[Bỏ túi]: Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Nắm rõ cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa sẽ giúp việc điều trị đúng cách. Đây là hai là những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm giúp phụ huynh biết cách phân biệt chàm sữa và viêm da cơ địa.

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa
Phụ huynh cần biết cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa để điều trị đúng hướng

Đối tượng dễ mắc bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Có hơn 60% trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm sữa trong 3 tháng đầu đời, và tỷ lệ trẻ sơ sinh viêm da cơ địa thậm chí còn nhiều hơn. Chàm sữa là một dạng của chàm Eczema, triệu chứng có thể tiến triển thành mãn tính và tái phát vào độ tuổi nhất định. Viêm da cơ địa cũng là một dạng của chàm Ezecma, xảy ra do rối loạn chức năng ở da trẻ sơ sinh và bệnh cũng có thể phát triển mãn tính.

Khác với viêm da cơ địa không giới hạn độ tuổi mắc bệnh, chàm sữa chỉ xảy ra ở những trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. Bệnh chiếm khoảng 15% các vấn đề về da liễu ở trẻ nhỏ. Đồng thời cả bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có những triệu chứng tương tự như nhau và đều ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ ở giới hạn nhất định.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Bệnh chàm chữa và viêm da cơ địa đều là những căn bệnh ngoài da không truyền nhiễm. Phần lớn những nguyên nhân của bệnh xuất phát từ cơ địa, và bệnh có khả năng di truyền cao nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Tuy nhiên, những nguyên nhân được xác định gây ra bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có những điểm khác biệt. Cụ thể là:

Nguyên nhân của bệnh chàm sữa

  • Trẻ có cơ địa mẫn cảm: Chàm sữa có khả năng xảy ra cao hơn ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, nếu như trẻ có làn da khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nốt chàm sữa xuất hiện.
  • Sức đề kháng: Trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hệ thống đề kháng, hoặc do thiếu dinh dưỡng, thiếu hoặc thừa các vi chất từ sữa mẹ cũng làm tăng nguy cơ kích ứng da của trẻ.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh thường gặp. Nếu như trẻ có bố hoặc mẹ có cơ địa dị ứng thì khả năng di truyền là 50%, nếu cả bố và mẹ cùng dị ứng thì tỷ lệ là 80%.
  • Các rối loạn trong cơ thể: Nếu trẻ gặp phải những rối loạn liên quan đến hệ bài tiết, tiêu hóa, hoạt động nội tiết, chức năng thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ chàm sữa ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Chàm sữa và viêm da cơ địa có đặc điểm chung là tính di truyền. Hiện vẫn chưa có những nhận định chính xác về nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ mà chỉ xác định được các yếu tố tăng nguy cơ hình thành bệnh như sau:

  • Bệnh hen suyễn: Trẻ sơ sinh có cha mẹ bị bệnh hen suyễn mãn tính có nguy cơ lớn bị di truyền hen suyễn, dị ứng và viêm da cơ địa từ bố và mẹ.
  • Vấn đề tuổi tác và giới tính: Không chỉ trẻ em mà người trưởng thành, trung niên hay cao niên đều có thể bị viêm da cơ địa. Trong đó tỷ lệ nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Tiếp xúc dị nguyên: Trẻ sơ sinh có thể bị viêm da do dị ứng hoặc kích ứng với hóa chất, chất tẩy rửa, các loại sữa tắm hoặc dầu gội có hương liệu… Trẻ càng nhỏ tuổi thì lớp màng bảo vệ trên da chưa hoàn thiện nên dễ bị kích thích trước những yếu tố này hơn.

Phân biệt triệu chứng chàm sữa và viêm da cơ địa

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa
Những triệu chứng của viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở toàn thân, trong khi chàm sữa chủ yếu là ở mặt

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những vấn đề về da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Những biểu hiện cơ bản là tình trạng đỏ da, sẩn, ngứa, mụn nước hoặc mụn mủ… Tuy nhiên nếu quan sát rõ, phụ huynh sẽ nhận thấy viêm da cơ địa và chàm sữa có biểu hiện tương đối khác nhau. Để nhận định rõ vấn đề trẻ đang gặp phải, phụ huynh nên theo dõi những triệu chứng sau:

Triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trong hầu hết các bệnh da liễu thường gặp đều được phân thành nhóm cấp tính và mãn tính. Tuy nhiên với bệnh chàm sữa được chia thành 3 mức độ: cấp tính, bán cấp và mạn tính. Trong từng giai đoạn trẻ sẽ có những biểu hiện cụ thể như:

