Cây Mã Đề: Công dụng chữa bệnh và cách dùng
Cây Mã Đề một loại thảo dược không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam đặc biệt là tại các vùng quê. Cây Mã Đề mọc dại, không mất nhiều thời gian chăm sóc, có thể sử dụng làm dược liệu và thức ăn. Vậy loại cây này có đặc điểm gì? Xuất xứ từ đâu? Hãy cùng bài viết khám phá mọi thông tin về Mã Đề: công dụng chữa bệnh và hướng dẫn sử dụng ngay sau đây.
Thông tin về cây Mã Đề
Cây Mã Đề có tên gọi tiếng Anh là Plantago major L, thuộc họ cây Plantaginaceae. Ngoài ra loại thảo dược này còn có nhiều tên gọi trong dân gian khác như: Xa Tiên, Mã Đề thảo… Cây được con người tin dùng trong cuộc sống hàng ngày nhờ công dụng hữu ích cho sức khỏe.
Nguồn gốc, phân bố
Mã Đề được tìm thấy nhiều ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á và New Zealand. Ở nhiều quốc gia cây Mã Đề được coi như cỏ mọc hoang. Tuy nhiên tại khu vực Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thì Mã Đề được sử dụng nhiều làm thuốc và thực phẩm từ xa xưa.
Đặc điểm
Cây Mã Đề có đặc điểm rất dễ nhận diện. Bạn có thể nhận ra loại thảo dược này tại các khu vườn, đồi núi, ngoài đồng ruộng với các đặc điểm nổi bật như:
- Thân thảo, cao khoảng 20 – 30 cm. Nhiều cây mọc thành cụm với nhau.
- Lá mọc tập trung ở phần gốc với phần cuống dài. Trên lá có phiến ngân dọc, không có lông tơ.
- Học mọc giữa khe lá và thân, cánh hoa màu nâu, nhụy hoa dài và mảnh.
- Quả của Mã Đề có màu nên, vỏ đen bóng và mỗi quả thường chứa từ 8 – 20 hạt Mã Đề.
Thu hái
Cây Mã Đề có thể thu hái quanh năm, người dùng nhổ cây về phơi khô hoặc dùng khi còn tươi đều được. Hạt, thân và lá Mã Đề đều được dùng làm thuốc. Bạn nên phơi khô để bảo quản được lâu hơn và bảo quản nơi thoáng khí để tránh bị ẩm mốc.
Dược tính của cây Mã Đề
Theo Đông y thì Mã Đề có tính hàn, vị ngọt giúp giải độc, thanh nhiệt rất tốt. Thêm vào đó công dụng lợi tiểu và làm sạch nhiệt phong tại phổi vô cùng hiệu quả nên thường được áp dụng vào các bài thuốc chữa hệ bài tiết và phổi. Loại cây này đặc tính hàn vì vậy dùng để chữa huyết áp cao, nóng trong người vô cùng phù hợp.
Thành phần hóa học của cây Mã Đề
Sở dĩ Mã Đề có khả năng điều trị nhiều bệnh lý hiệu quả đó là nhờ có thành phần hoạt chất quý giá. Có thể kể đến như: Glucozit, vitamin C, vitamin K, Beta Carotene, chất nhầy, yếu tố T. Thêm vào đó trong hạt Mã Đề chứa đựng hàm lượng choline, axit plantenolic và chất nhầy.
Những hoạt chất này góp phần giúp người sử dụng có cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật đồng thời hỗ trợ làm giảm nhiều bệnh lý liên quan đến tiết niệu, huyết áp.
Glucozit
Hoạt chất đóng vai trò trong việc tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn. Giúp tim co bóp mạnh mẽ, điều hòa lượng máu đến các cơ quan, nhờ vậy bạn sẽ có một sức khỏe tốt. Thêm vào đó Glucozit còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, thức ăn được hấp thụ tốt hơn. Người sử dụng Mã Đề sẽ có cảm giác ăn uống ngon miệng.
Vitamin C
Đây là loại vitamin vô cùng thiết yếu đối với sự phát triển và hoạt động của con người. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật. Đồng thời nhờ có vitamin C làn da của bạn sẽ đẹp, mịn màng và trắng sáng hơn.
Choline
Trong Mã Đề có hàm lượng lớn chất Choline. Hoạt chất này vô cùng cần thiết cho con người dù bạn ở độ tuổi nào. Có thể kể đến:
- Duy trì hoạt động và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn và các tác nhân gây oxy hóa.
- Góp phần tăng cường chức năng của các tế bào não bộ. Nhờ vậy giúp bạn cải thiện trí nhớ, tạo hiệu quả cho công việc và việc học tập.
