân bố dược liệu Mạch Môn
Cây Mạch Môn được du nhập từ Nhật Bản. Cho đến ngày nay, loài thảo dược quý này được tìm thấy ở nhiều nơi trong tự nhiên. Một số khu vực trồng Mạch Môn để làm dược liệu. Mạch Môn rất thích hợp phát triển ở khí hậu rừng núi phía Bắc như Hòa Bình, Hà Nam, Hưng Yên hay Bắc Giang…
Cách thu hái và sơ chế cây Mạch Môn
Mùa thu hái Mạch Môn tầm khoảng tháng 7, tháng 8. Cây được trồng trên 2 năm được thu hoạch, lấy những củ đã già và cắt bỏ phần rễ chùm. Củ Mạch Môn được lấy về rửa sạch sẽ có màu vàng trắng, vân dọc. Khi cắt ngang củ, Mạch Môn có màu trắng, phần thịt tương tự chất sáp mịn. Giữa củ có lõi cứng và có thể tách riêng. Dược liệu nếm có vị ngọt, khi nhai hơi dính răng. Về cách sơ chế, cây Mạch Môn phổ biến như sau:
- Tán bột: Củ Mạch Môn được thu hoạch rồi rửa sạch để ráo. Sau đó, dược liệu được tẩm nước nóng cho mềm ra, tách bỏ phần lõi cứng. Mạch Môn được cho vào chảo nóng sao đến khi khô và tán thành bột mịn.
- Chu Mạch Môn: Củ cây Mạch Môn được bỏ vào chậu nhỏ, phun nước cho củ mềm ra. Lấy bột mịn Chu Sa trộn để bột phủ đều bề mặt củ dược liệu rồi lấy ra phơi khô.
- Phơi khô: Củ Mạch Môn được sơ chế, rửa sạch để ráo và bổ làm đôi. Dùng nhíp rút bỏ phần lõi cứng bên trong củ. Đem củ Mạch Môn phơi dưới bóng cây khô thoáng đến khi khô là có thể dùng.
Thành phần hóa học có trong cây Mạch Môn
Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện ra cây Mạch Môn rất giàu các hoạt chất quý có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh. Các chất đó bao gồm: Saponin steroid; Polysacarit; Saccharose; Homoisoflavonoid Glucofructan; B – sitosterol; D – Glucoside; Stigmasterol… Ngoài ra, Mạch Môn còn chứa hàm lượng đường Glucose, Fructose, Vitamin dồi dào cung cấp cho cơ thể thêm khỏe mạnh.
Công dụng của cây Mạch Môn đối với sức khỏe con người
Nhiều cuộc nghiên cứu về tác dụng của cây Mạch Môn đã được triển khai và thu được kết quả ngoài mong đợi. Trong đó bao gồm các nghiên cứu Đông y và cả y học hiện đại.
Theo nghiên cứu y học hiện đại
Mạch Môn là dược liệu vàng cho tim mạch. Các chất Saponin steroid, Homoisoflavonoid hay Polysacarit đều là những hoạt chất chống viêm, ngăn oxy hóa hiệu quả. Kháng sinh tự nhiên do cây Mạch Môn cung cấp kiểm soát hoạt động của enzyme. Qua đó, Mạch Môn có khả năng chống oxy hóa cơ tim. Nghiên cứu đã cho thấy Mạch Môn điều trị hiệu quả bệnh tim mạch mãn tính.
Mạch Môn ức chế vi khuẩn gây hại tại đường tiêu hóa. Các loại vi khuẩn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày bị dược tính của Mạch Môn ức chế, tiêu diệt và đào thải ra khỏi cơ thể.
Dược liệu Mạch Môn điều hòa đường huyết hiệu quả. Nhiều thí nghiệm trên loài thỏ cho thấy khi tiêm vào cơ thể loài động vật này một lượng dịch chiết từ cây Mạch Môn thì đường huyết có xu hướng tăng. Vì thế, Mạch Môn được sử dụng nhiều để điều trị bệnh lý huyết áp thấp, tụt huyết áp.
Kích thích điều hòa nội tiết cơ thể bằng cây Mạch Môn cũng được thí nghiệm trên loài thỏ. Khi cho thỏ uống nước hoặc chích dịch chiết Mạch Môn vào cơ thể thỏ thì lượng Glycogen tăng mạnh.
Tính năng kháng khuẩn của Mạch Môn đã được khẳng định bởi dược liệu có chứa nhiều hoạt chất tương tự kháng sinh tự nhiên. Bột mịn Mạch Môn ức chế được hoạt động của vi khuẩn E.coli hoặc Staphylococcus albus.
Theo nghiên cứu của Đông y cổ truyền
Theo Đông y cổ truyền, Mạch Môn là thảo dược quý có vị ngọt, một chút đắng và có tính mát. Vì thế, Mạch Môn được trưng dụng trong nhiều bài thuốc bổ phế, vị, dưỡng âm, nhuận phế. Khi cơ thể bị ho, viêm phổi, mất nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu Đông y còn cho biết Mạch Môn rất tốt cho các cơ quan nội tạng. Dùng Mạch Môn rất hiệu quả cho việc tinh khí, bồi bổ cơ thể, chống suy nhược và cải thiện tinh thần, giấc ngủ.