  • Ở giai đoạn cấp tính: Ban đầu làn da trẻ xuất hiện mụn nước, da nổi ban đỏ hồng thành cụm, mụn nước có thể gom lại thành bóng nước rỉ dịch.
  • Ở giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng chững lại và giới hạn trong khu vực nhất định, da đóng thành vảy, ngứa ngáy, triệu chứng mang tính trung gian giữa cấp tính và mạn tính.
  • Ở giai đoạn mãn tính: Trẻ thường hay quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn, thường xuyên gãi và chạm vào vùng da bị chàm, tại khu vực da có sắc tố sẫm màu hơn. Bề mặt da có tổn thương thành rãnh, da dày lên và khô ráp đến nứt và chảy máu.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa là căn bệnh có tính chất mạn tính nhưng ban đầu, các triệu chứng chỉ xuất hiện khi có chất xúc tác hoặc do ảnh hưởng từ nhiệt độ, môi trường. Những triệu chứng dễ nhận diện ở bệnh viêm da cơ địa gồm có:

  • Bề mặt da xuất hiện các nốt hồng ban, hình thù không rõ ràng, thường là ở mặt, tay hoặc chân. Ban đầu triệu chứng xuất hiện ở những vùng da rộng, sau đó lây lan đến các vùng da liên quan.
  • Da khô và bong vảy, bề mặt da tiếp tục ửng đỏ kèm theo những mụn nước nhỏ. Các mụn này có thể vỡ và tiết dịch, cảm giác đau rát, sau vỡ để lộ lớp da non bóng nhẵn màu đỏ hồng.
  • Tương tự như chàm sữa, viêm da cơ địa gây ra những cơn ngứa ngáy toàn thân, sụt cân, biếng ăn và tình trạng số nhẹ có thể kèm theo.
  • Nếu vùng da bị viêm nằm tại khu vực khớp, trẻ có thể sẽ cảm thấy đau cơ, mất ngủ.

Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa
Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều có thể gây ra tình trạng bội nhiễm cho trẻ

So sánh về mức độ nguy hiểm, các chuyên gia da liễu đánh giá hai căn bệnh này có mức độ tương đương như nhau. Nếu như viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh đặc biệt nguy hiểm vì bệnh có thể biến chứng thành bội nhiễm, nhiễm trùng diện rộng thì bệnh chàm sữa có hậu quả là sự kém phát triển về thể chất ở trẻ.

Bệnh viêm da cơ địa gây ra tình trạng da bị viêm, ngứa ngáy và mẩn đỏ khó chịu. Nếu không được xử lý tốt, các khu vực này dễ bị nhiễm trùng. Trẻ sơ sinh chưa có đủ đề kháng để phòng bệnh thì những vùng da bị nhiễm trùng để lại đặc biệt nguy hiểm.

Chàm sữa thường không gây ra những ảnh hưởng đáng kể như viêm da cơ địa. Tình trạng ngứa ngáy có thể tự khỏi khi trẻ hơn 2 tuổi. Mặc dù vậy trẻ có thể tự khỏi hay không, hoặc để lại sẹo, vết thâm do da bị chàm hóa cũng phụ thuộc vào cách chăm sóc của phụ huynh. Những ảnh hưởng của  chàm sữa thường là tình trạng biếng ăn, sụt cân do trẻ khó chịu từ cơn ngứa ngoài da.

Chính vì vậy mặc dù chàm sữa có thể tự khỏi, nhưng phụ huynh nên cảnh giác trước các hậu quả giảm sút sức khỏe mà triệu chứng mang lại. Dù là trẻ bị chàm sữa hay viêm da cơ địa thì bé luôn cần nhận được sự chăm sóc tốt ban đầu để kiểm soát bệnh dừng lại ở giai đoạn nhẹ.

Điều trị và chăm sóc bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những bệnh viêm da mạn tính, khả năng tái phát nhiều lần trong quá trình phát triển của trẻ. Điều trị kết hợp sử dụng thuốc phối hợp chặt chẽ giữa nhiều yếu tố, như chăm sóc và giữ vệ sinh cơ thể trẻ đúng cách. Có những nguyên tắc điều trị chung và riêng dành cho trẻ đang mắc phải hai vấn đề này mà phụ huynh cần nhớ là:

Nguyên tắc chung

  • Điều trị tại chỗ bằng cách sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống viêm, thuốc kháng khuẩn, giảm ngứa ban đầu cho trẻ.
  • Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những căn bệnh làm khô da, vì thế điều quan trọng nhất là trẻ cần được dưỡng ẩm da thường xuyên. Nếu như trẻ bị chàm sữa và viêm da cơ địa thể nhẹ, da khô và ửng đỏ trong phạm vi nhỏ có thể chỉ cần sử dụng kem dưỡng ẩm. Bôi tại chỗ hoặc tắm toàn thân bằng sữa tắm có độ ẩm cao, từ 1 đến 2 lần một ngày.
  • Trường hợp trẻ có tổn thương tiết dịch, phụ huynh nên sử dụng thuốc bôi dạng nước như Eosin 2%, thuốc xanh methylen hoặc vệ sinh vùng da bằng dung dịch thuốc tím pha loãng màu hồng cánh sen, kết hợp bôi hồ nước sát khuẩn.
  •  Có thể sử dụng thuốc chống viêm chứa corticoid theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng corticoid tùy thuộc chỉ định chuyên khoa, thuốc bôi tại chỗ có corticoid giúp tái tạo lớp hàng rào da bảo vệ cơ thể.
  • Dùng thuốc Corticoid tại chỗ dạng mỡ, đối với trẻ em nên sử dụng diflucortolon,dermovat, diprosalic hoặc betamethasone, … từ 1-2 lần/ngày.
  • Trường hợp da trẻ có dấu hiệu bội nhiễm từ vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh toàn thân, trẻ em dưới 2 tuổi có thể dùng thuốc macrolid vì ít gây phản ứng dị ứng. Hoặc sử dụng cephalosphorin thế hệ 1 đáp ứng điều trị trong vòng 10-14 ngày. 
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu, sử dụng kháng sinh bôi ngoài da kết hợp sử dụng qua đường uống.
  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng, thức ăn lên men. Đồng thời hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da, dị nguyên hô hấp…
  •  Vệ sinh cơ thể cho trẻ với nước ấm, cùng với xà phòng có ít chất kiềm và bôi kem làm ẩm da sau khi lau khô người cho trẻ.
  • Đeo bao tay cho trẻ để bé không gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
điều trị bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa
Sử dụng kem bôi tại chỗ hoặc kem dưỡng ẩm phù hợp điều trị triệu chứng chàm sữa và viêm da cơ địa

Nguyên tắc điều trị riêng 

  • Đối với bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa sẽ nhanh khỏi nếu phụ huynh điều trị bằng những biện pháp riêng dành cho bệnh lý này. Nhóm thuốc hydrocortison 1-2,5% có tác dụng đặc trị chàm sữa nhưng chỉ sử dụng cho các khu vực ngoài mặt. Corticoid liều lượng lớn có thể gây teo da, sạm da, đặc biệt là những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Thuốc không được sử dụng dùng khi có bội nhiễm trên da.

Các loại thuốc kháng sinh dạng uống không được sử dụng cho trường hợp trẻ bị chàm sữa khởi phát. Chủ yếu là chăm sóc và dưỡng ẩm da. Chú ý thuốc bôi tại chỗ liều cao ảnh hưởng tuyến thượng thận và sự phát triển của trẻ.

  • Đối với trẻ bị viêm da cơ địa

Trẻ lớn hơn 2 tuổi có thể sử dụng thuốc có hoạt tính trung bình như desonid, clobetason butyrat. Nếu như vùng da của bé có tổn thương sẵn, da mỏng, nhạy cảm nên sử dụng thuốc mỡ corticoid liều lượng nhẹ, duy trì trong thời gian ngắn. Vùng da bị lichen hóa, bề mặt dày sừng thì dùng corticoid mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm.

Thuốc giảm ngứa được sử dụng khi trẻ bị ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Trong đó nhóm kháng histamin tổng hợp có tác dụng chống ngứa và chống dị ứng đồng thời. Liều dùng thuốc chữa viêm da cơ địa do dị ứng: Chlopheniramin (4mg) 2 viên/ ngày hoặc vitamin C (0,10g) 10 viên /ngày, Histalong 10mg 1 viên / ngày. 

– Nếu như triệu chứng viêm da cấp tính mới vừa bùng phát, trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Ngoài ra nếu như trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ không được sử dụng chất kích thích hay các loại thực phẩm dễ gây kích ứng để bảo toàn chất lượng sữa.

Cách giảm ngứa cho trẻ bị chàm sữa và viêm da cơ địa

Tình trạng ngứa ngáy do chàm sữa và viêm da cơ địa là những triệu chứng phiền toái ảnh hưởng đến trẻ nhất khi bé mắc phải một trong hai căn bệnh này. Trẻ càng gãi nhiều, vùng da tổn thương càng lan rộng dẫn đến khả năng bội nhiễm cao hơn. Mục đích điều trị quan trọng là giảm ngứa cho trẻ, không chỉ dùng thuốc mà còn bằng những cách sau:

  • Vệ sinh cho bé

Nếu như trẻ không được vệ sinh cơ thể đúng cách, chàm sữa có thể sẽ rất ngứa và cơn ngứa còn lan rộng. Mỗi ngày phụ huynh nên vệ sinh vùng da bị viêm bằng nước ấm 1 – 2 lần và tắm cho bé 1 lần/ngày. Việc này đảm bảo làn da trẻ được giảm ngứa và loại bỏ những nguy cơ gây nhiễm trùng da.

