Nốt chấm đỏ trên chân – Cảnh báo báo những bệnh lý không ngờ
Nốt chấm đó trên chân có thể viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc các bệnh lý liên quan. Cần nắm rõ nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
Nổi chấm đỏ trên chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Nổi chấm đỏ ở chân có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau và điển hình có thể kể đến như dày sừng nang lông, dị ứng, mắc các bệnh lý về gan thận, ban xuất huyết,…
Thời tiết chuyển biến lạnh
Thời tiết chuyển biến lạnh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi chấm đỏ trên chân khá phổ biến. Khi thời tiết có sự thay đổi bất thường sẽ khiến những người có cơ địa nhạy cảm không kịp thích ứng và gây ra phản ứng dị ứng, hình thành nên các nốt ban đỏ ở chân và tay.
Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh được hình thành khi các van tĩnh mạch bị tổn thương, tĩnh mạch giãn ra khiến máu chảy ngược lại và ứ đọng ở ngoại vi. Lúc này, trên da chân sẽ xuất hiện các nốt chấm đỏ và đi kèm một số triệu chứng sau đây:
- Đau nhức, tê mỏi và nặng nề ở chân, có cảm giác như kiến bò.
- Mắt cá chân bị sưng phù, hay bị chuột rút vào buổi tối.
- Da khô ngứa, mỏng hơn và dần bị thay đổi màu.
- Tĩnh mạch có màu xanh và phình ra dọc theo đùi.
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch là di truyền, tính chất công việc đứng hoặc ngồi quá lâu, lười vận động, tác dụng phụ của thuốc ngừa thai,…
Da dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông là bệnh lý về da liễu mãn tính có thể tái phát nhiều lần và không thể điều trị dứt điểm. Đây là tình trạng protein xơ Keratin tích tụ quá nhiều trên bề mặt da và tạo thành nên các mảng da thô ráp. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện các nốt sần nhỏ có màu trắng hoặc đỏ ở trên chân, tay, mông,…
- Da khô ráp, sần sùi và trở nên nghiêm trọng hơn khi trời chuyển lạnh.
- Gây rụng lông và gia tăng nguy cơ mắc viêm nang lông.
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là nhiễm nấm Candida, mắc các bệnh lý về da, vệ sinh da không sạch sẽ hoặc là di truyền.
Dị ứng
Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi chấm đỏ trên chân khá phổ biến. Đây là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch bên trong cơ thể đối với các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông thú nuôi, thực phẩm,… Khi bị dị ứng cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Nổi chấm đỏ ở khắp cơ thể như chân, tay, mặt, thân mình,…
- Hắt hơi, ngứa và nghẹt mũi, khó thở.
- Gây ngứa ngáy khó chịu.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây nôn mửa, tiêu chảy, chướng bụng,…
Dị ứng là căn bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn và có thể tái phát nhiều lần. Vì vậy, người bệnh nên xây dựng cho bản thân lối sống khoa học và có các biện pháp để phòng tránh bệnh một cách tích cực.
Ban xuất huyết và mắc các bệnh lý về máu
Nổi chấm đỏ ở chân cũng có thể là dấu hiệu của ban xuất huyết, bệnh được hình thành khi hồng cầu bên trong tĩnh mạch thoát ra ngoài và đi vào lớp niêm mạc, hình thành nên các chấm đỏ ở bên dưới da. Các nốt ban này thường xuất hiện thành từng chùm bên dưới da, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác và có thể biến mất vài ngày sau đó.
Mắc các bệnh lý về máu như rối loạn đông máu, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi chấm đỏ ở chân.
Suy giảm chức năng gan, thận
Mắc các bệnh lý về gan và thận như viêm gan, suy gan, suy thận,… khiến chức năng đào thải độc tố của hai cơ quan này bị suy giảm. Lúc này, độc tố không được đào thải toàn bộ ra ngoài sẽ tích tụ bên trong cơ thể và gây phát ban đỏ ở dưới da đặc biệt là tay chân.
Ngoài ra, thành phần độc tố tích tụ bên trong cũng sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm và gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về da liễu như mề đay, dị ứng,…
Viêm nang lông
Viêm nang lông là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp và hình thành nên các chấm đỏ ở da chân. Bệnh xảy ra khi lỗ chân lông bị bí tắc hoặc nang lông trên da bị các tác nhân gây hại tấn công như virus, vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm.
