[Chia sẻ]: Thuốc trị bệnh vảy nến tốt nhất gồm thuốc bôi và uống
Thuốc trị bệnh vảy nến có hiệu quả nhanh chóng và giảm thiểu chi phí trị bệnh. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại thuốc được sử dụng để điều tị vảy nến ngay sau đây.
Theo nhận định của các bác sĩ da liễu, việc lựa chọn thuốc chữa vảy nến phụ thuộc chủ yếu vào thể bệnh, giới tính, mức độ cũng như vị trí bị tổn thương. Chẳng hạn như:
- Thuốc điều trị tại chỗ (thuốc bôi) thường áp dụng cho những trường hợp có vảy nến thể mảng mức độ nhẹ.
- Kết hợp các loại thuốc điều trị tại chỗ với các loại thuốc sử dụng toàn thân (thuốc uống, tiêm, truyền) cho những trường hợp vảy nến thể vừa và nặng.
Thuốc trị vảy nến được chia thành 4 loại chính gồm:
Thuốc sử dụng toàn thân (dạng thuốc uống, tiêm, truyền)
Methotrexat (MXT)
Cơ chế tác dụng
Đây là loại thuốc điều trị toàn thân được sử dụng phổ biến để trị bệnh vảy nến. Thuốc có tác dụng giúp ức chế miễn dịch, chống viêm do tác động trực tiếp lên các tế bào lympho T, đồng thời giúp ức chế việc tăng sinh tế bào. Thuốc Methotrexat thường được dùng kết hợp với phương pháp quang trị liệu khi điều trị vảy nến thể nặng.
Chỉ định sử dụng
Thuốc dành cho những trường hợp bệnh vảy nến từ thể trung bình đến thể nặng.
Liều dùng
Methotrexat được dùng liều khởi đầu khoảng 2,5 – 5mg, mỗi lần uống cách nhau 12 tiếng, uống 3 lần/tuần. Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tăng liều dùng lên 2,5 mg/lần, cứ sau 2 – 4 tuần thì tăng 1 lần cho đến khi đạt liều tối đa là 25mg/tuần.
Hoặc cũng có trường hợp dùng liều ban đầu khoảng 10mg/lần/tuần. Và nếu cần thiết có thể tăng lên 25mg/lần/tuần. Thuốc này có dạng viên nén để dùng theo đường uống và cả dạng truyền, tiêm (tiêm bắp hoặc tĩnh mạch).
Tác dụng phụ
Sử dụng Methotrexat trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
- Buồn nôn, nôn
- Loét niêm mạc
- Viêm dạ dày
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Giảm tế bào máu dẫn đến thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ
- Gây tăng men gan, viêm gan, xơ gan, đặc biệt là gây nhiễm độc tích lũy gan
- Xuất hiện u lympho
Vì vậy, khi được chỉ định sử dụng thuốc Methotrexat bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh nên bổ sung acid folic 1mg/ngày. Nhằm giảm thiếu các tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, giúp tăng enzym mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Đồng thời, giúp ngăn chặn nguy cơ gây thiếu máu hồng cầu.
Chống chỉ định sử dụng
- Methotrexat chống chỉ định sử dụng tuyệt đối cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Bệnh nhân nam và nữ nếu có ý định sinh con buộc phải ngừng sử dụng thuốc trước ít nhất 3 tháng.
- Bệnh nhân nhi khi sử dụng cần hạn chế liều dùng trong khoảng 0,2 – 0,4mg/kg/tuần. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ tình hình của bệnh và sự phát triển, tăng trưởng của trẻ.
Acitretin
Cơ chế tác dụng
Acitretin là loại thuốc uống trị vảy nến được sử dụng cho những trường hợp thể nặng. Thuốc giúp bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào, dần dần bào mỏng lớp sừng trên da nhờ quá trình giảm tốc độ tăng sinh của tế bào sừng,
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kháng viêm, chống tăng sinh, từ đó giúp giảm tình trạng viêm da, giảm bong biểu bì, ban đỏ, tróc lớp sừng da và làm giảm độ dày của các tổn thương vảy nến trên da.
