Nổi đốm đỏ trên da không ngứa: Cảnh báo 10 bệnh lý nguy hiểm
Nổi đốm đỏ trên da không ngứa gây khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, đây còn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn 10 bệnh lý nguy hiểm có thể gặp khi gặp phải tình trạng trên bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Từ đó có các biện pháp can thiệp đúng cách, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Giãn mao mạch
Giãn mao mạch dưới da là hiện tượng các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên bị phình giãn gây xuất huyết. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự đột biến gen ở endoglin và thụ thể activin dẫn đến tình trạng mạch máu bị vỡ, chảy máu và hình thành ban đỏ dưới da.
Một số triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh giãn mao mạch là chảy máu cam, xuất hiện các đốm màu đỏ trên da, đi ngoài phân đen và phân có máu,… Nếu bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây chảy máu đường tiêu hóa, thiếu máu và gia tăng nguy cơ đột quỵ.
2. Viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý cấp tính, chúng xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công hệ thống vi mạch ở các cơ quan bên trong cơ thể, gây phát ban xuất huyết dưới da. Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm mao mạch dị ứng là:
- Xuất hiện ban đỏ và không gây ngứa ở cẳng tay, cẳng chân, mông, đùi
- Đau bụng quanh rốn và có thể lan tỏa lên vùng thượng vị
- Buồn nôn và nôn, xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, đau khớp
- …
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên tiến hành thăm khám để điều trị càng sớm càng tốt.
3. U máu
U máu là sự xuất hiện các khối u lành tính bên dưới da hoặc các cơ quan khác bên trong cơ thể như gan, ruột, cột sống,… Lúc này, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt màu đỏ trên bề mặt da, đặc biệt là ở vùng đầu mặt, lưng, cổ nhưng không gây ra cảm giác ngứa ngáy.
Tùy thuộc vào từng trường hợp, mức độ ảnh hưởng của u máu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số trường hợp u máu cần tiến hành điều trị là khối u bị chảy máu thường xuyên, phá vỡ lớp biểu bì trên da, chèn ép lên các cơ quan khác của cơ thể như hệ tuần hoàn, đường thở, chuyển động của mắt …
4. Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn, chúng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và chống lại các cơ quan bên trong cơ thể. Một số triệu chứng thường gặp khi bị lupus ban đỏ là:
- Xuất hiện các ban đỏ bất thường trên da, thường là ban đỏ hình cánh bướm
- Cơ thể suy nhược, gầy sút cân, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau nhức xương khớp
- Nếu bệnh nhân là nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt
Lupus ban đỏ là căn bệnh nguy hiểm, gây tổn thương cho nhiều cơ quan bên trong cơ thể như hệ thần kinh, mạch máu gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này, tuy nhiên người bệnh có thể tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để có thể kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
5. Lang ben
Lang ben là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp do nấm Pityrosporum ovale gây ra. Tác nhân gây bệnh khi phát triển trên bề mặt da sẽ làm thay đổi sắc tố dưới da, vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện các đốm trắng hoặc đốm đỏ và không gây ngứa ngáy. Lang ben là căn bệnh dễ lây truyền nếu có tiếp xúc trực tiếp với da hoặc đồ dùng cá nhân của người nhiễm bệnh và không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Cách điều trị lang ben rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng các loại thuốc và kem chống nấm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ trong khoảng 1 – 2 tuần là tình trạng này sẽ được cải thiện.
6. Vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng là căn bệnh gây phát ban đỏ trên da khá phổ biến. Lúc này trên da người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các ban đỏ có hình tròn hoặc bầu dục và có vảy ở xung quanh. Khi mắc phải bệnh vảy phấn hồng, ngoài phát ban đỏ thì cơ thể người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như:
- Cơ thể mệt mỏi
- Nhức đầu
- Đau cổ họng
- Sốt
Đa số các trường hợp vảy phấn hồng có thể tự hết sau 3 – 8 tuần và không để lại sẹo sau khi lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng phát ban diễn ra kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp.
7. Sốt phát ban
Sốt phát ban là căn bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ do virus gây ra. Khi mắc bệnh trẻ sẽ có triệu chứng nóng sốt, nổi đốm đỏ nhỏ khắp người nhưng không ngứa và kèm theo một số triệu chứng sau đây:
- Đau bụng, đau cơ
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Tiêu chảy nhẹ
- Đau họng
Thông thường, khi trẻ bị sốt phát ban mẹ chỉ cần cho bé nghỉ ngơi nhiều, uống thuốc đầy đủ và uống nhiều nước thì bệnh sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu trường hợp bé bị sốt cao và có thể gây ra biến chứng thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp.
8. Dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông là căn bệnh xảy ra khi bề mặt da tích tụ quá nhiều Keratin khiến lỗ chân lông bị bít kín, từ đó hình thành nên các nốt sần nhỏ có màu đỏ hoặc không màu. Đây là bệnh lý mãn tính, có khả năng di truyền và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nốt sần đỏ trên da sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Để có thể cải thiện tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh.
9. Bệnh zona
Zona là căn bệnh nhiễm trùng do virus gây ra với triệu chứng đặc trưng là xuất hiện ban đỏ trên da, chúng dần chuyển biến thành mụn nước gây ra cảm giác nóng rát rất khó chịu. Đây là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, dễ dàng lây nhiễm sang những vùng da lành và người khác khi tiếp có xúc trực tiếp với mụn nước.
Khi phát hiện bản thân bị zona người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp. Tránh trường hợp để lâu khiến bệnh chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm phổi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, liệt cơ mặt,…
10. Ung thư da
Nếu trên da xuất hiện những chấm đỏ trông giống như nốt ruồi son và không gây ngứa thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da rất nguy hiểm. Theo thời gian, các đốm đỏ hoặc các nốt ruồi này sẽ xuất hiện trên bề mặt da với mật độ ngày càng dày nhưng không gây ra cảm giác ngáy.
Vì vậy, ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh ung thư da người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định chính xác tình trạng bệnh để có biện pháp can thiệp sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Nổi đốm đỏ trên da không gây ngứa là tình trạng rất thường gặp và đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như giãn mao mạch, u máu, ung thư da,…
Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám xác định nguyên nhân và chính xác tình trạng bệnh để có phương pháp can thiệp đúng cách. Tránh tình trạng để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Có Thể Bạn Cần Biết:
- TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
- Nổi mề đay ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý bố mẹ cần làm ngay [UPDATE 2020]
- Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?