Bệnh viêm da cơ địa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Bệnh lý này khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da gây đỏ và ngứa, bệnh tiến triển từng đợt và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh không nguy hiểm nhưng người bệnh tiếp tục gãi có thể khiến vùng da bị viêm lan rộng, có nguy cơ cao bị bội nhiễm vi khuẩn. Tham khảo bài viết để hiểu về bệnh viêm da cơ địa, nguyên nhân, biến chứng và phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Trong Y học hiện đại, người ta phân viêm da cơ địa vào nhóm bệnh lý mãn tính. Mặc dù tuy không quá nguy hiểm nhưng việc điều trị không triệt để có thể khiến tình trạng ngứa ngáy và khó chịu tái diễn nhiều lần. Điều trị viêm da cơ địa tuy mất nhiều thời gian nhưng người bệnh vẫn có thể phòng ngừa nguy cơ tái phát theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Viêm da cơ địa là gì, bệnh có lây không?
Bệnh viêm da cơ địa là tình trạng dị ứng ngoài da mang tính chất miễn dịch. Triệu chứng viêm da cơ địa xuất phát từ sự thiếu hụt Filaggrin, điều này làm tuyến dầu dưỡng ẩm tự nhiên bị ức chế hoạt động. Lâu dài khiến da mất đi khả năng tái tạo tế bào và đề kháng với các tác nhân gây viêm nhiễm đến từ môi trường ngoài.
Trong các nghiên cứu, viêm da cơ địa có thể biến chứng thành bệnh chàm thể tạng, eczema. Người bệnh có các biểu hiện cơ bản là sưng đỏ bề mặt ngoài da, xuất hiện các nốt mụn mủ, ngứa ngáy nghiêm trọng. Khi không được điều trị dứt điểm, các vi khuẩn gây bệnh có thể lan rộng và gây ra những cơn ngứa tái đi tái lại. Nếu bệnh chuyển biến thành mãn tính, nguy cơ bệnh nhân bị ung thư da có khả năng xảy ra.
Bệnh viêm da cơ địa không phải là bệnh lây nhiễm, người bệnh hoàn toàn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường với người bệnh. Con đường lây nhiễm duy nhất của bệnh là đường di truyền, trong gia đình có ông bà bố mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh của thể hệ con cháu rất cao.
Viêm da cơ địa xảy ra tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là vùng cổ, mặt, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân… Bệnh không giới hạn bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nguy cơ nhiễm bệnh và tiến triển nghiêm trọng nhất gồm có:
- Trẻ em: Đối tượng bệnh nhân dưới 10 tuổi chiếm tỷ lệ hơn 40% các ca mắc bệnh viêm da cơ địa. Triệu chứng viêm da cơ địa khởi phát trong khoảng 5 năm đầu đời, bệnh thường tái đi tái lại trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ.
- Người có cơ địa nhạy cảm: Đối tượng có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng, thường bị nổi mẩn ngứa vì nhiều nguyên nhân có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa. Đối với đối tượng này, bệnh viêm da cơ địa xuất hiện theo đợt, mỗi đợt bùng phát có mức độ tương đối dữ dội.
- Người làm việc ở môi trường ô nhiễm: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường tiếp xúc với môi trường và các chất độc hại cũng dễ khiến tình trạng viêm da cơ địa phát sinh.
- Người có thể trạng yếu: Chủ yếu là những bệnh nhân mắc chứng hen suyễn, bệnh viêm gan, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính,… cũng là một sối tượng nằm trong nguy cơ cao mắc bệnh viêm da cơ địa.
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da cơ địa không gây ra biến chứng quá nguy hiểm. Thông thường các biểu hiện của bệnh thường tái phát thành nhiều đợt, khi được điều trị bằng kháng sinh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nguy cơ mà bệnh nhân cần cảnh giác là tình trạng nhiễm trùng da và bội nhiễm, nhiễm trùng máu khi ngứa gãi gây chảy máu.
