TOP 3 Loại thuốc bôi trị vẩy phấn hồng tốt nhất hiện nay

Bệnh vẩy phấn hồng đặc trưng những nốt ban trên da gây mất thẩm mỹ. Sử dụng thuốc bôi trị vảy phấn hồng sẽ giúp cải thiện bệnh rõ rệt. Cùng tìm hiểu một số loại thuốc giúp trị bệnh lý này cũng như cách sử dụng ngay sau đây.

 Bệnh vẩy phấn hồng là gì?

Bệnh vẩy phấn hồng là một dạng của bệnh vẩy nến, đây là triệu chứng phát ban ngoài da xảy ra phổ biến. Khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy trên da xuất hiện những đốm tròn hoặc hình bầu dục có kích thước lớn từ 2.5cm – 5 cm cùng vẩy nến nổi xung quanh. Khu vực thường dễ xuất hiện nhất là vùng bụng, lưng và ngực.

Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng
Người mắc bệnh vẩy nến phấn hồng nếu không sớm chữa trị thì bệnh sẽ lan ra các vùng xung quanh cơ thể

Theo các chuyên gia cho rằng, bệnh vẩy phấn hồng không phải là một loại bệnh nguy hiểm, và cũng không có biểu hiện lây từ cá thể này sang cá thể khác. Theo như ghi nhận thì bệnh có nguy cơ tái phát cao nếu bạn gặp phải những yếu tố kích ứng hoặc tình trạng da không phù hợp với lối sống.

3 thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng tốt nhất và cách dùng

Theo đánh giá, bệnh có khả năng lây lan sang những vùng xung quanh trên cơ thể nếu không kịp thời ngăn chặn. Để giảm bớt tình trạng lây lan, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về 3 loại thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng tốt nhất hiện nay.

1. Thuốc bôi Daivobet

Thuốc Daivobet là một dạng thuốc được điều chế thành dạng tuýp mỡ, có hai dung lượng là 30g và 15g. Hoạt chất trong thuốc có chứa Calcipotriol (dẫn xuất của vitamin D), Betamethasone (chất corticosteroid) 0.5mg/g và tá dược vừa đủ.

Tác dụng:

  • Chỉ định hỗ trợ các bệnh vảy nến mảng mạn tính thông thường.
  • Trong hoạt chất Calcipotriol có tác dụng gây ra sự biệt hóa và ngăn chặn các tế bào sừng.
  • Còn Betamethasone có chức năng chống viêm, chống ngứa, co mạch và đặc tính ức chế miễn dịch.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Bôi lên vùng da tổn thương bị vảy nến mỗi ngày 1 lần.
  • Thuốc được khuyến cáo sử dụng trong khoảng thời gian là 4 tuần.
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc quá 15g mỗi ngày và 100g mỗi tuần.
  • Không bôi thuốc lên vùng da quá 30% diện tích bề mặt cơ thể.
Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng
Daivobet – Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng

Tác dụng phụ:

  • Gây ra một số tác dụng phụ như teo da, khô da, sạm da, ngứa phát ban,…
  • Nếu sử dụng quá 100g mỗi tuần sẽ làm tăng Calci máu.
  • Thuốc gây ức chế tuyến thượng thận, đục thể thủy tinh, tăng nhãn áp, viêm nang lông, nhiễm trùng, viêm da quanh miệng, viêm da dị ứng hoặc dẫn đến vảy nến thể mủ.

Những đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc:

  • Rối loạn chuyển hóa canxi.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Người mắc bệnh nhiễm khuẩn da không được chữa trị.
  • Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi không được phép sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng: Sau khi bôi thuốc nên rửa tay thật sạch với nước. Tránh bôi lên những vùng da bị tổn thương và nhạy cảm như mắt, miệng, vùng sinh dục. Trong quá trình sử dụng thuốc, tránh tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

2. Thuốc BETNOVATE Cream

Thuốc Betnovate là một dạng kem được điều chế thành thuốc mỡ là một nhóm thuốc chứa corticoid bôi tại chỗ có chứa thành phần Betamethasone valates 0.1%.

Tác dụng: 

  • Trong Betamethasone có tác dụng chống viêm mạnh, giúp đẩy lùi những triệu chứng gây khó chịu trên da như ngứa, đỏ da, sưng đau,…
  • Tổng hợp các loại vitamin có tác động tăng sinh đến các tế bào da gây ra bệnh vảy nến.
  • Ngoài ra còn có một số công dụng như: điều trị một số bệnh lý ngoài da như chàm da, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã,…

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Chữa vảy nến ở trẻ em trên 12 tuổi: bôi mỗi ngày từ 1 – 2 lần tùy thuộc vào tình trạng da.
  • Chữa vảy nến ở người lớn: bôi mỗi ngày 2 lần và không được sử dụng quá 4 tuần.
  • Không được sử dụng quá 50g thuốc mỗi tuần.
Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng
Betnovate cream – Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng

Tác dụng phụ: 

  • Da bị phồng rộp, bong tróc.
  • Làm giảm sắc tố da.
  • Da bị kích như nổi mẩn đỏ, khô.
  • Làm mỏng da.
  • Nổi các mạch máu dưới lớp da.

Một số tác dụng phụ có thể tự biến mất mà không cần có sự can thiệp nào từ bác sĩ. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng nghiêm trọng thì bạn nên ngưng thuốc và nhanh chóng đến gặp bác sĩ điều trị kịp thời.

Những đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng: Tránh để thuốc dính vào tay – mắt – mũi – miệng. Rửa tay thật sạch sau khi bôi thuốc. Đối với phụ nữ mang thai, có ý định mang thai hoặc cho con bú phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Kem bôi da EXPLAQ

Kem bôi da Explaq được điều chế từ thành phần thảo dược có trong tự nhiên giúp điều trị bệnh vẩy phấn hồng rất tốt và hiệu quả. Với các thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cổ chỉ, ba xạc, lá sòi giúp tránh bị ngứa và chữa lành tổn thương vẩy hồng nhanh chóng.

Tác dụng: 

  • Giúp dưỡng da, tạo mùi hương và duy trì độ ẩm.
  • Luôn giữ cho da mềm mại và mịn màng.
  • Góp phần làm sạch vẩy da và tế bào da chết.
  • Chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy và tránh để lại sẹo.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Lau sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm trước khi bôi kem.
  • Đối với người bị vẩy nến: bôi từ 3 – 4 lần mỗi ngày vào buổi sáng, trưa và tối trước khi ngủ.
  • Đối với người bị á sừng, vẩy nến hồng, vẩy phấn trắng, vẩy cá: bôi từ 2 – 3 lần mỗi ngày va2o buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng
Explaq – Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng

Tác dụng phụ: 

Theo các nghiên cứu lâm sàng, kem Explaq có tác dụng điều trị các bệnh về da, về vẩy nến theo chiều hướng tích cực nên hầu như chưa có bất kỳ tác dụng phụ nào. Vì vậy, người dùng có thể yên tâm trong quá trình sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng: Bảo quản sản phẩm ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Kem có hạn sử dụng lên đến 36 tháng kể từ ngày sản xuất nếu bảo quản trong điều kiện tốt.

Trên đây là 3 loại thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng loại tốt được bày bán phổ biến tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể trên.

Có thể bạn tham khảo: Mẹo chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt và những điều cần lưu ý