Công dụng chữa bệnh của BẠC HÀ, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Bạc hà được dùng để chế biến đồ ăn, đồ uống. Bên cạnh đó, đây còn là loại thảo dược, được dùng để chữa nhiều bệnh. 

Hiện nay có nhiều loại cây giống với Bạc hà khiến người ta lầm tưởng. Vậy thực chất đặc điểm của loại thảo dược này như thế nào? Dược tính, công dụng chữa bệnh và cách dùng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết về chúng trong bài viết sau.

Đặc điểm, phân loại của cây Bạc hà

cây bạc hà
Hình ảnh của thảo dược khi còn tươi

Có rất nhiều loại cây có hình dáng gần tương tự Bạc hà, do đó gây ra khá nhiều sự nhầm lẫn. Để tìm được thảo dược chính tông, hãy cùng đi tìm đặc điểm của loại cây này.

Đặc điểm mô tả Bạc hà

Bạc hà có nhiều loại, đồng thời chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Các tên gọi mọi người thường dùng để gọi thay thế tên chúng là: Băng hầu úy, Bà hà, Phiên hà, Liên tiền thảo, Thạch bạc hà, Kim tiền bạc hà… Tuy vậy, cái tên Bạc hà là cái tên thông dụng nhất và giúp mọi người liên tưởng đến loại cây thảo mộc này một cách nhanh nhất.

Tên gọi khoa học của Bạc hà là Mentha Arvensis Lin. Chúng được phân loại xếp vào nhóm cây thân thảo thuộc họ Lamiaceae hay còn gọi là họ Hoa Môi.

Trung bình, thân Bà hà có chiều dài nằm trong khoảng từ 250mm đến 50mm. Một phần thân bò ngang dưới đất, phần thân gần ngọn hướng thẳng lên trên. Trong đó, thân bò dưới đất của Bạc hà mọc ra nhiều rễ nhỏ trắng giúp chúng bám chặt vào đất, hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Phần thân hướng thẳng lên trên có màu tím hoặc màu xanh lục (tùy loại), xung quanh chúng đều mang lá.

Lá bạc hà tươi có màu xanh hoặc tím nhạt (tùy loại). Nhìn tổng thể mặt trên hoặc mặt dưới thì lá của chúng mang hình bầu dục. Trong đó, viền là xung quanh có phần răng cưa phân bổ khá đều (tùy loại mà phần răng cưa này nhọn hay bầu). Lá gắn chặt vào thân cây, hầu như không nhìn thấy phần cuống lá. Hoa của Bạc hà mọc ra từ kẽ lá mang màu sắc như trắng, hồng hoặc tím hồng.

Phân loại cây Bạc hà

Hiện có rất nhiều loại Bạc hà. Tùy vào mỗi loại mà chung có sự khác nhau. Người ta phân biệt các loại Bạc hà dự vào hình dáng, màu sắc hay mùi hương. Trong đó có các loại Bạc hà như sau:

  • Bạc hà PepperMint;
bạc hà
Giống PepperMint
  • Bạc hà Chocolate Mint;
Giống Chocolate Mint
  • Bạc hà Pháp hay còn gọi là Bạc hà Âu;

  • Bạc hà Catmint;

  • Bạc hà Mentha longifolia…;

Ngoài những loại Liên tiền thảo chúng tôi kể tên ở trên, còn có rất nhiều loại khác như: Bạc hà Apple mint, Bạc hà Mentha arvensis, Bạc hà Catnip… Những giống Bà hà này phổ biến ở khắp thế giới. Tùy vào đặc điểm thời tiết và nhiệt độ môi trường mà chúng có sự phân hóa để thích ứng một cách phù hợp nhất. Đặc điểm chung của chúng là cho ra mùi hương đặc trưng. Và người Việt Nam ta gọi chung là hương Bạc hà.

Nguồn gốc, thu hái, chế biến và bảo quản Bạc hà

Để hiểu thêm về loại thảo dược có mùi hương đặc trưng này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc, cách thu hái và cách chế biến, bảo quản chúng. Các thông tin cần giải đáp như sau:

Nguồn gốc

Loài cây thân thảo này xuất xứ đầu tiên ở Châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay chúng có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Bạc hà có ở nhiều địa phương trên cả nước. Chúng mọc hoang khá nhiều ở khu vực miền núi như: Bắc Cạn, Sơn La, Lào Cai, Vĩnh Phúc…

Thu hái

Bạc hà là dạng thân thảo khá nhỏ, toàn thân cây đều chứa mùi hương và tinh chất nên khi sử dụng làm thuốc người ta hái toàn bộ bao gồm thân cây và lá. Tùy mục đích sử dụng mà bạn thu hái khi cần. Tuy nhiên, Bạc hà dùng làm dược liệu thường được thu hái vào các tháng 5, 8 và 11 trong năm. Đây là thời điểm Bạc hà vừa ra hoa.