Cấu trúc vùng da viêm cơ địa vốn dĩ là “ổ vi khuẩn”, vì thế khi bị phá vỡ, vết nứt da sẽ nhanh chóng bị tấn công bởi chủng vi sinh vật và các loại vi khuẩn ngoại lai. Vì thế, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm da cơ địa kèm theo tình trạng sốt cao, buồn nôn, chóng mặt… đây đều là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng máu gây ra.
Trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm sau viêm da cơ địa còn được gọi là Hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum). Hội chứng có biểu hiện khá nặng nề, các triệu chứng gồm có: sốt cao và kéo dài, cơ thể mệt mỏi, người bệnh nổi mụn nước trên da, nội tạng bị nhiễm trùng,… đến giai đoạn nặng tỷ lệ tử vong là 1-9%.
Triệu chứng viêm da cơ địa có thể tái phát nhiều lần trong nhiều năm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh. Một số nghi nhận điều trị viêm da cơ địa sai phạm, sử dụng thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid khiến bệnh nhân bị viêm đỏ da toàn thân, những biểu hiện kèm theo là tình trạng sốt, rét run, ngứa ngáy toàn thân.
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm da cơ địa nằm tại vùng da xung quanh mắt có thể ảnh hưởng đến thị giác. Bệnh nhân ngứa mắt khó chịu, vùng da bị thâm sạm ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Những biến chứng khi người bệnh viêm da quanh mắt rất nguy hiểm, bao gồm viêm mí mắt và viêm kết mạc, nhiễm trùng tuyến lệ. Trường hợp này bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng.
Những nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Mặc dù viêm da cơ địa là bệnh xảy ra phổ biến, nhưng hiện nay nguyên nhân viêm da cơ địa vẫn chưa được khẳng định chính xác. Những nguyên do chính gây bệnh có thể xuất phát từ những bệnh lý ngoài da sẵn có, hoặc do ảnh hưởng từ môi trường. Các nhà khoa học đã nhận định những yếu tố có thể khiến triệu chứng viêm da cơ địa chuyển biến nặng hơn gồm có:
- Di truyền: Khi gia đình có người bị viêm da cơ địa, khả năng con cái có nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Cơ địa: Người bệnh có cơ địa nhạy cảm, thường bị dị ứng với các tác nhân môi trường như phấn hoa, chất tẩy rửa, bụi bẩn…
- Sức đề kháng kém: Người bệnh có sức đề kháng kém khó kháng lại nguyên nhân gây bệnh như các loại virus, vi khuẩn, tác động của môi trường.
- Tính chất công việc: Nguyên nhân do người bệnh thường tiếp xúc với khói bụi, hóa chất… khiến làn da bị mất cân bằng chức năng vốn có.
- Da khô bẩm sinh: Một số giả thiết cho rằng do da quá khô do rối loạn nội tiết bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da.
- Bệnh lý khác: Tình trạng viêm da cơ địa cũng có thể khởi phát sớm nếu bệnh nhân có tiền sử bị bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
Một số yếu tố nguyên nhân viêm da cơ địa khác làm khởi phát triệu chứng nặng hơn như lạm dụng tắm nước nóng, do dị ứng với xà phòng, thay đổi nhiệt độ, rối loạn hệ bài tiết mồ hôi, tiếp xúc bụi bặm, lông động vật… Một số trường hợp được ghi nhận bắt nguồn từ các loại thực phẩm dễ bị dị ứng như đậu phộng, trứng, sữa, cá hay lúa mì…
Những nguyên nhân chính xác chỉ có thể được xác định rõ sau khi người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Vì thế để phòng tránh bệnh viêm da dị ứng, tốt nhất người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích thích kể trên. Trong trường hợp viêm da sơ cấp, bệnh nhân nên tánh tuyệt đối các tác nhân kích thích để kiểm soát nguy cơ khởi phát bệnh nghiêm trọng.
