[Giải đáp thắc mắc]: Chữa bệnh chàm tận gốc được không?

Chữa bệnh chàm tận gốc được không? Bệnh lý này gây ngứa ngáy ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy có rất nhiều người đang quan tâm đến cách chữa bệnh chàm dứt điểm. Vậy, bệnh chàm có chữa tận gốc được không? Và chữa bằng cách nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Bệnh chàm là một bệnh viêm da phổ biến khiến cho vùng da xuất hiện những mụn nước gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và đau rát. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và người lớn.

Chữa bệnh chàm tận gốc
Bệnh chàm tuy không thể chữa tận gốc nhưng vẫn có thể kiểm soát ngừa phát tán

Hiện nay, bệnh chàm vẫn chưa có phương pháp nào để điều trị tận gốc và quá trình điều trị vẫn còn gặp khó khăn. Do đây là bệnh ngoài da, chỉ có những biểu hiện lâm sàng nhưng cơ chế của bệnh lại khá phức tạp, chính vì vậy mà trải qua nhiều năm nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

Theo số liệu thống kê, bệnh chàm chiếm tỷ lệ trên 10% các bệnh về da, bệnh có xu hướng phát triển thành giai đoạn mãn tính và tái phát nhiều lần trong năm. Đến khi trưởng thành thì bệnh có thể thuyên giảm, tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh cũng có thể phát triển dai dẳng trong suốt cuộc đời.

Mặc dù bệnh chàm vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị hoàn toàn nhưng đây là bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chỉ gây tổn thương bề mặt da và tương đối lành tính. Tuy không thể điều trị tận gốc, nhưng nếu chăm sóc đúng cách thì có thể kiểm soát được các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Phương pháp kiểm soát bệnh chàm

Do bệnh chàm khởi phát ở mức độ phức tạp nên bệnh chỉ có thể kiểm soát những tổn thương và cải thiện được các triệu chứng khó chịu và giảm được tần suất tái phát bệnh. Một số phương pháp ngăn ngừa bệnh mà bạn có thể tham khảo như:

1. Kiểm soát bệnh chàm bằng thuốc Tây y

Đây là bệnh thường gặp ngoài da, khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy khó chịu, chống viêm và giúp ngăn ngừa sẹo thâm. Các loại thuốc kiểm soát bệnh hiệu quả bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Cephalosporin,… có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng da.
  • Thuốc dạng uống: Cetirizine, Chlorpheniramine, Siro Phenergan,… có công dụng chống ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thuốc mỡ bôi trực tiếp trên bề mặt da: Cream Celestoderm-neomycin, Cream Synalar-neomycin,… có tác dụng chống viêm nhiễm và ngăn ngừa lây lan sang các vùng lân cận.
  • Thuốc dạng dung dịch: Vioform 1%, Jarish… đây là thuốc dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị chàm.
  • Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng tia UVA, UVB nhân tạo để ức chế được các tế bào tiền viêm, giảm sản xuất các chất hóa học trung gian và hạn chế làm tổn thương da. Đây là liệu pháp được áp dụng cho trường hợp bệnh tái phát nhiều lần.
Chữa bệnh chàm tận gốc
Sử dụng thuốc để kiểm soát và giảm viêm ngứa

2. Kiểm soát bệnh chàm bằng thuốc Nam

Bên cạnh sử dụng thuốc Nam, người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc Nam có tác dụng đẩy lùi bệnh chàm hiệu quả. Mặc dù thuốc Nam có hiệu quả trị bệnh chậm hơn so với thuốc Tây, nhưng hoạt chất trong thuốc hoàn toàn lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ. Cụ thể:

Chữa bệnh chàm bằng lá trà xanh

Lá trà xanh có nhiều công dụng hữu hiệu đối với cơ thể và làn da, được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Với các thành phần có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và thanh nhiệt giải độc giúp điều trị tình trạng viêm da hiệu quả, kể cả bệnh chàm.

Chuẩn bị: 150g lá trà xanh

Các thực hiện:

  • Rửa sạch 150g lá trà xanh sau đó đem nấu cùng với nước sôi trong khoảng 10 phút.
  • Chắt lấy nước rồi để nguội dần sau đó ngâm vùng da bị chàm cùng với nước cốt. Phần bã trà có thể mang chà nhẹ nhàng lên vết thương để loại bỏ da chết.

Chữa bệnh chàm bằng lá ổi

Theo Đông y, lá ổi có tính ấm, vị chát và chống viêm tốt. Trong lá ổi có chứa thành phần có thể kìm hãm nhóm vi khuẩn gây bệnh ngoài da, chống oxy hóa và chống viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra còn chứa các vitamin giúp tổng hợp collagen cho da và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chuẩn bị: 250g – 300g lá ổi tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ổi và để cho thật ráo nước.
  • Đun sôi 1000ml nước rồi thả lá ổi vào đun tiếp trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Sau khi sôi chờ cho nước nguội. Trong khi chờ nước nguội, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng bị chàm.
  • Dùng nước lá ổi ngâm  và rửa nhẹ nhàng trong vòng 20 – 30 phút, bã lá trà có thể dùng chà xát nhẹ nhàng lên vùng da đang bị chàm, không nên chà quá mạnh vì có thể gây nhiễm trùng.

Chữa bệnh chàm bằng dưa chuột

Dưa chuột không chỉ là loại quả dùng để ăn, giải khát, làm đẹp mà còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như rôm sảy và bệnh chàm. Hàm lượng và hoạt chất có trong nước dưa chuột có tác dụng chống viêm sưng và mưng mủ rất tốt. Và có khả năng ức chế sự hoạt động của căn nguyên gây bệnh chàm phát tán.

Chuẩn bị: 1 – 2 quả dưa chuột.