Chế biến

Bạc hà là dược liệu có thể được dùng khi còn tươi hoặc khi đã khô. Đa phần, Bạc hà tươi thường được sử dụng trong chế biến thức ăn hoặc thức uống giúp tạo mùi trang trí. Khi dùng làm dược liệu thì đa phần Bạc hà được chế biến theo kiểu phơi khô. Cách làm như sau: Thu hái (cả thân và lá); rửa sạch; cắt khúc và phơi khô. Lưu ý, để tránh tinh dầu và mùi Bạc hà bay mất khi chế biến, người ta phơi chúng trong bóng râm.

Bảo quản

Bạc hà tươi được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, để chúng giữ được mùi hương và màu sắc tươi mới thì trước khi sử dụng người ta mới hái trên cây xuống. Đối với Bà hà khô thường được đóng gói cẩn thận và bảo quản ở những nơi thông thoáng, khô ráo.

bạc hà
Sản phẩm khô  được đóng gói kỹ, bảo quản ở những nơi khô ráo

Thành phần có trong Kim tiền thảo

Trong Bà hà (tên khác của Bạc hà) chứa nhiều thành phần quan trọng khiến chúng trở thành một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong thuốc Nam và Đông Y. Trong đó, thành phần có nhiều nhất là tinh dầu Menthol (chiếm số lượng từ 65 – 85%), bao gồm  Menthol toàn phần và Menthol đã este hóa.

Ngoài ra Menthol, Bà hà còn có các thành phần như: Camphene, Rosmarinic acid, Menthone. Đồng thời còn có Ethyl – n – Amyl Ketone, Piperitenone, Isomenthone và rất nhiều thành phần khác…

Dược lý

Không phải ngẫu nhiên mà thảo dược này trở thành dược liệu được điều chế ở nhiều bài thuốc khác nhau. Ngoài việc tạo mùi hương, bản thân Bà hà còn có nhiều dược lý có thể tác động đến cơ thể con người như sau:

  • Kháng virus: Trung Dược học chỉ ra rằng, trong Bà hà có chứa thành phần giúp ức chế virus. Những virus mà Bà hà có thể tiếp cận gây ức chế gồm có ECHO và Salmonella Typhoid.
  • Giảm đau: Trong Bà hà có chứa nhiều tinh dầu Menthol. Đặc điểm của tinh dầu này là bốc hơi nhanh, mang lại mùi thơm cùng cảm giác tê mát. Do đó chúng rất phù hợp để sử dụng trong việc làm ức chế cơn đau liên quan đến dây thần kinh.
  • Kháng khuẩn: Bạc hà dùng kháng khuẩn ở một số bệnh ngoài da. Ngoài ra, người ta cũng dùng nước Bà hà sát khuẩn cho những bệnh liên quan đến tai, mũi, họng.
  • Có thể làm ngưng hô hấp và hệ tuần hoàn: Nghiên cứu cho thấy, Bà hà có khả năng làm ức chế hô hấp. Do đó, nếu cho trẻ nhỏ hút một lượng lớn tinh dầu chiết xuất từ thảo dược này sẽ khiến chúng ngừng thở. Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng tinh dầu Bạc hà đưa vào mũi hoặc cổ họng của trẻ nhỏ cũng sẽ khiến chúng gặp trường hợp ngừng thở và ngừng tim tương tự. Do vậy, đối với các sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi bạn phải hết sức lưu ý.
  • Làm giảm co thắt và sự vận động ở ruột non nhờ vào tính chất  Menthol và Menthone.

Ngoài ra, dược lý của chúng còn tác dụng lên cơ trơn, hệ thần kinh trung ương, tủy sống và nhiệt độ của cơ thể. Có những tác động tối nhưng cũng có những tác động gây hại. Do đó, trong quá trình sử dụng bạn phải am hiểu về dược liệu. Đồng thời tùy đối tượng và bệnh trạng mà căn chỉnh liều lượng phù hợp.