Triệu chứng viêm da cơ địa dễ nhận biết
Viêm da cơ địa là một triệu chứng ngoài da, vì thế mà người bệnh khó có thể phân biệt triệu chứng viêm da cơ địa so với các bệnh da liễu khác. Biểu hiện đặc trưng của triệu chứng viêm da cơ địa là những tổn thương xuất hiện ngoài da gây mất thẩm mỹ, triệu chứng lâm sàng là ngứa và đỏ, khô da nghiêm trọng. Ngoài các triệu chứng đặc trưng, ở mỗi giai đoạn và độ tuổi người bệnh có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể gồm có:
Triệu chứng chung
Ngứa ngáy, nổi mề đay: Bệnh nhân bị ngứa và nổi mề đay do cơ thể sản sinh hoạt chất histamin gây ngứa. Đây là chất được kích hoạt kho cơ thể nhận thấy các tác nhân nội ngoại sinh xâm nhập.
Da mẩn đỏ: Những nốt ban đỏ hình tròn như đồng tiền, bong trợt xuất hiện rải rác tại các vùng da xung quanh cơ thể. Khi gãi ngứa, vùng da càng nổi nhiều mụn nước trắng rất khó chịu.
Da bị phù nề: Sau giai đoạn nổi mụn nước, bệnh nhân có thể gãy và làm vỡ mụn gây phù nề. Tình trạng sưng tạo cảm giác nóng và ngứa tại vùng viêm của bệnh nhân.
Đóng vảy tiết:Vùng da bị viêm bị chảy dịch, đóng vảy tiết vàng, có vết nứt và cơn ngứa tiếp diễn trong thời gian dài sau đó.
Các triệu chứng phụ: Người bệnh thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và sút cân nghiêm trọng.
Triệu chứng theo độ tuổi
- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh bị nổi hồng ban, có nhiều mụn nước tại vị trí 2 bên má, mũi, miệng . Vùng da bị nổi mụn đỏ ngứa, trợt da.
- Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Trẻ có triệu chứng phát ban, không sốt, có vảy phấn trắng xuất hiện quanh vùng da cổ, lưng bàn tay, lòng bàn chân, khủyu tay, vòng quanh mắt cá. Sau thời gian, các vùng da này bị khô và cứng lại.
- Đối với trẻ 10 – 15 tuổi và người lớn: Những triệu chứng viêm da cơ địa dễ nhận thấy là nổi mụn nước, các nốt ban đỏ xuất hiện chủ yếu ở mặt, cổ và các kẽ tay, kẽ chân, nách…
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa có thể không nguy hiểm cho tính mạng, nhưng triệu chứng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Vì thế khi phát hiện các triệu chứng bất thường ngoài da, bệnh nhân nên đến thăm khám chuyên khoa Da liễu sớm để được chẩn đoán và chữa bệnh chính xác. Những phương pháp điều trị viêm da cơ địa chủ yếu là điều trị bằng thuốc Tây, điều trị bằng cây thuốc dân gian.
Can thiệp không dùng thuốc
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da: Sử dụng các loại kem bôi ngoài da có tác dụng chống khô da, đồng thời làm giảm triệu chứng ngứa, nổi ban đỏ, chữa nứt nẻ và phù nề ngoài da. Mỗi ngày nên bôi kem dưỡng ẩm 2-3 lần tùy thuộc vào mức độ khô da ngoài da. Phương pháp có tác dụng với chứng viêm da giai đoạn nhẹ.
Vệ sinh ngoài da: Hàng ngày bệnh nhân nên tắm nước ấm để làm ẩm da, trong lúc tắm sử dụng tay chà nhẹ để loại bỏ các tế bào da và vảy tiết. Nên sử dụng sữa tắm có thành phần pH trung tính hoặc thấp, không dùng sữa tắm có chất tạo mùi thơm.
Băng ẩm ngoài da: Phương pháp có thể giảm nhẹ mức độ nặng của chứng viêm da và thường được chỉ định cho các đợt cấp của bệnh. Băng ẩm giúp thuốc bôi thẩm thấu nhanh vào da, giúp làm giảm mất nước, băng ẩm cũng tạo rào cản vật lý giúp người bệnh không gãi.
Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian
Việc sử dụng các loại thảo dược điều trị viêm da cơ địa đem đến tác dụng nhất định giúp cải thiện triệu chứng. Các vị thuốc chữa viêm da cơ địa theo Y học dân tộc gồm có:
Sử dụng lá khế: Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế là cách điều trị được sử dụng rộng rãi. Người bệnh sử dụng 1 nắm lá khế tươi đem đun với nước nóng, dùng nước này tắm hàng ngày. Thường xuyên thực hiện sẽ nhận thấy hiệu quả bất ngờ.
