Mề đay vật lý là gì – 5+ Thông tin quan trọng người bệnh nên biết

Mề đay vật lý là gì? Người bệnh cần nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.

Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5+ thông tin về bệnh lý này. Các bạn cùng tham khảo để trang bị cho mình kiến thức bệnh để phòng bệnh tốt nhất.

Mề Đay Vật Lý Là Gì
Mề đay vật lý là gì?

Mề đay vật lý là gì?

Mề đay vật lý là một thể của bệnh mề đay mẩn ngứa. Thể bệnh này xảy ra khi cơ thể chịu tác động của các yếu tố vật lý như ánh nắng mặt trời, ma sát mạnh, nước, nhiệt độ cao,… So với mề đay do các yếu tố nội sinh (nhiễm trùng, căng thẳng, rối loạn nội tiết), mề đay vật lý thường có mức độ nhẹ và phạm vi ảnh hưởng thấp hơn.

Cơ chế hình thành thể bệnh này là do yếu tố vật lý kích thích da, từ đó giải phóng phức hợp giữa histamine và protein. Sau khi histamine được phóng thích, da sẽ có dấu hiệu nổi mề đay, sẩn ngứa kèm nóng rát, sưng viêm và ngứa ngáy.

Dấu hiệu nhận biết mề đay vật lý

Mề đay vật lý có các triệu chứng tương tự như các dạng mề đay thông thường. Tuy nhiên tổn thương da ở thể bệnh này thường có mức độ nhẹ, xuất hiện khu trú ở một số vùng da cụ thể và hiếm khi đi kèm với các triệu chứng toàn thân.

Mề Đay Vật Lý Là Gì
Mề đay vật lý đặc trưng bởi các sẩn ngứa, ban da mọc khu trú và kèm theo ngứa ngáy

Các triệu chứng điển hình của bệnh mề đay vật lý:

  • Da nổi sẩn ngứa và ban đỏ có hình dáng và kích thước không đồng đều.
  • Tổn thương da có thể bằng phẳng hoặc nổi cộm hơn so với những vùng da xung quanh.
  • Da có dấu hiệu châm chích, nóng rát và ngứa ngáy.
  • Nếu gãi vào vùng da này, sẩn ngứa có thể sưng phù lên, lan rộng và gây ngứa dữ dội.

Tổn thương do mề đay vật lý thường tập trung khu trú ở tay chân, ngực, vùng da mặt hoặc lưng. Tuy nhiên nếu liên tục gãi, cào vào da, mề đay có thể lan tỏa rộng ra toàn thân.

Nguyên nhân gây mề đay vật lý

Nguyên nhân gây bệnh là các tác nhân vật lý như nhiệt độ, ánh sáng, nước, ma sát,… Hiện nay, các bác sĩ thường đặt tên loại mề đay dựa trên nguyên nhân và yếu tố kích thích.

Các nguyên nhân gây mề đay vật lý, bao gồm:

1. Mề đay do nhiệt

Mề đay do nhiệt đề cập đến tổn thương da do yếu tố nhiệt độ, ví dụ như:

  • Mề đay do tăng thân nhiệt (Mề đay Cholinergic): Loại mề đay xảy ra do thân nhiệt tăng lên khi sinh sống trong thời tiết nóng ẩm, tập thể dục với cường độ mạnh, ăn thức ăn cay nóng,… Tổn thương da do tăng thân nhiệt thường xảy ra đột ngột nhưng có thể biến mất chỉ trong 30 – 120 phút.
  • Mề đay do thay đổi nhiệt độ đột ngột: Nhiệt độ thay đổi từ lạnh sang nóng và ngược lại khiến làn da không kịp thích ứng và có phản ứng bằng cách nổi mề đay. Loại mề đay này thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa hoặc thay đổi nơi sinh sống.
  • Mề đay do tiếp xúc nhiệt tại chỗ: Da có thể bị kích thích và nổi mề đay mẩn ngứa khi chạm trực tiếp vào vật có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Dạng mề đay này thường đi kèm với mụn nước tại vị trí tiếp xúc.