Công dụng

Bạc hà là thành phần dược liệu có mặt ở nhiều sản phẩm như: Tình dầu, kem đánh răng, vị thuốc Nam và Đông Y… Bản thân chúng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Công dụng thảo dược mang lại gồm có:

  • Giúp điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: Đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng, đau bụng…
  • Điều trị chứng đau đầu;
  • Điều trị bệnh trúng gió, mất tiếng;
  • Làm giảm sốt, ngăn co giật;
  • Trị các bệnh liên quan đến phong, đờm;
  • Trị bệnh phong hàn;
  • Trị các chứng đau nhức cơ, xương;
  • Trị các chứng ho;
  • Giúp làm thông tiểu tiện
  • Có tác dụng thanh nhiệt;
  • Trị nhiều chứng bệnh ngoài da như: u nhọt, mẩn ngứa…;
  • Các tác dụng làm giảm đau…

Ngoài những công dụng chúng tôi vừa kể trên, Bạc hà còn có nhiều tác dụng khác, từ lâu đã được áp dụng trong dân gian như: trị rắn cắn, trị ong chích… Tuy nhiên, khi chúng trở thành dược liệu giúp điều trị bệnh thì có thể kết hợp với các loại thảo dược khác để công dụng điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Một số bài thuốc từ Bạc hà

Nhờ công dụng của mình, có nhiều bài thuốc điều trị bệnh liên quan đến Bạc hà. Tùy tính chất bệnh mà bài thuốc đó sử dụng nguyên liệu là Bạc hà hoặc kết hợp với nhiều dược liệu khác. Một số bài thuốc thông dụng như sau:

Bài thuốc điều trị cảm mạo

bạc hà
Tình dầu có trong Bà hà có tác dụng trị cảm mạo

Để điều trị cảm mạo người ta dùng Bạc hà kết hợp với một vài vị thuốc Đông y khác thực hiện sắc hoặc đun lấy nước cho người bệnh uống. Có hai bài thuốc trị cảm mạo từ loại cây thân thảo này như sau:

Bài 1

  • Nguyên liệu sử dụng: Bạc hà khô (6g); Hành hoa (6g); Phòng pho (4g); Bạch chỉ (4g), nước sôi.
  • Cách thực hiện: Để nguyên liệu vào rổ, đặt dưới vòi nước và xả sạch bụi bẩn rồi để ráo. Cho nguyên liệu vào dụng cụ chứa như cốc lớn hoặc tô. Đun sôi nước đổ ngập tất cả phần thuốc có trong đồ chứa, đậy nắp đợi 20 phút. Sau khi ngâm đủ thời gian, chắt lấy phần nước thuốc ra ly hoặc chén rồi để người bệnh uống khi còn nóng.

Bài 2

  • Nguyên liệu: Cương tằm (12g); Kinh giới (12g); Cam thảo (8g); Phòng phong (8g); Cát cánh (8g); Bạc hà (4g);
  • Cách thực hiện: Tất cả số nguyên liệu trên sau khi cân đúng trọng lượng đều được đem rửa sạch, để vào nổi (riêng Bạc hà sẽ cho vào sau), thêm nước và sắc trên lửa nhỏ. Cách thức sắc là đổ 3 phần nước, sắc cô đặc lại còn 1 phần để cho người bệnh uống khi còn nóng giúp giải cảm.

Bài thuốc trị ong đốt

Dùng Bạc hà điều trị ong đốt là bài thuốc xuất hiện từ lâu trong dân gian và được truyền thừa đến ngày nay. Nhờ công dụng kháng viêm tốt của Bạc hà sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau ngứa từ vết cắn và độc tố và ong để lại trên da.

  • Nguyên liệu: Lá hoặc thân bạc hà đang còn tươi.
  • Cách thực hiện: Dùng lá hoặc thân còn tươi giã nát và đắp lên phần da bị ong chích. Bài thuốc này còn có thể thực hiện đối với các vết đốt do côn trùng khác để lại.

Bài thuốc trị hôi miệng

Bạc hà có công dụng điều trị hôi miệng rất tốt nhờ các thành phần ở bên trong thảo dược này. Chính nhờ đặc điểm này mà người ta chế biến chúng thành trà hoặc điều chế thảo dược từ chúng vào các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng… Để trị hôi miệng thì làm như sau:

  • Nguyên liệu: Bà hà tươi.
  • Cách thực hiện: Luôn chuẩn bị thảo dược này còn tươi bên mình. Sau mỗi bữa ăn hãy dùng một vài lá nhai nát rồi nuốt. Sau một thời gian sử dụng, mùi hương và tinh chất the mát của chúng sẽ giúp làm giảm dần triệu chứng hôi miệng, giúp bạn tự tin hơn.

Bài thuốc hỗ trợ hệ tiêu hóa

Đối với người mắc một số các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như: Buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng… thì sử dụng thảo dược từ loại cây này sẽ giúp điều trị hiệu quả. Nguyên liệu và cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Lựa chọn phần thân cây đứng hoặc lá tươi (5g).
  • Cách thực hiện: Hái lá hoặc cắt lấy phần thân đứng của chúng, rửa sạch, để ráo, cắt khúc. Cho nguyên liệu đã sơ chế bào một chiếc lý. Đun sôi một lượng nước vừa phải, sau đó đổ 200ml vào ly chứa Bạc hà. Đợi thành phần thảo dược hòa vào nước thì lấy cho người bệnh uống. Để bệnh mau khỏi, thực hiện uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 tiếng đồng hồ.