Sử dụng lá trầu không: Người bệnh dùng 1 nắm lá trầu không, đem đi rửa sạch nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Đem lá trầu không ngâm với chút muối, vò nát rồi đun sôi với 1,5 lít nước. Lấy nước lá trầu không ngâm hoặc tắm tại vùng da bị bệnh.
Sử dụng lá ổi: Sử dụng 1 nắm lá ổi, đem lá ổi đi rửa sạch và đem đi giã nát lọc lấy nước. Lấy phần nước này xoa đều tại vùng bị viêm da cơ địa. Thực hiện ngày 2 lần sẽ nhận thấy hiệu quả.
Sử dụng cây cỏ vòi voi: Sử dụng cỏ vòi voi tươi, sau khi làm sạch thân và lá vòi voi, đem cỏ vòi voi đi ngâm nước muối. Sau đó đem đi đun sôi và cho vào chút muối. Có thể dùng nước này để tắm, ngâm rửa sát khuẩn ngoài da nơi bị bệnh.
Sử dụng tỏi đen: Tỏi đen là vị thuốc có chứa thành phần hoạt chất Allicin, tác dụng của tỏi đen giúp ngăn cản sự xâm nhập và phát triển của các siêu vi khuẩn gây kích ứng. Người bệnh có thể ăn sống tỏi đen hoặc sử dụng tỏi đen nghiền chà xát lên vùng da bị tổn thương.
Sử dụng lá lốt: Có thể dùng lá lốt chữa bệnh viêm da cơ địa bằng cách giã nát lá đắp lên da, hoặc đun nước để uống hoặc tắm. Các hoạt chất kháng viêm của lá lốt sẽ cải thiện triệu chứng viêm ngứa nhanh và hiệu quả.
Sử dụng thảo dược chữa bệnh viêm da cơ địa là phương pháp điều trị tiết kiệm, cải thiện nhanh các cơn ngứa ngoài da. Tuy nhiên, điều trị bằng thảo dược không thể loại bỏ hoàn toàn căn nguyên của bệnh. Khi không kiên trì thực hiện, triệu chứng có thể tái phát nhanh, tốn thời gian, nguy cơ bội nhiễm nếu sai cách hoặc không vệ sinh.
Cách điều trị viêm da cơ địa theo Tây y
Các loại thuốc tân dược dùng điều trị viêm da cơ địa có thành phần kháng sinh cao, phương pháp không được áp dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tân dược nhằm mục đích chống khô, làm dịu da, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, chống viêm:
Thuốc Corticoid: Chỉ được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa, loại dùng chữa viêm da cho trẻ em có thành phần hydrocortison 1-2,5%. Ngoài ra có thể sử dụng kháng sinh dạng thuốc mỡ, kem chống khuẩn bôi lên vết thương hở. Trước khi bôi bệnh nhân cần sát trùng, sau đó băng gạc cẩn thận tránh bội nhiễm.
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Gồm có Tacrolimus là macrolide không có hoạt tính kháng sinh (dạng uống, tiêm tĩnh mạch và bôi tại chỗ) hoặc Pimecrolimus là dẫn xuất của ascomycin được điều chế dưới dạng kem bôi.
Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc bừa bãi, dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để tránh các phản ứng thuốc xảy ra. Khi uống thuốc không phù hợp có thể khiến bệnh tái phát, nhờn thuốc gây ra tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, Tây y còn áp dụng một số liệu pháp hiện đại trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Trong đó, quang tuyến trị liệu cũng là phương pháp cho thấy những kết quả tích cực. Trị liệu bằng ánh sáng có thể điều chỉnh các rối loạn bên ngoài và sâu bên trong cấu trúc da. Tuy nhiên, một số trường hợp bằng quan tuyến nhận thấy các dấu hiệu nguy cơ gây lão hóa da sớm và tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, điều trị viêm da cơ địa bằng ánh sáng chưa được áp dụng rộng rãi, phương pháp hiện vẫn được nghiên cứu thêm trong lĩnh vực điều trị viêm da.