Vitamin K
Vitamin K là một thành phần không thể thiếu trong quá trình đông máu của cơ thể. Thiếu hụt vitamin K sẽ khiến quá trình đông máu diễn ra chậm hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Trong Mã Đề có thành phần vitamin K giúp bạn bổ sung dinh dưỡng và ngăn ngừa các bệnh lý: xuất huyết ở trẻ sơ sinh, xơ gan mật, yếu xương, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực…
Beta Carotene
Hoạt chất này giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào gây ra bệnh ung thư. Đồng thời sử dụng Mã Đề còn giúp bạn bổ sung lượng Beta Carotene thiếu hụt trong cơ thể giúp tăng cường thị lực, mắt sáng và xương chắc khỏe.
Công dụng của cây Mã Đề với sức khỏe con người
Cây Mã Đề không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp con người đẩy lùi các bệnh lý nguy hiểm. Bài viết xin điểm danh một số công dụng chính đối với sức khỏe của Mã Đề ngay sau đây:
- Mã Đề hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu và thận. Có thể nhắc đến như: viêm cầu thận mãn tính, viêm cầu thận cấp tính, viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bí tiện, tiểu ra máu…
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, chữa bệnh kiết lỵ. Đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
- Mã Đề hỗ trợ điều trị bệnh gan, mật hiệu quả. Dược liệu này có vị ngọt tính hàn vì vậy thanh nhiệt giải độc gan rất tốt. Cơ thể được đào thải độc tố sẽ giúp ăn uống ngon miệng, tinh thần thoải mái.
- Mã Đề hỗ trợ điều trị các chứng ho như: hoa gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi dứt điểm.
- Hỗ trợ điều trị bệnh chảy máu cam. Cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể, ngăn ngừa vỡ thành mạch trong mũi gây chảy máu cam.
- Mã Đề giúp điều trị sốt xuất huyết.
- Giúp điều trị bệnh cao huyết áp, tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn.
Các bài thuốc từ cây Mã Đề
Từ xa xưa cây Mã Đề được được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Đông Y. Để tiện cho bạn đọc theo dõi, bài viết sẽ tổng hợp các bài thuốc quý chữa bệnh từ Mã Đề dưới đây. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Bài thuốc chữa bệnh thận và tiết niệu từ cây Mã Đề
Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thận và đường tiết niệu có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ cây Mã Đề. Lưu ý tuân thủ đúng liều lượng đã quy định trong các bài thuốc.
Trị viêm cầu thận cấp tính
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Mã Đề: 16g.
- Ma Hoàng: 12g.
- Thạch cao: 20g.
- Mộc Thông 8g.
- Bạch Truật: 12g.
- Gừng: 6g.
- Đại Ráo: 12g.
- Quế Chi: 6g .
- Cam Thảo: 6g.
Cách chế biến:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó đem sắc trong nồi sức hoặc nồi đất. Đun nhỏ lửa cho đến khi sủi. Mỗi ngày uống một tháng.
- Nên dùng từ 2 – 3 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt. Cân nhắc sử dụng nếu bạn mẫn cảm với các thành phần thảo dược trên.
Trị viêm cầu thận mãn tính
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Mã Đề: 16g.
- Phục Linh: 12g.
- Hoàng Bá: 12g.
- rễ cỏ tranh: 12g.
- Hoàng Liên 12g.
- Mộc Thông: 8g.
- Trư Linh: 8g.
- Bán Hạ Chế: 8g.
- Hoạt Thạch: 8g.
Chế biến:
- Đem sắc chung tất cả thảo dược với lượng nước vừa đủ.
- Đun lửa nhỏ đến khi nước sôi là được. Bạn có thể uống nóng hoặc bảo quản trong tủ lạnh. Ngày uống 1 thang.
Trị viêm bàng quang với Mã Đề
Viêm bàng quang là căn bệnh không hiếm gặp ở bất kỳ giới tính nào. Thông thường người lớn sẽ dễ bị viêm bàng quang hơn trẻ em. Để điều trị viêm bàng quang bạn có thể chuẩn bị bài thuốc với cây Mã Đê.
Nguyên liệu:
- Mã Đề: 16g.
- Hoàng Liên: 12g.
- Phục Linh: 12g.
- Hoàng Bá: 12g.
- Trư Linh: 8g.
- Rễ cỏ tranh: 12g.
- Mộc Thông: 8g.
- Bán hạ Chế: 8g.
- Hoạt Thạch: 8g.