Bài thuốc điều trị căng thẳng, trầm cảm

bạc hà
Đây là thảo dược điều trị trầm cảm khá tốt

Căng thẳng, trầm cảm là một chứng bệnh phổ biến không phân biệt nghề nghiệp. Nếu để bệnh trạng kéo dài những mối nguy hại sẽ tiềm ẩn, khôn lường. Sử dụng phương thuốc từ Bạc hà giúp bạn giảm dần các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì. Cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Sử dụng thảo dược tươi hoặc khô.
  • Cách thực hiện: Sử dụng thân hoặc lá (tươi hoặc khô đều được) pha trà uống trước khi ngủ 30 phút. Loại trà này sẽ giúp bạn nhanh đi vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc và bình ổn tâm trạng. Sử dụng một thời gian dài các giác quan của bạn sẽ được thả lỏng, thư thái.

Bài thuốc điều trị bệnh dị ứng

Bạc hà có dược tính giúp giải độc tố. Ngoài ra, chúng là một trong những thành phần giúp điều trị bệnh dị ứng rất tốt.

  • Nguyên liệu: Ngưu bàng khô (12g); Bạc hà khô (4g); Cam thảo khô (3g); Xác ve sầu (2g); nước lọc.
  • Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đều được rửa sạch, cho vào nồi (trừ Bạc hà sẽ được cho vào sau). Đổ thêm nước, sắc trên lửa nhỏ sao cho tỷ lệ nước đạt được là: Đổ 3 còn 1. Để người bệnh uống thuốc khi còn nóng ấm. Ngoài điều trị dị ứng, phương thuốc này còn giúp giải độc, rút ngắn thời gian mọc sởi và trị phát ban.

Bài thuốc trị chảy máu cam

Hiện tượng máu cam xuất hiện ở người bình thường là do nóng trong người hoặc thời tiết quá nắng nóng. Bài thuốc trị chảy máu cam được thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: Bạc hà tươi hoặc khô.
  • Cách thực hiện: Nếu sử dụng thảo dược còn tươi thì đem giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào mũi. Nếu sử dụng thảo dược khô thì đổ thêm nước đun cho bạc hà ra nước và thực hiện tương tự. Lưu ý, bài thuốc này không nên sử dụng ở trẻ nhỏ.

Bài thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Các chứng bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa như: Tiêu chảy, ăn không tiêu, buồn nôn, chướng bụng… Khi làm thuốc điều trị các chứng bệnh này cần kết hợp Bạc hà với một số thành phần thảo dược khác có cùng công dụng để mang lại hiệu quả điều trị. Cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Rượu gạo (30 độ C); Bạc hà, Cam thảo, Mộc hương và Can khương.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào trong rượu và ngâm. Lưu ý, ngâm càng lâu thuốc càng ngấm. Tùy vào đối tượng sử dụng mà căn chỉnh liều lượng phù hợp. Nếu là người lớn thì dùng từ 25 đến 30 giọt hòa với 10 đến 20ml nước rồi uống vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Nếu đối tượng là trẻ nhỏ từ 2 đến 12 tuổi thực hiện cách thức tương tự nhưng chỉ sử dụng 2 giọt.

Một số lưu ý khi sử dụng Bạc hà

Trong phần dược lý của loại thảo dược này chúng tôi đã nêu lên một số tác động gây thương tổn đến hệ cơ quan của cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ. Do đó, khi sử dụng đồ ăn, thức uống hoặc các thành phần thuốc, thảo dược có chứa Bạc hà, chúng ta cần hết sức lưu ý:

  • Không sử dụng Bạc hà cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi;
  • Không tự ý sử dụng một liều lượng lớn mà không có chỉ định của bác sĩ;
  • Không sử dụng Bạc hà thường xuyên trong một thời gian dài;
  • Không đun bạc hà ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài;
  • Những đối tượng có các bệnh lý như: táo bón, suy nhược, người huyết áp cao… không nên sử dụng;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng không nên sử dụng.

Chúng tôi vừa cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về thảo dược Bạc hà. Loại cây thân thảo này có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng mang lại nhiều mối hiểm họa không lường nếu chúng ta sử dụng bừa bãi. Do đó, dù bất cứ thảo dược gì, trước khi sử dụng chúng hãy tìm hiểu mọi thông tin cần thiết để sử dụng thuốc được hiệu quả hơn bạn nhé.