Ngoài ra liệu pháp miễn dịch cũng được ứng dụng trong điều trị viêm da cơ địa nói riêng, cũng như các chứng rối loạn miễn dịch liên quan đến nội tiết. Tuy nhiên những kết quả trong điều trị lâu dài, cũng như độ an toàn của những phương pháp điều trị sinh học đề vẫn chưa có hiệu quả rõ ràng nên chỉ được chỉ định cho một số đối tượng nhất định.
Điều trị miễn dịch chủ yếu đối với những bệnh nhân viêm da cơ địa nghiêm trọng, đã qua nhiều phương pháp điều trị khác nhưng thất bại, hoặc cơ thể không tiếp nhận thuốc điều trị mới áp dụng cách điều trị này.
Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y hiệu quả cao, ngăn tái phát
Đông y quan niệm viêm da cơ địa có căn nguyên do cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt. Điều này khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém, khí huyết khó lưu thông và ngoại tà dễ dàng xâm nhập. Bên cạnh đó, chức năng tạng phủ (can, thận) suy yếu tà độc xâm nhập không được loại bỏ dẫn tới các biểu hiện ngoài da.
Vì vậy, để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả, Đông y tập trung giải quyết căn nguyên gây bệnh trước tiên. Khi căn nguyên gây bệnh được đẩy lùi, chức năng tạng phủ phục hồi thì các triệu chứng viêm da cơ địa tự khắc mà biến mất, không hoặc ít có cơ hội quay trở lại. Với nguyên tắc điều trị toàn diện và chặt chẽ, các bài thuốc thảo dược Đông y là liệu pháp hoàn chỉnh nhất cho bệnh viêm da cơ địa.
Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp Đông y toàn diện khắc chế viêm da cơ địa
Kế thừa nền tảng Y học cổ truyền, nguyên tắc trị bệnh Đông y và giá trị của hàng trăm công thức thuốc cổ phương, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hoàn thiện thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc chủ trị các chứng viêm da do cơ địa, vảy nến, tổ đỉa… Từ khi được ứng dụng vào điều trị cho đến nay, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi viêm da cơ địa, với những ưu điểm vượt trội sau:
Bài thuốc là thành quả của công trình nghiên cứu và ứng dụng thảo dược vào trị liệu và chăm sóc da. Công trình được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành, được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn. Với phạm vi điều trị rộng, Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 giới thiệu là liệu pháp hoàn chỉnh, hiệu quả với các chứng viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng, tổ đỉa, eczema… Đồng thời phù hợp với cả phụ nữ sau sinh và trẻ em.
>> Xem chi tiết: Phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2
Công thức thuốc kế thừa và phát triển từ nhiều phương thuốc cổ, trong đó có bài thuốc trứ danh Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Đây là công thức thuốc đầu tiên và duy nhất kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm nhằm đem lại tác động kép, điều trị viêm da cơ địa cùng lúc cả trong lẫn ngoài. Trong đó:
- Thuốc uống: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lưu thông khí huyết, khu phong, tán hàn, tăng cường chức năng tạng phủ, tăng sức đề kháng… Điều trị viêm da cơ địa toàn diện từ căn nguyên, ngăn tái phát.
- Thuốc ngâm rửa: Sát khuẩn, tiêu viêm ngoài da, giảm nhanh triệu chứng, khoanh vùng tổn thương.
- Tinh chất bôi: Tăng cường nuôi dưỡng da, phục hồi và tái tạo da, loại bỏ hoàn toàn triệu chứng viêm da cơ địa, khôi phục làn da ban đầu khi chưa bị bệnh.
Nhờ đó bài thuốc an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh, không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.
Thanh bì Dưỡng can thang tuân thủ chặt chẽ nguyên lý điều trị từ gốc của Đông y, phối kết hợp hoàn hảo 3 dạng bào chế khác nhau tạo nên phác đồ điều trị “trong uống, ngoài thoa” cho hiệu quả toàn diện theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đào thải độc tố
Trong những tuần đầu tiên sử dụng bài thuốc, bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn thải độc tố khỏi cơ thể, nhằm loại bỏ các tác nhân gây viêm da cơ địa từ bên trong. Trong giai đoạn này, tình trạng công thuốc có thể xảy ra, khiến tình trạng bệnh có vẻ nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lo lắng, bởi đó là dấu hiệu cho thấy bài thuốc đang bắt đầu phát huy công dụng.