Chế biến:
- Rửa sạch và cho tất cả các dược liệu vào nồi nước. Đun đến khi nước sôi thì bắc ra. Để thuốc nguội là có thể uống ngay.
- Ngày uống 1 thang có thể chia ra làm nhiều lần.
Trị sỏi bàng quang với Mã Đề
Nguyên liệu:
- Mã Đề: 30g.
- Diếp Cá: 30g.
- Kim Tiền Thảo: 30g.
Chế biến:
- Cân đo đủ liều lượng các dược liệu sau đó mỗi ngày đem sắc 1 thang. Thuốc chia ra uống 2 lần/ ngày. Bạn nên uống nóng là tốt nhất.
- Dùng bài thuốc trị sỏi bàng quang liên tục trong 4 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Trị bệnh tiểu ra máu với Mã Đề
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Mã Đề: 12g.
- Ích Mẫu: 12g.
Chế biến:
- Đem 2 thảo dược giá nát sau đó vắt lấy nước. Dùng rây lọc qua hỗn hợp nước này.
- Ngày uống 1 lần liên tục trong 3 – 4 ngày để trị tiểu ra máu.
Trị bệnh tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già
Nguyên liệu:
- Hạt Mã Đề: 12g.
- Hạt Kê: 50g.
Chế biến:
- Giã nát hạt cây Mã Đề sau đó dùng khăn sạch bọc lại. Tiếp đến cho vào nồi đất sắc với 2 bát nước. Khi nước sôi tắt bếp, lọc bỏ hạt Mã Đề.
- Dùng nước này để nấu cháo hạt Kê. Ngày ăn 2 lần giúp người già cải thiện chứng tiểu ra máu và suy giảm thị lực.
Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa với cây Mã Đề
Các bệnh về tiêu hóa khiến bạn ăn không ngon, gầy gò, suy nhược cơ thể. Các bài thuốc chữa bệnh tiêu hoá từ cây Mã Đề sau đây có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả, không tốn kém nhiều chi phí:
Bài thuốc chữa tiêu chảy
Nguyên liệu:
- 1- 2 năm lá Mã Đề tươi.
- 1 năm rau Má.
- 1 năm cây Nhọ Nồi.
Chế biến:
- Rửa sạch các dược liệu. Đem sắc lấy nước uống. Ngày uống 1 tháng có thể chia ra thành nhiều lần trong ngày.
- Uống liên tục 1- 2 ngày để điều trị tiêu chảy.
Bài thuốc trị tiêu chảy mãn tính
Nguyên liệu:
- Hạt cây Mã Đề: 8g.
- Rau Má, Đẳng Sâm, Cát Căn, Cam Thảo dây: 12g.
- Cúc hoa: 8g.
Chế biến:
- Đem rửa sạch tất cả dược liệu. Sắc chung với 2 – 3 bát nước. Ngày uống một thang.
- Uống trong 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh lỵ
Nguyên liệu: Mã Đề: 12g.
- Dây Mơ lông: 12g.
- Cỏ Seo Gà: 12g.
Chế biến:
- Đem sắc lấy nước. Ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
- Duy trì uống bài thuốc để có kết quả điều trị bệnh như mong muốn.
Bài thuốc chữa bệnh phổi
Ho dai dẳng, ho lâu ngày, ho theo mùa khiến bạn khó chịu và mất tự tin tại nơi làm việc, học tập. Theo Đông Y cây Mã Đề có công dụng chữa ho hiệu quả nhanh chóng và rất lành tính. Một số bài thuốc từ cây Mã Đề bài viết muốn giới thiệu như:
Bài thuốc trị ho
Nguyên liệu cho bài thuốc trị ho bao gồm: Mã Đề 10g, Cam Thảo 2g và Cát Cánh 2g. Các thảo dược được sơ chế sạch sau đó đêm sắc lên. Mỗi ngày dùng 1 thang sẽ giúp bạn khỏi ho nhanh chóng mà không cần dùng đến vị thuốc kháng sinh gây hại cho cơ thể.
Bài thuốc chữa viêm phế quản với Mã Đề
Sử dụng hạt Mã Đề có công dụng chữa viêm phế quản hiệu quả với liều lượng 6 – 12g. Đem sắc lên uống thay trà mỗi ngày. Có thể kết hợp sắc cùng thân cây Mã Đề để đem lại hiệu quả tốt hơn.
Bài thuốc chữa bệnh gan với Mã Đề
Mã Đề thuộc tính mát nên có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Do vậy thảo dược này được dùng rất phổ biến trong các bài thuốc điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa và bệnh gan siêu vi trùng. Liều lượng và cách chế biến các bài thuốc cụ thể như sau:
Bài thuốc chữa nóng gan, nổi mụn
Nguyên liệu:
- Mã Đề tươi: 1 nắm.
