Bé bị rôm sảy có mủ: Hướng dẫn cách xử trí hiệu quả, an toàn
Bé bị rôm sảy có mủ gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Do đó, phụ huynh cần nắm rõ cách chăm sóc và khắc phục để bệnh nhanh chóng khỏi. Vậy khi bé bị rôm sảy có mủ mẹ nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bậc phụ huynh trang bị thêm cho mình kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Bé bị rôm sảy có mủ mẹ nên làm gì?
Hầu hết trẻ bị rôm sảy là do tình trạng bít tắc lỗ chân lông trong thời gian dài. Khi thời tiết nóng bức sẽ khiến cho cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều, dễ gây ra mụn nhỏ màu hồng trên da. Với tình trạng ngứa ngáy liên tục sẽ khiến cho các bé dùng tay gãi ngứa. Điều này sẽ rất dễ gây tổn thương, trầy xước, viêm nhiễm cho trẻ. Bên cạnh đó, các bé sẽ rất dễ bị sốt cao, mưng mủ ở vị trí bị rôm sảy. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp mẹ có thể kiểm soát rôm sảy có mủ ở trẻ.
1. Không được thoa phấn rôm
Rất nhiều mẹ thương con bị ngứa ngáy, mưng mủ đã tiến hành thoa phấn rôm cho bé. Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn sai lầm. Lớp phấn được thoa trên da rất dễ gây bít lỗ chân lông, khiến làn da dễ bị bí bách và nổi nhiều rôm sảy hơn. Bên cạnh đó, nếu da bé bị trầy xước, mưng mủ thì nguy cơ viêm nhiễm, kích ứng da rất cao. Ngoài ra, bụi phấn rôm còn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
2. Không sử dụng kem bôi có chứa corticoid
Các loại kem bôi có chứa thành phần corticoid rất dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da vốn nhạy cảm của trẻ. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được sử dụng các loại kem bôi có chứa thành phần corticoid để tránh gây kích ứng, giãn tĩnh mạch, nhiễm trùng da,… Tốt nhất, mẹ nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Vệ sinh làn da sạch sẽ
Thực tế, rất nhiều người mẹ sai lầm trong việc chăm sóc làn da cho trẻ khi bị rôm sảy. Khi bé bị đổ mồ hôi nhiều nếu không tiến hành lau khô kịp thời sẽ nhanh chóng tạo điều kiện để các loại vi khuẩn nhanh chóng hoạt động mạnh, nhất là các vị trí vệ sinh không sạch sẽ như háng, nách, cổ,… Do đó, các mẹ nên vệ sinh làn da hằng ngày cho trẻ để đảm bảo da được thông thoáng, sạch sẽ.
4. Không nên dùng lá tắm cho bé
Các mẹ không được sử dụng các loại lá tắm cho trẻ như lá chè xanh, sài đất, mướp đắng,… mà không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa. Những loại lá này có thể chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, dễ dàng tấn công làn da của trẻ. Rất nhiều trường hợp cha mẹ sơ chế lá tắm không kỹ dẫn đến hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
5. Cho trẻ uống đủ nước
Hầu hết trẻ bị rôm sảy mưng mủ do tổn thương từ sâu bên trong làn da. Trẻ thường có dấu hiệu bị kiệt sức, nôn ói liên tục, nhịp tim đập nhanh. Các mẹ nên cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe cho các bé, duy trì độ ẩm cho làn da. Đồng thời, uống nước sẽ giúp làn da trước các tổn thương do bệnh rôm sảy có mủ gây ra. Một số loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
6. Bổ sung chất dinh dưỡng
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, các mẹ nên bổ sung các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bé. Đặc biệt là các loại thức ăn có chứa thành phần vitamin từ rau xanh và trái cây. Đồng thời, bạn không nên cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng, dễ gây kích ứng da và khiến bệnh rôm sảy có mủ chuyển biến nặng hơn.
7. Đưa trẻ thăm khám
Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bị rôm sảy có mủ, mẩn đỏ xuất hiện nhiều gây sưng đau, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, chữa trị sớm. Đặc biệt, những trường hợp làn da trẻ bị rỉ dịch, chảy mủ cần được bảo vệ cẩn thận hơn tránh các loại vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó, bạn nên sớm đưa trẻ khám bác sĩ khi bé có dấu hiệu bị sốt 37,5 độ C, sưng bạch huyết ở vùng cổ, nách và bẹn.
8. Không được nặn mủ trên da
Tình trạng rôm sảy có mủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của bé. Các bậc phụ huynh không nên tự ý nặn mủ trên da. Việc làm này có thể khiến cho làn da của trẻ rất dễ bị nhiễm trùng, chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công da của bé. Tốt nhất, bạn nên cắt móng tay cho trẻ để tránh bé gãi ngứa gây trầy xước da.
9. Vệ sinh phòng ở sạch sẽ
Điều này rất cần thiết cho các bé bị rôm sảy có mủ. Phòng ở của trẻ sạch sẽ tránh các loại bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương làn da. Bên cạnh đó, môi trường sống lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bé phát triển toàn diện, đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt quá trình điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ em.
10. Giặt quần áo và phơi ngoài nắng
Các mẹ nên giặt sạch sẽ quần áo cho trẻ và phơi chúng ngoài nắng. Việc làm này sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và tránh gây tổn thương cho làn da của bé. Quần áo sạch sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn các trang phục có độ thấm hút tốt để giúp da giảm ngứa ngáy, khó chịu.
Trên đây là một số thông tin giúp các mẹ biết được: Bé bị rôm sảy có mủ mẹ nên làm gì? Bệnh rôm sảy không thể tự khỏi nếu phụ huynh không tiến hành chữa trị cho trẻ kịp thời. Nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến cho bé ngứa ngáy, quấy khóc, chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Do đó, nếu con bị rôm sảy có mủ, các mẹ nên chú ý đến sức khỏe và bảo vệ làn da của bé.