- Giai đoạn 2: Khắc phục triệu chứng bệnh
Khi các độc tố được đào thải hết khỏi cơ thể, bài thuốc sẽ phát huy tối đa công dụng nhằm ổn định cơ địa và điều trị các triệu chứng bên ngoài da. Ở giai đoạn này các triệu chứng viêm da cơ địa như ngứa ngáy, nổi mẩn, mụn nước, bong tróc da… sẽ chấm dứt.
- Giai đoạn 3: Điều dưỡng cơ thể, phòng ngừa tái phát
Khi triệu chứng bệnh đã được kiểm soát ổn định, bệnh nhân không nên dừng thuốc ngay mà cần sử dụng tiếp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi sau giai đoạn điều trị, cơ thể cần được phục hồi, bổ sung các dưỡng chất nhằm tăng cường sức đề kháng và thể trạng, từ đó phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa trở lại.
Nhờ phác đồ điều trị chặt chẽ, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang lại hiệu quả vượt trội. Kết quả điều trị khả quan trên 100 người bệnh được công bố với tỷ lệ trên 95% khỏi viêm da cơ địa sau 1-3 tháng dùng thuốc. 100% không gặp tác dụng phụ. Trong đó có những trường hợp bệnh nhân phức tạp, thời gian mắc bệnh kéo dài cũng đã được điều trị thành công.
Chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây tôi bị viêm da cơ địa rất nặng, kéo dài suốt 7 năm trời. Những công việc nhà thông thường tôi cũng khó lòng đảm đương bởi hai bàn tay khô nứt, chảy máu vô cùng đau nhức.
Nhờ người thân giới thiệu, tôi biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc và được điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Sau 3 tháng kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, hiện tại tôi đã bình phục hoàn toàn, không còn bất cứ triệu chứng nào của viêm da cơ địa.” [Xem chi tiết hành trình điều trị của chị Thỏa TẠI ĐÂY]
Trường hợp bé Trần Đức Trung (Hà Nội) sau khi sử dụng Thanh bì dưỡng can thang 2 tuần đã thấy những cải thiện tích cực, sau 2 tháng điều trị đã khỏi hoàn toàn khỏi các triệu chứng bong tróc. [Xem chi tiết hành trình điều trị của bé Trung TẠI ĐÂY]
Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hồi phục của người bệnh, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ ngăn chặn nguy cơ tái phát. Khả năng hồi phục sau khi điều trị dựa trên cơ sở hệ đề kháng khỏe mạnh. Để các kháng thể được sản sinh liên tục, bệnh nhân cần liệt kê một số thực phẩm nên và không nên sử dụng trong thời gian điều trị viêm da cơ địa. Nhóm thực phẩm gồm có:
Thực phẩm người bị viêm da cơ địa nên ăn
Để giảm thiểu các triệu chứng viêm da cơ địa gây đỏ và ngứa da, người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm có tính kháng viêm để bổ sung vào thực đơn. Trong đó nhóm thực phẩm này gồm có:
– Các loại cá: Cá là nguồn cung cấp aixt béo omega-3 – dưỡng chất có khả năng tăng cường miễn dịch và các chất kháng viêm tự nhiên trong cơ thể. Những loại cá được gợi ý là: cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích.
– Thực phẩm lên men: Không bao gồm rượu, rau củ lên men. Người bệnh viêm da cơ địa nên tăng cường các loại sữa chua, súp miso để bổ sung thêm các probiotic. Lợi khuẩn probiotic có tác dụng rất tốt cho sức khỏe đường ruột và tăng cường khả năng kháng khuẩn cho cơ thể.
– Trái cây và rau củ: Người bị viêm da cơ địa nên ăn đầy đủ các loại trái cây, rau củ nhiều vitamin như kiwi, táo, nho, cherry. Ngoài ra bông cải xanh hay cải bó xôi, cải xoăn cũng là những thực phẩm chứa nhiều flavonoid – dưỡng chất có thể hỗ trợ kháng viêm rất tốt.