- Gan Lợn: 100g.
Cách chế biến
- Đem sơ chế sạch gan lợn và cây Mã Đề sau đó thái nhỏ.
- Bạn có thể xào 2 nguyên liệu này với nhau hoặc nấu canh tùy theo khẩu vị.
- Nên dùng liên tục từ 4 – 5 ngày để thấy hiệu quả liên tục.
- Thêm vào đó có thể lấy lá Mã Đề tươi giã nát sau đó bôi vào vùng da bị mụn.
Bài thuốc chữa bệnh gan siêu vi trùng
Nguyên liệu:
- Mã Đề: 20g.
- Nhân Trần: 40g.
- Lá Mơ: 20g.
- Chi tử: 20g.
Chế biến:
- Sơ chế các dược liệu sạch sau đó để ráo nước.
- Thái nhỏ thảo dược sau đó đem sấy khô để dễ bảo quản.
- Mỗi lần uống thì chết biến như pha trà. Nên uống 100 – 150ml mỗi ngày để điều trị bệnh.
Bài thuốc trị chảy máu cam với Mã Đề
Dùng Mã Đề tươi rửa sạch bụi đất sau đó đem giã nát. Lấy nước cốt uống mỗi ngày. Còn bã cây Mã Đề thì đem đắp lên trán, thực hiện vào ngày bệnh chảy máu cam sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc chữa cao huyết áp với cây Mã Đề
Nguyên liệu:
- Mã Đề tươi: 30g.
- Hạ Khô thảo: 20g.
- Ích Mẫu Thảo: 12g.
- Hạt Mồng: 12g.
Chế biến:
- Đem tất cả nguyên liệu cho vào nồi đất, nồi sứ sắc lên cùng với 3 bát nước.
- Uống mỗi ngày 1 thang để duy trì huyết áp ổn định. Thuốc sắc nên uống hết trong ngày để đảm bảo dưỡng chất không bị biến đổi.
Bài thuốc trị rụng tóc với Mã Đề
Rụng tóc là nỗi lo lắng của nhiều người. Rụng tóc gây mất thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống. Nếu như các loại thuốc rụng tóc không đem lại hiệu quả như mong muốn thì bạn có thể cân nhắc sử dụng bài thuốc với cây Mã Đề tự nhiên như sau:
- Mã Đề tươi đem rửa sạch bùn đất.
- Phơi khô và đốt thành than.
- Trộn với dấm sau đó ngâm hỗn hợp này 1 tuần.
- Bôi lên vùng da đầu bị rụng tóc mỗi ngày để ngăn rụng tóc.
Cây Mã Đề có tác dụng phụ không?
Mã Đề là cây thảo dược dân gian rất được tin dùng nhờ lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Mã Đề lành tính ít gây ra các tác dụng phụ tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng cách để không tạo ra acsc tác dụng phụ không mong muốn.
Như chúng ta đã biết cây Mã Đề có khả năng lợi tiểu giúp điều trị nhiều bệnh lý về đường tiết niệu. Tuy nhiên dùng thảo dược này trong thời gian dài sẽ khiến bạn có nguy cơ mất nước nghiêm trọng vì đi tiểu nhiều lần.
Ngoài ra để phòng tránh các tác dụng không mong muốn thì người mẫn cảm với thành phần của Mã Đề cũng không nên sử dụng. Nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây Mã Đề để điều trị bệnh.
Lưu ý khi sử dụng Mã Đề
Một số lưu ý giúp bạn sử dụng cây Mã Đề an toàn, hiệu quả:
- Dùng đúng liều lượng, thời gian bác sĩ quy định.
- Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng Mã Đề.
- Người bị thận yếu, suy thận không nên sử dụng thảo dược này.
- Hạn chế sử dụng Mã Đề vào buổi tối để tránh đi tiểu nhiều lần.
- Chỉ dùng tối đa 150ml Mã Đề mỗi ngày tương đương với 1 – 2 ly.
- Trong thời gian uống Mã Đề nên cân đối chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh xa các chất kích thích, có cồn như rượu bia, thuốc lá, cafe và các gia vị nóng…
- Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng các bài thuốc có chứa Mã Đề để điều trị bệnh.
- Nên dùng ấm sắc, ấm đất để sắc Mã Đề là tốt nhất. Dùng ấm điện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và sức khỏe con người.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Mã Đề: công dụng, các bài thuốc cũng như liều dùng để điều trị một số bệnh lý. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích cho bạn đọc.