Phụ huynh nên pha nước tắm hơi ấm, nước tắm quá nóng hay quá lạnh đều sẽ làm da bé bị khô và khiến cơn ngứa thêm khó chịu. Khi tắm cho trẻ, phụ huynh không chà xát mạnh lên vùng da tổn thương của bé. Đồng thời sử dụng loại sữa tắm có chiết xuất từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn và dịu nhẹ phù hợp cho làn da nhạy cảm. Sau khi tắm lau khô người cho bé rồi mới mặc quần áo.

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa
Phụ huynh nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để tránh tình trạng bí da gây ngứa ngáy
  • Để làn da được thoáng mát

Nếu như làn da của trẻ luôn ướt đẫm mồ hôi, điều này sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn phát sinh thêm trên vùng da bị chàm hoặc viêm da cơ địa. Thời tiết nóng, cơ thể bé ẩm ướt gây ngứa và nổi mụn dữ dội hơn. Do đó phụ huynh nên cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát và dùng khăn sạch để lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên.

Nếu như vùng viêm da ở mông hoặc đùi, phụ huynh hạn chế đóng bỉm cho bé thường xuyên để bé không bị ngứa ngáy, khó chịu. Phụ huynh nên để bé sinh hoạt trong không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa mát trong khi trẻ bị viêm da. 

  •  Sử dụng dầu dừa

Công dụng chính của dầu dừa là bổ sung độ ẩm, nhờ có chứa axit lauric mà dầu dừa cũng giúp kiểm soát tốt sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu trên da. Ngoài ra chuỗi chất béo trung bình, bao gồm vitamin E có trong dầu dừa còn có tác dụng tăng cường độ ẩm, cải thiện tình trạng dày sừng và khô da. Trẻ bị chàm sữa và viêm da cơ địa có thể hồi phục nhanh hơn khi sử dụng tinh chất này.

Thành phần Phytonutrients và polyphenols là những chất chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên. Chúng có thể giúp tăng cường sức khỏe làn da và từ đó bảo vệ da một cách tự nhiên.

Cách thực hiện: Sau khi tắm và vệ sinh cơ thể cho bé, cha mẹ dùng khăn lau khô người trẻ rồi bôi dầu dừa cho bé. Chỉ nên dùng một vài giọt dầu dừa vừa đủ bôi lên vùng da bị chàm sữa hoặc viêm da cơ địa. Sau đó dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng tại vị trí này để các tinh chất thẩm thấu vào da nhanh hơn. Mỗi ngày phụ huynh nên thực hiện 2 lần.

  • Sử dụng lá trầu không
Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa
Lá trầu không có những hoạt chất cần thiết trong điều trị chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ em

 Đa số các triệu chứng viêm da ở trẻ sơ sinh đều có thể sử dụng lá trầu không để điều trị. Đây là thảo dược có thành phần dược tính đa dạng, như các hoạt chất chống oxy hóa, flavonoid, phenol, tanin, tinh dầu, vitamin… Nước tắm lá trầu không có tác dụng chữa các bệnh lý trên da và sát trùng vết thương hiệu quả và cực kỳ an toàn với trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện: Phụ huynh sử dụng lá trầu không nấu nước tắm cho trẻ hoặc dùng nước cốt là trầu bôi lên da trẻ đều có hiệu quả tương đương. Nếu sử dụng nước cốt lá trầu bôi lên vùng da bị chàm sữa, phụ huynh nên thực hiện 1-2 lần/ngày trong liên tục 2 tuần. Hoặc đun sôi nước lá trầu không để rửa và tắm cho bé, thực hiện 1 lần/ngày trong 1 tuần.

  • Sử dụng lá chè xanh

Lá chè xanh được biết đến như một thảo dược có tính chống viêm công hiệu. Thành phần lá trà xanh có nhiều hoạt chất kháng viêm thuộc nhóm polyphenol, bao gồm epigallocatechin gallate (EGCG) , và flavanol, epicatechin gallate , epicatechin và những chất chống oxy hóa như quercetin,  kaempferol và myricetin, cùng nhiều vitamin nhóm B khác. Nhờ đó mà trà xanh được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh ngoài da khác nhau, trong đó có bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ.

Cách thực hiện: Phụ huynh có thể sử dụng lá chè xanh tươi đun nước để rửa vùng da bị chàm sữa. Nên thêm vào nước đun một chút muối để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những căn bệnh da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên đối với chàm sữa thường xảy ra hơn ở những trẻ trong giai đoạn bú mẹ. Phụ huynh có thể cải thiện tình trạng viêm da của bé tại nhà thông qua chăm sóc, hoặc đưa trẻ đến bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị cụ thể, đảm bảo an toàn cho bé.

[Tham khảo ngay]: Phụ huynh chia sẻ kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa cho con 10 tuổi