Đối tượng nên và không nên sử dụng cây Mạch Môn
Cây Mạch Môn từ xa xưa đã được dùng làm thuốc cho nhiều đối tượng bệnh. Dưới đây là các trường hợp nên sử dụng cây Mạch Môn cải thiện sức khỏe:
- Người bệnh mắc chứng ho, suyễn, viêm phế quản, gầy đoán khí, khí kết ngực hay bụng.
- Người bị mất nước, khát nước, khô miệng.
- Người bệnh lao phổi kèm theo ho khan, ho đờm kéo dài.
- Người bệnh gặp chứng chảy máu cam, chảy máu răng nướu, thổ huyết.
- Người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón.
Dù là thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính nhưng không phải đối tượng nào Mạch Môn cũng mang lại tác dụng tốt. Nếu là một trong những trường hợp dưới đây thì bạn không nên dùng Mạch Môn trị bệnh:
- Người bị tiêu chảy có thể nghiêm trọng hơn khi dùng Mạch Môn.
- Không dùng cho người bị tỳ vị hư hàn.
- Không dùng cho người có biểu hiện nóng trong.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Mạch Môn
Nhờ dược tính quý giá, dược liệu cây Mạch Môn được các vị lương y từ xa xưa đã mang vào nhiều bài thuốc lưu truyền cho tới ngày nay. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc tốt từ Mạch Môn để áp dụng an toàn và hiệu quả:
Bài thuốc chữa thổ huyết, chảy máu cam
Người bệnh dùng 480g Mạch Môn tươi rửa sạch để ráo. Sau đó, bạn đem dược liệu này nghiền nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Người bệnh thổ huyết, chảy máu cam chỉ cần cho thêm 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất rồi chia làm 2 phần để uống 2 bữa.
Bài thuốc chữa trị chảy máu chân răng
Mạch Môn khô được sắc nước uống mỗi ngày sẽ giúp bạn trị dứt tình trạng chảy máu chân răng. Bạn sẽ không còn đau nhức nướu, mất máu và ăn không ngon vì chứng bệnh này.
Bài thuốc chữa viêm họng, nhiệt miệng
Dược liệu cần chuẩn bị gồm Mạch Môn 40g, Hoàng Liên 20g. Người bệnh dùng hai nguyên liệu này tán thành bột mịn rồi thêm 1 thìa mật ong để hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Vo viên hỗn hợp thuốc này để ráo rồi cho vào lọ bảo quản. Mỗi lần dùng thuốc, người bệnh dùng 20 viên uống với nước ấm hoặc trà sắc Mạch Môn.
Bài thuốc trị suy tim
Mạch Môn là dược liệu rất tốt cho hệ tim mạch. Bệnh nhân mắc bệnh tim, đổ mồ hôi nhiều, loạn mạch, huyết áp tụt thấp áp dụng bài thuốc từ cây Mạch Môn sẽ bổ khí âm. Nguyên liệu bài thuốc gồm 16g Mạch Môn, Nhân Sâm 8g, Ngũ Vị Tử 6g đem sắc uống ngày 3 bữa sẽ giúp các triệu chứng bệnh tim thuyên giảm.
Ngoài ra, cây Mạch Môn cũng được áp dụng là bài thuốc trị bệnh mạch vành hữu hiệu. Người bệnh chỉ cần sắc củ Mạch Môn Khô để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10ml kéo dài 6 – 18 tháng sẽ đạt hiệu quả.
Bài thuốc thanh lọc cơ thể, chữa táo bón
Bạn có thể tự chữa táo bón ngay tại nhà bằng các dược liệu dễ tìm: Mạch Môn 20g, Huyền Sâm 12g, Sinh Địa 20g. Người bệnh đem dược liệu đi sắc để lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày sẽ dễ dàng hơn mỗi lần đi vệ sinh.
Bài thuốc hạ sốt
Khi cơ thể sốt cao, Mạch Môn có tác dụng hạ sốt rất linh nghiệm. Bài thuốc hạ số từ cây Mạch Môn cần chuẩn bị: Mạch Môn 12g, Phụ Tử Chế 4g, Ngũ Vị Tử 32g, Thục Địa 32g, Nhân Sâm 12g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang chia làm 3 lần trước khi ăn nửa tiếng, cơn sốt sẽ nhanh chóng dịu đi.
Bài thuốc chữa tắc tia sữa
Tắc tia sữa nếu kéo dài có thể khiến mẹ bị áp xe vú và để lại ảnh hưởng nghiêm trọng. Để trị dứt tình trạng nhanh chóng, mẹ có thể lấy Mạch Môn khô tán thành bột mịn để uống ngày 2 – 3 lần sẽ sớm thông sữa.
Một số điều cần lưu ý khi dùng cây Mạch Môn chữa bệnh
Mạch Môn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Cân nhắc những trường hợp không nên dùng Mạch Môn để tránh tác dụng phụ.
- Cần duy trì bài thuốc từ Mạch Môn trong thời gian dài. Bởi các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm.
- Cơ địa của mỗi người không giống nhau nên hiệu quả thuốc cũng khác nhau.
- Người bệnh cần ngưng sử dụng Mạch Môn khi xuất hiện tác dụng phụ, dị ứng và đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Những thông tin hữu ích về cây Mạch Môn trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức y khoa tuyệt vời. Dược liệu Mạch Môn có hiệu quả tuyệt vời đối với nhiều bệnh lý. Bạn đọc có thể áp dụng các bài thuốc được mách bảo để trị bệnh an toàn, hiệu quả ngay tại nhà.