Lúc này, trên da sẽ hình thành nên các nốt mụn đỏ chứa đầy mủ và có lông ở chính giữa. Khi các nốt mụn này gặp phải áp lực hoặc ma sát bên ngoài sẽ bị vỡ và gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Thông thường, tình trạng này ban đầu sẽ xuất hiện ở một vùng da nhỏ sau đó nhanh chóng lan rộng đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Các biện pháp xử lý khi bị nổi chấm đỏ trên chân
Khi bị nổi chấm đỏ ở chân, tùy thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng đi kèm sẽ có các phương pháp cải thiện khác nhau. Vì vậy, tốt nhất khi gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc uống
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp nhất. Để khắc phục tình trạng nổi nốt đỏ trên da, bác sĩ có thể kê đơn gồm một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng histamin H1
- Thuốc corticioid
- Kháng sinh
- Thuốc dạng uống hoặc thuốc dạng bôi Acid ursodeoxycholic
- Thuốc giảm ngứa
- Thoa kem dưỡng ẩm
Trong quá trình sử dụng thuốc Tây để điều trị người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng dùng quá liều sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Ở những trường hợp nổi chấm đỏ chân không gây ra các triệu chứng bất thường nào và không nguy hiểm đến sức khỏe thì bạn có thể cải thiện tại nhà bằng các biện pháp dưới đây:
Chườm nóng hoặc lạnh
Khi bị nổi chấm đỏ ở chân và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu thì bạn có thể sử chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng trên rất hiệu quả. Nhiệt độ từ đá lạnh sẽ có tác dụng làm co lỗ chân lông và mao mạch dưới da giúp hạn chế tình trạng sưng ngứa nhanh chóng.
- Chườm đá: Lấy 2 – 3 viên đá cho vào khăn mỏng sạch và dùng để chườm nhẹ nhàng lên vùng da chân bị nổi chấm đỏ khoảng 15 phút.
- Chườm nóng: Đun sôi nước để cho nguội bớt rồi cho vào túi chườm, sử dụng túi chườm lên vùng da chân cần điều trị cho đến khi nước nguội hẳn.
Ngâm chân
Ngâm chân là một trong những phương pháp có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi chấm đỏ trên chân khá hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên như khuynh diệp, tràm,… pha với một ít nước ấm và sử dụng để ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại thảo dược thiên nhiên như gừng, rau kinh giới, tía tô,…để nấu nước và ngâm chân cũng mang lại hiệu quả khá tốt. Thành phần tinh chất bên trong các loại thảo dược thiên nhiên sẽ từ nước thẩm thấu vào bên trong da, có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở chân, làm giảm các chấm đỏ, đồng thời giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
– Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch và ngâm sơ với nước muối loãng để sát khuẩn.
- Vò nát lá tía tô cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải.
- Bắc nồi lên bếp đun khoảng 10 phút cho nước sôi lên là được.
- Đợi cho nước nguội bớt thì đi sử dụng để ngâm chân cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
Uống trà thảo dược
Các loại trà thảo dược như trà xanh, trà hoa cúc được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc và kháng viêm rất tốt. Vì vậy, khi bị nổi chấm đỏ ở chân bạn cũng có thể sử dụng các loại trà này thay thế cho nước uống hàng ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mẩn ngứa rất hiệu quả.
– Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá trà xanh tươi đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
- Sau 5 phút vớt lá trà ra để cho ráo nước rồi cho vào bình.
- Đun sôi nước rồi đổ vào bình, hãm lá trà trong khoảng 15 phút.
- Sử dụng nước trà này để uống trong ngày.
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đắp mặt nạ cho da chân
Đắp mặt nạ cho chân bằng các loại nguyên liệu thiên nhiên như cà chua, chanh, dưa leo lên chân sẽ có tác dụng làm giảm ngứa ngáy và chấm đỏ rất tốt. Thành phần tinh chất bên trong chúng sẽ có tác dụng cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết cho da, đồng thời còn có khả năng ngừa viêm rất hiệu quả.
– Cách thực hiện:
- Lấy một quả chanh đem rửa sạch với nước.
- Dùng dao thái chanh thành từng lát mỏng.
- Vệ sinh vùng da chân bị nổi chấm đỏ sạch sẽ.
- Đắp các lát chanh này lên vùng da bị ngứa và nổi mẩn đỏ.
- Để yên như vậy trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Một số điều cần lưu ý khi bị nổi chấm đỏ trên chân
Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn thì khi bị nổi chấm đỏ ở chân bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Khi bị nổi chấm đỏ trên chân gây ngứa ngáy bạn tuyệt đối không được dùng tay cào gãi gây tổn thương da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong thông qua các vết thương hở dẫn đến nhiễm trùng.
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước mát và sữa tắm dịu nhẹ, không nên tắm nước quá nóng sẽ khiến da bị mất đi độ ẩm tự nhiên dẫn đến khô và mất nước.
- Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Nên thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây thuộc họ cam chanh, dâu tây, kiwi,… sẽ có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi nhanh chóng các nốt đỏ trên da.
- Không nên sử dụng đồ ăn cay nóng chứa nhiều gia vị và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng, đậu phộng,… sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… Đây là nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, có độ thấm hút cao giúp hạn chế tình trạng quần áo cọ xát vào da gây tổn thương và bí tắc lỗ chân lông khiến bệnh chuyển biến tồi tệ hơn.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói bụi và hóa chất độc hại. Nên có các biện pháp bảo vệ da khi sử dụng xà phòng hoặc là chất có tính tẩy rửa.
Trên đây là các thông tin về tình trạng nổi chấm đỏ ở chân – các bệnh lý có thể gặp và cách điều trị mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo áp dụng. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhanh chóng phát hiện các bệnh lý có liên quan, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
- TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
- TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết tốt nhất hiện nay [Đã Kiểm Chứng]
- Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì và cách chữa hiệu quả