Thực phẩm người bị viêm da cơ địa nên tránh
Các chuyên gia cho rằng, một số thực phẩm có thành phần axit cao thể khiến bệnh viêm da cơ địa bùng phát nghiêm trọng hơn. Để giảm nhẹ các triệu chứng viêm da cơ địa, bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm như:
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: Trứng, cà chua, đậu nành, một số loại hạt, các loại trái cây họ cam quýt.
- Hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Các thực phẩm có chứa gluten
- Các loại gia vị như vani, đinh hương và quế
- Các thực phẩm có nhiều niken: Trà đen, chocolate, thịt đóng hộp
- Các loại hải sản có vỏ như: cua, tôm, ốc, sò,…
Lưu khi chữa viêm da cơ địa tại nhà
Thời gian điều trị viêm da cơ địa có thể mất vài tháng, hoặc vài năm nếu như tình trạng bệnh tái phát nhiều lần. Trước khi đi khám hay uống thuốc, nếu bệnh lý vẫn nằm trong giai đoạn khởi phát chưa quá nghiêm trọng. Bệnh nhân nên tuân thủ các nguyên tắc giảm nhẹ triệu chứng theo lưu ý sau:
– Tắm nước ấm: Kết hợp nước ấm cùng với baking soda và yến mạch xay nhỏ, ngâm mình trong hỗn hợp này trong khoảng 15 phút và sau đó lau khô cơ thể. Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay khi tắm để bổ sung độ ẩm cho vùng da bị viêm ngay.
– Không gãi chỗ ngứa: Việc gãi ngứa chỉ khiến tình trạng viêm da lan rộng và để lại sẹo sau này. Thay vì dùng móng tay gãi, người bệnh có thể đối phó với cơn ngứa bằng cách dùng ngón tay ấn vào chỗ ngứa. Để không xảy ra tình trạng bội nhiễm, tốt hơn bệnh nhân nên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh vi khuẩn khi vô tình gãi.
– Dán băng cá nhân: Bảo vệ vùng da bị viêm nhiễm bằng băng dán vô trùng là giải pháp hiệu quả. Phương án này cũng tránh được tình trạng người bệnh vô tình gãi làm tổn thương da.
– Dùng xà phòng dịu nhẹ: Người bị viêm da cơ địa chỏ nên dùng xà phòng không hương, có độ pH trung bình, loại không có chất tẩy để không xảy ra kích ứng. Hãy đảm bảo rằng vùng da tiếp xúc với xà phòng được rửa nước thật sạch sau khi tắm.
– Đảm bảo không gian đủ độ ẩm: Không khí khô nóng có thể khiến tình trạng ngứa và tróc da nặng thêm khi bạn đổ mồ hôi. Vì thế, bằng cách nào đó hãy đảm bảo bầu không khí xung quanh người bệnh luôn mát mẻ và đạt độ ẩm chuẩn .
– Tránh căng thẳng và lo lắng: Tình trạng căng thẳng kéo dài là nguyên nhân khiến chứng viêm da cơ địa xảy ra thường xuyên. Người bệnh cần ổn định tâm lý trong quá trình điều trị, nghỉ dưỡng khi cần thiết để giảm bớt tình trạng ngứa da.
– Mặc quần áo thoải mái: Sự ma xát giữa vùng da bị viêm và quần áo khi bệnh nhân mặc quần áo bó sát vô tình làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cho vết thương. Hãy giảm kích ứng cho da bằng cách tránh mặc những bộ quần áo chật và cứng, thay vào đó nên chọn trang phục thấm mồ hôi.
Viêm da cơ địa là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng khi lơ là, bệnh lý này có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính mà người bệnh không nhận ra. Quan trọng nhất khi điều trị viêm da cơ địa là bệnh nhân phải bắt đầu điều trị sớm thì khả năng hồi phục càng cao. Ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa, bệnh nhân nên đến bệnh viện chuyên khoa Da liễu được được thăm khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời theo hướng dẫn chuyên môn.