Cách thực hiện:

  • Dưa chuột mang rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Sau 30 phút lấy ra và đắp lên vùng da bị chàm trong vòng 15 phút.
  • Sau khi đắp xong, rửa mặt lại bằng nước sạch, thực hiện mỗi tuần từ 3 – 4 lần trong vòng vài tháng.

Chữa bệnh chàm bằng hạt nhục đậu khấu

Nhục đậu khấu là loại quả thuộc họ nhục đậu Myristiceae, thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong cả Đông y và Tây y. Trong đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả, bởi trong thành phần của loại quả này có tác dụng gây ức chế hoạt động của các gốc tự do và ngăn ngừa được sự phát tán bệnh.

Chuẩn bị: 

  • 10g hạt nhục đậu khấu
  • 20ml thìa mật ong nguyên chất
Chữa bệnh chàm tận gốc
Hạt nhục đậu khấu là một trong các bài thuốc Nam giúp ngăn ngừa bệnh chàm

Cách thực hiện:

  • Trộn mật ong cùng hạt nhục đậu khấu tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ bằng nước ấm rồi lau bằng khăn mềm khô. Sau đó bôi một lớp mỏng hỗn hợp vào vùng da bị chàm và để yên trong vòng 30 phút.
  • Sau 30 phút thì rửa lại bằng nước ấm, thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì ít nhất 1 tháng.

Chữa bệnh chàm bằng nghệ

Theo nghiên cứu, trong tinh chất của nghệ có chứa thành phần Curcumin có đặc tính chống viêm và diệt khuẩn hiệu quả. Đặc tính này có khả năng làm giảm sự sản sinh các enzym gây viêm và khống chế được bệnh chàm lây lan.

Chuẩn bị:

  • 1 thìa tinh bột nghệ
  • 1 cốc nước sôi

Cách thực hiện:

  • Cho 1 thìa bột nghệ khuấy đều cùng với 1 cốc nước sôi. Sau đó đun hỗn hợp này khoảng 10 phút trên lửa nhỏ.
  • Chờ cho nước nguội dần rồi đem rửa vùng da bị bệnh hoặc có thể dùng để uống.

Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa

Dầu dừa được chứng minh là nguyên liệu chứa nhiều thành phần rất tốt cho da như chống viêm, ngăn sự phát triển của tụ cầu, tăng phục hồi da sau tổn thương, giảm tình trạng ngứa, sưng tấy và giữ ấm cho da, giúp da mềm mại hơn. Sử dụng dầu dừa để chữa bệnh chàm được các chuyên gia đánh giá cao.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ và rửa tay trước khi thực hiện.
  • Sử dụng bông gạc nhún vào lọ dầu dừa sau đó đắp lên vùng da bị chàm đỏ.
  • Dùng băng băng lại khu vực đắp trong khoảng 15 – 20 phút để dầu dừa thấm vào da.
  • Sau đó bỏ ra rồi sử dụng khăn mềm sạch để lau lượng dầu dừa còn sót lại trên da.

Chữa bệnh chàm bằng tinh dầu hoa cúc

Hoa cúc không chỉ được sử dụng để làm trà thưởng thức, giúp tinh thần thoải mái mà còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt các loại vi khuẩn nhằm loại bỏ các vết chàm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ từ 2 – 3 giọt tinh dầu hoa cúc cùng với 1 thìa dầu ô liu rồi trộn đều lên.
  • Sau đó bôi hỗn hợp trực tiếp lên vùng da bị chàm rồi mát xa nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút.
  • Rửa lại bằng nước sạch, thực hiện 2 lần mỗi ngày giúp tình trạng thuyên giảm.

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm

Bệnh chàm là tình trạng viêm da cơ địa, nếu bệnh được chăm sóc đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa bệnh phát tán và lây lan hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể áp dụng chế độ chăm sóc bệnh chàm như sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh chàm. Nên lưu ý, khi tắm không được chà xát quá mạnh vào vùng da bị chàm vì có thể gây trầy xước, viêm nhiễm. Khi tắm, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, nên hạn chế sử dụng xà phòng.
  • Tạo thói quen uống nhiều nước mỗi ngày từ 2 – 2.5 lít để thanh nhiệt và độc tố sẽ không đọng trên lớp biểu bì của da.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượi, bia và nước ngọt có gas,…
  • Bổ sung các thoại thực phẩm tốt cho sức khỏe vào thực đơn mỗi ngày như rau, củ quả tươi. Nên tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho da như tôm, cua, đậu phộng,…
  • Tránh tiếp xúc với các dị ứng gây bệnh như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất độc hại. Tường xuyên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc từ thiên nhiên, cân bằng độ pH và không chứa các thành phần gây kích ứng da.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để lan da luôn được duy trì trong trạng thái ẩm mịn và hạn chế được tình trạng khô ráp, bong tróc.
  • Dưỡng ẩm da đều đặn từ 2 – 4 lần mỗi ngày, bởi vì da luôn trong trạng thái khô ráp và bong tróc do sự thiếu hụt Filaggrin ở lớp thượng bì.
  • Trước khi ra ngoài nên sử dụng kem chống nắng, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tế bào và da sẽ bị tổn thương bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời, gây thoái hóa và làm tăng sắc tố melanin.
Chữa bệnh chàm tận gốc
Máy tạo độ ẩm giúp hạn chế tình trạng da bị khô ráp và bong tróc

Thông tin về “chữa bệnh chàm tận gốc được không” đã được giải đáp trong bài viết trên đây. Người bệnh cần lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để bôi lên vùng da bị chàm mà bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để trao đổi về tình trạng và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để đẩy lùi được các triệu chứng về da hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh chàm trong Đông y và các bài thuốc điều trị

  • Các bệnh chàm da – Đặc điểm, hình ảnh nhận biết