2. Mề đay vật lý do ánh nắng

Mề đay do ánh nắng thường xảy ra do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Ngoài ra da cũng có thể bị kích thích và nổi sẩn ngứa khi tiếp xúc với ánh sáng xanh và một số nguồn ánh sáng nhân tạo khác.

Mề Đay Vật Lý
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể khiến da bị kích thích và gây nổi mề đay

Mề đay do ánh nắng có thể tập trung ở những vùng da nhạy cảm hoặc có tiết diện tiếp xúc lớn như mặt, vùng da xung quanh mắt, bắp tay, vai, lưng và đùi.

3. Mề đay vật lý do nước

Mề đay do nước có thể xảy ra do một số yếu tố như:

  • Tắm nước quá nóng: Nhiệt độ cao có thể phá vỡ lớp màng lipid, khiến da khô và dễ bị kích thích. Vì vậy sau khi tắm nước nóng khoảng 10 – 15 phút, da có thể xuất hiện các vết ban kèm theo ngứa ngáy và nóng rát.
  • Tắm nước biển: Muối và khoáng chất trong nước biển có thể kích thích da, gây đỏ và nổi mề đay.
  • Dị ứng nước vô căn: Một số người có thể bị dị ứng một số nguồn nước như nước giếng, nước hồ bơi, nước biển hoặc nước ở các địa phương khác.

4. Mề đay do kích thích cơ học

Da bị nổi mề đay có thể do các kích thích cơ học như ma sát với quần áo, đồng hồ hoặc mang giày chật. Dạng mề đay này thường khởi phát chậm nhưng có mức độ nhẹ và tự biến mất mà không cần điều trị.

Mề Đay Vật Lý
Mề đay do kích thích cơ học xảy ra khi mang giày chật, mặc quần áo bó, đeo đồng hồ thường xuyên

Phân biệt mề đay vật lý với mề đay thông thường

Mề đay vật lý có mức độ nhẹ hơn so với mề đay thông thường (mề đay do nhiễm trùng, dị ứng, tác dụng phụ khi dùng thuốc, căng thẳng hoặc tự phát). Để phân biệt các thể mề đay, bạn có thể quan sát tổn thương da, biểu hiện cơ năng và các triệu chứng đi kèm.

Mề Đay Vật Lý
Mề đay thông thường gây tổn thương da trên diện rộng và có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân

Thông thường, mề đay vật lý chỉ gây tổn thương khu trú ở từng vùng da cụ thể và ít khi lan tỏa trên phạm vi rộng. Trong khi đó, mề đay thông thường gây phát ban, sẩn ngứa ở các vùng da rộng như lưng, bụng, đùi, ngực hoặc thậm chí lan tỏa toàn thân.

Ngoài ra mề đay thông thường còn đi kèm với các triệu chứng toàn thân như sốt cao, viêm kết mạc dị ứng, đau bụng, tiêu chảy, lo âu, đầy hơi, buồn nôn, ói mửa,…

Các phương pháp điều trị bệnh mề đay vật lý

Mề đay vật lý có mức độ nhẹ và hầu hết đều đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị. Một số phương pháp chữa bệnh mà bạn có thể tham khảo.

1. Loại trừ các yếu tố thuận lợi

Nổi mề đay chỉ khởi phát khi có các tác nhân kích thích. Chính vì vậy để giảm triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng, bạn nên loại trừ các yếu tố thuận lợi như:

  • Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh và một số nguồn ánh sáng nhân tạo khác.
  • Hạn chế mặc quần áo chật và có chất liệu dày cứng. Thay vào đó nên mặc các trang phục rộng rãi, thông thoáng và có chất liệu mềm.
  • Tránh tiếp xúc với các nguồn nước có khả năng dị ứng cao.
  • Nên tắm nước mát và tránh chà xát mạnh lên da khi tắm.

Với những người bị nổi mề đay nhẹ, việc loại trừ các yếu tố thuận lợi có thể giúp triệu chứng biến mất hoàn toàn mà không cần can thiệp các biện pháp y tế.

2. Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống

Trong trường hợp mề đay gây ngứa và đau rát, bạn có thể trao đổi trực tiếp với dược sĩ để được chỉ định một số loại thuốc sau đây:

Mề Đay Vật Lý
Để cải thiện triệu chứng do mề đay vật lý, bạn có thể dùng thuốc bôi làm dịu và chống ngứa da
  • Thuốc kháng histamine: Histamine là thành phần trung gian kích thích da nổi mề đay, mẩn ngứa. Do đó để làm giảm triệu chứng do bệnh mề đay vật lý, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamine như Loratadin, Chlorpheniramine, Cetirizine,…
  • Thuốc bôi giảm ngứa và làm dịu da: Ngoài ra bạn có thể dùng một số loại thuốc bôi chứa kẽm, menthol để giảm ngứa và làm dịu vùng da tổn thương.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Trong trường hợp mề đay vật lý gây sưng viêm kèm đau rát, bạn có thể dùng NSAID. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm và có độ an toàn cao hơn corticoid đường uống. Tuy nhiên, NSAID thường chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày tiến triển hoặc từng có tiền sử xuất huyết dạ dày.

3. Chăm sóc – điều trị tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể cải thiện triệu chứng cơ năng và giảm thiểu tổn thương da do mề đay vật lý bằng các biện pháp như:

Mề Đay Vật Lý
Tắm lá bạc hà, diếp cá và rau má có thể làm dịu da, giảm sưng viêm và ngứa ngáy
  • Chườm lạnh/ tắm nước mát: Mề đay xảy ra khi mao mạch ở trung bì bị giãn, gây viêm và nổi sẩn. Vì vậy bạn có thể chườm lạnh và tắm nước mát để làm co mạch máu, giảm viêm và ngứa do mề đay gây ra.
  • Dưỡng ẩm cho da: Da khô và bong tróc thường dễ bị kích ứng và kích thích triệu chứng ngứa bùng phát. Do đó khi bị nổi mề đay, bạn nên dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem hoặc dầu dưỡng dịu nhẹ.
  • Tắm thảo dược: Một số thảo dược có tác dụng giảm ngứa, tiêu sưng và giải dị ứng tự nhiên như bạc hà, nha đam, rau má, lá diếp cá,… Trong trường hợp nổi mề đay lan tỏa trên diện rộng, bạn có thể sử dụng thảo dược nấu nước tắm để cải thiện các triệu chứng.

Phòng ngừa bệnh mề đay vật lý tái phát

So với mề đay do dị ứng, mề đay vật lý có khả năng tái phát thấp hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tiếp tục duy trì các yếu tố thuận lợi có thể khiến mề đay bùng phát trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Mề Đay Vật Lý
Để hạn chế mề đay tái phát, bạn nên dùng kem chống nắng và đội mũ khi hoạt động dưới ánh nắng

Chính vì vậy bạn nên phòng ngừa bệnh tái phát bằng các biện pháp sau:

  • Loại trừ các yếu tố thuận lợi khiến mề đay bùng phát.
  • Chăm sóc da đúng cách, thường xuyên dùng kem chống nắng, mặc áo khoác và đeo khẩu trang khi hoạt động ngoài trời.
  • Nên bơi lội thay vì tập các bộ môn thể thao gây đổ nhiều mồ hôi và làm tăng thân nhiệt.
  • Tăng cường miễn dịch và nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống điều độ, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
  • Tránh đeo đồng hồ, mang giày và mặc quần áo quá chật.

Mề đay vật lý có phạm vi ảnh hưởng nhỏ, mức độ nhẹ nên thường thuyên giảm nhanh sau khi điều trị. Tuy nhiên ở những trường hợp chăm sóc không cách, da có thể bị thâm nhiễm, dày sừng và nhiễm trùng. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên tìm gặp dược sĩ để được tư vấn và đề xuất hướng điều trị.

Tham khảo thêm: Vì sao hay bị nổi mề đay khi ăn tôm cua?

Xem thêm

Điều trị nổi mề đay bằng bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Giải pháp hoàn hảo cho người bệnh

Hàng ngàn người thoát được biến chứng do mề đay gây ra nhờ bài thuốc bí truyền này!