[Hé Lộ] Cây huyết rồng và 6 công dụng tốt cho sức khỏe
Cây huyết rồng có vị đắng, chát, hơi ngọt, có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc. Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, trị đau lưng,…
Từ xa xưa các loại thảo dược, cây thuốc quý đã được ông cha ta nghiên cứu và sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Cụ thể cây huyết rồng là gì, công dụng và bài thuốc chữa bệnh của nó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cây huyết rồng là gì? Đặc điểm của cây huyết rồng
Cây huyết rồng là dược liệu nổi tiếng trong ngành y học cổ truyền, được khai phá với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Loại dược liệu này có những đặc điểm rất riêng sử dụng để điều trị một số bệnh thường gặp ở người.
Tên gọi, phân bố
Cây huyết rồng là dược liệu thuộc loại Huyết Đằng – một loại dây leo thân gỗ có màu nâu. Huyết rồng có nhiều tên gọi khác như Hồng Đằng, Kê Huyết Đằng, Đại Huyết Đằng, cây dây máu và có tên khoa học là Sargentodoxa Cuneata. Khi cắt thân cây sẽ chảy ra lớp nhựa màu đỏ trông như màu của máu, vì vậy mà người ta gọi loại dược liệu này là huyết rồng.
Ở nước ta, cây huyết rồng thường mọc trong rừng, dọc theo các bờ suối có cát. Cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa… Có nhiều tác dụng tốt trong việc điều trị một số bệnh nên huyết rồng được áp dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền và hiện đại. Huyết rồng cũng đang được bán rộng rãi trên thị trường.
Đặc điểm
Cây huyết rồng là loại dây leo thân gỗ, có vỏ khá mịn màng màu nâu, kích thước bán kính khoảng 1- 5cm. Lá cây to, thường mọc theo cụm từ 3 – 5 lá. Huyết rồng mọc rất nhiều trong các khu rừng nên được thu hái quanh năm. Đặc điểm nổi bật nhất của loại cây này là lớp nhựa có màu đỏ như màu máu. Do đó, người dân các tỉnh miền núi thường căn cứ vào đặc điểm này để tìm kiếm cây huyết rồng.
Huyết rồng có cả vị đắng và ngọt, tính ấm nên được sử dụng trong các bài thuốc bổ khí, lưu thông và các bệnh về xương khớp. Cây huyết rồng không mang vị đắng thuần như các loại dược liệu khác nên không quá khó uống.
Bộ phận thu hái, chế biến thành thuốc
Bộ phận chính của cây huyết rồng được sử dụng để thu hái, chế biến thành thuốc là phần thân cây hay còn được dân gian gọi là Kê Huyết Đằng. Do phần thân chứa nhiều milletol, chất nhựa, tannin, glucozit có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Các bộ phận khác của cây huyết rồng chưa được nghiên cứu có tác dụng trong y học.
Tuy nhiên, hiện tại huyết đằng chưa được nghiên cứu chính xác có mấy loại. Do đó, người khai thác thường chặt cây nếu có nhựa chảy ra màu đỏ như máu gà để xác định được cây huyết đằng.
Thành phần hóa học trong cây huyết rồng
Thành phần hóa học chính trong cây huyết rồng là milletol (trung dược học). Ngoài ra còn có glucozit, tannin và chất nhựa và nhiều thành phần khác. Đây là những chất có tác dụng tốt đối với tim mạch, hệ thần kinh, xương khớp và có tác dụng kháng viêm.
Các thành phần này chủ yếu có ở phần thân cây. Sau khi được thu hái, huyết rồng sẽ được cạo khô lớp vỏ bên ngoài, để lớp nhựa khô rồi thái mỏng. Sau đó, huyết rồng sẽ được đem thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô và được bảo quản cẩn thận. Hiện nay, huyết rồng khô đang được bán rộng rãi trên thị trường, được nhiều người sử dụng để bổ huyết, thông kinh lạc.
Cây huyết rồng có tác dụng gì trong với y học?
Cây huyết rồng được xem là vị thuốc tốt, là dược liệu trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong đó, công dụng được nhiều người biết đến nhất là bổ máu, bổ khí huyết.
Giống như tên gọi của nó, tác dụng chủ yếu của huyết rồng cũng có liên quan đến huyết (máu). Cụ thể, huyết rồng có tác dụng bổ huyết, hành huyết, trị huyết hư hay kinh nguyệt không đồng đều, tác dụng tốt cho người thường xuyên bị thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt. Ngoài ra, cây huyết rồng còn có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, điều trị đau mỏi xương khớp, viêm khớp, đau lưng, điều trị chứng ra mồ hôi tay chân…
Cụ thể, cây huyết rồng có tác dụng điều trị, chữa các bệnh:
- Kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt: do có tính ấm nên huyết rồng có tác dụng làm ấm cơ thể, đào thải hàn khí tích tụ – nguyên nhân chính khiến kinh nguyệt của chị em phụ nữ không đều. Từ đó giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt, hoa mắt, chóng mặt.
- Điều trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, tê thấp, đau lưng, đau dây thần kinh hông…
- Có tác dụng bổ khí huyết, điều trị ứ huyết, mạch xương khớp. Đặc biệt đối với người già, huyết rồng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Kháng viêm, diệt vi khuẩn, chữa phù nề, trung hòa acid trong dạ dày, nhanh lành các vết loét. Cây huyết rồng cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày.
- Điều trị các triệu chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm.
Các bài thuốc sử dụng cây huyết rồng
Cây huyết rồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, Đông y. Mỗi bài thuốc có tác dụng khác nhau sẽ sử dụng liều lượng, kết hợp với các dược liệu khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh dưới đây:
- Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt: gồm có huyết rồng, ích mẫu, ngưu tất, nghệ vàng. Bài thuốc này dành giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, làm ấm cơ thể. Người bệnh sắc thuốc uống theo liều lượng chỉ định.
- Bài thuốc điều trị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt: gồm có huyết rồng, nhân sâm, hà thủ ô đỏ, đương quy, thục địa, đan sâm. Người bệnh sắc lấy nước uống sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, bổ khí huyết, thích hợp sử dụng cho người già hoặc người mới ốm dậy.
- Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp: gồm có huyết rồng, hy thiêm, thổ phục linh, ngưu tất, sinh địa, cà gai leo, nam độc cực, cúc áo. Người dùng sắc thuốc nước uống hàng ngày dựa trên liều lượng của bác sĩ.
- Bài thuốc chữa đau lưng: gồm có huyết rồng, rễ cây trinh nữ, tỷ giải, ý dĩ, cỏ xước, quế chi, rễ cây lá lốt, thiên niên kiện, trần bì. Bài thuốc được sử dụng cho người thường xuyên bị đau lưng, khó khăn khi ngồi xuống đứng lên.
- Bài thuốc chữa đau dây thần kinh hông: gồm có huyết rồng, ngưu tất, hồng hoa, nghệ vàng, đào nhân, nhọ nồi, cam thảo. Bài thuốc này sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau nhức, khó chịu, ngăn chặn bệnh biến chứng nguy hiểm.
- Bài thuốc điều trị triệu chứng mồ hôi trộn: gồm có huyết rồng, đường quy, bạch truật, hoàng kỳ, ý dĩ nhân, tỷ giải, sa sâm, hoài sơn, hương truật, mẫu lệ, sài hồ, ô tạc cốt, lá lốt. Sử dụng bài thuốc sẽ tác động đến tuyến mồ hôi, làm giảm tiết mồ hôi tay chân. Từ đó giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp hay tiếp xúc với người khác.
Các bài thuốc trên được kết hợp huyết rồng với nhiều loại dược liệu theo khối lượng cụ thể mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt. Bạn có thể tìm mua các bài thuốc này tại các hiệu thuốc Đông y, sử dụng theo liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý kết hợp các loại dược liệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Ngoài ra, cây huyết rồng còn được sử dụng để ngâm rượu giúp điều trị đau mỏi xương khớp. Cách ngâm là ngâm 30g huyết rồng với 5 lít rượu trắng, có thể thêm đường để giảm vị đắng của huyết rồng. Sau khi ngâm khoảng 3 tuần, bạn có thể sử dụng mỗi ngày sau khi ăn giúp trị bệnh xương khớp rất hiệu quả. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất vẫn nên kết hợp huyết rồng với các loại thảo dược như trong bài thuốc trên.
Lưu ý khi sử dụng cây huyết rồng
Cây huyết rồng là dược liệu có tính ấm cao nên không thích hợp sử dụng cho người bị khí trệ hoặc khí huyết hư. Đồng thời cũng không nên sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ em và người bị huyết áp cao đặc biệt là rượu ngâm huyết rồng càng không được sử dụng. cây huyết rồng cũng có tính độc nên không được lạm dụng các bài thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, sử dụng đúng liều lượng.
Là bài thuốc nam nên người dùng phải kiên trì sử dụng đúng liều lượng trong một thời gian thì mới mang lại hiệu quả tốt. Không giống như thuốc tây có thể điều trị nhanh chóng, các bài thuốc Đông y thường tác động sâu nhưng lại đảm bảo tốt cho sức khỏe hơn. Sử dụng huyết rồng thường xuyên cũng không ảnh hưởng hay gây ra tác dụng phụ nào cho người sử dụng mà càng bổ huyết, mạch gân cốt hơn.
Mặc dù là loại dược liệu tốt cho sức khỏe con người, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh nhưng không thể sử dụng tùy tiện. Người bệnh phải sử dụng đúng bài thuốc, đúng liều lượng, đúng cách thì mới mang lại hiệu quả chữa bệnh cao. Đồng thời, bạn cũng nên hỏi ý kiến của các bác sĩ Đông y trước khi sử dụng huyết rồng, không được lạm dụng hay tự ý sử dụng.
Huyết rồng rất dễ ẩm mốc nên bản cần phải bảo quản cẩn thận, phơi hoặc sấy thật khô rồi mới đem cất. Đặc biệt là vào mùa mưa thì nên bảo quản ở trên cao, tránh nơi có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Hiện nay trên thị trường đang bán rất nhiều huyết rồng khô. Bạn nên tìm mua tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng, mức giá đúng.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng và các bài thuốc chữa bệnh của cây huyết rồng. Nếu bạn muốn sử dụng loại thảo dược này hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ để tránh trường hợp sử dụng sai cách, sai mục đích gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.