Chỉ định sử dụng
Chỉ sử dụng thuốc Acitretin cho những trường hợp điều trị vảy nến thể nặng, khi mà cơ thể bệnh nhân đã kháng với phương pháp điều trị bệnh vảy nến tại chỗ hay phương pháp quang trị liệu.
Liều dùng
Thông thường, liều dùng khởi đầu của thuốc khoảng 25 – 30mg/lần/ngày, có thể tăng đến 50 mg/lần/ngày nếu được cho phép từ bác sĩ, sử dụng khoảng 2 – 4 tuần. Sau đó, liều dùng hằng ngày sẽ được tùy chỉnh lại theo kết quả sau khi khám lại.
Cụ thể, nếu kết quả bệnh cải thiện tốt với liều 25 – 50mg/ngày thì sẽ được chỉ định dùng thêm trong vòng 6 – 8 tuần nữa. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng liều cao để đạt được hiệu quả trị liệu tốt hơn.
Tác dụng phụ
Hầu hết các bệnh nhân khi sử dụng thuốc Acitretin đều gặp phải một số các tác dụng phụ ngoài mong muốn như:
- Rối loạn cốt hóa xương
- Viêm quanh móng
- Tăng tiết mồ hôi
- Bong tróc da ở mí mắt
- Dị cảm
- U hạt sinh mủ
- Môi khô nứt nẻ
- Kích ứng niêm mạc mũi
- Đau cơ, dày cơ, đau khớp
- Rụng tóc
- Gây tăng enzym gan
- Rối loạn lipid huyết thanh
Đa số các triệu chứng kể trên sẽ tự biến mất sau khi ngừng sử dụng thuốc, riêng tình trạng rối loạn cốt hóa xương thì không tự khỏi. Vì vậy, nếu người bệnh phải chữa vảy nến bằng Acitretin lâu dài thì cần phải kết hợp thăm khám định kỳ chứng rối loạn cốt hóa xương.
Đồng thời, người bệnh phải kiêng rượu tuyệt đối trong suốt quá trình sử dụng thuốc và 2 tháng sau khi đã ngừng thuốc. Điều chỉnh chế độ ăn ít lipid và ít carbohydrat để tránh các tác dụng phụ.
Chống chỉ định sử dụng
- Thuốc dành cho những trường hợp bị vảy nến thể nặng.
- Không sử dụng thuốc nếu có ý định có con, ít nhất là 1 tháng trước khi bắt đầu điều trị, trong điều trị và 3 năm sau khi ngừng uống Acitretin vì có nguy cơ gây quái thai.
- Người bệnh không được hiến máu trong quá trình điều trị và 3 năm sau kể từ khi ngừng uống thuốc.
- Phụ nữ cho con bú không được sử dụng vì thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Tốt nhất không cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 3 năm sau khi ngừng thuốc.
- Không khuyến cáo dùng thuốc cho trường hợp bệnh vảy nến ở trẻ em hoặc chỉ dùng khi các thuốc khác không hiệu quả. Đồng thời phải định kỳ X-quang xương, bao gồm phần đầu gối vì thuốc có thể gây đóng sớm đầu xương.
Ciclosporin
Cơ chế tác dụng
Ciclosporin thuộc nhóm thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, có khả năng ức chế sự phát triển giai đoạn đầu tiên của quá trình hoạt hóa tế bào lympho T. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng ức chế sự giải phóng chất trung gian hóa học có khả năng gây viêm từ bạch cầu ưa bazơ, bạch cầu đa nhân trung tính.
Thuốc có dạng tiêm và dạng uống, bác sĩ sẽ chỉ định dạng sử dụng phù hợp cho từng người bệnh.
Chỉ định sử dụng
Thuốc dùng cho các trường hợp điều trị bệnh vảy nến từ thể trung bình đến thể nặng. Ngoài ra, thuốc cũng có hiệu quả khi điều trị mụn mủ, vảy nến kèm tổn thương móng.
Liều dùng
Tuân theo đơn thuốc của bác sĩ là cách tốt nhất để trị bệnh hiệu quảSử dụng liều khởi đầu của Ciclosporin khoảng 2,5mg/kg/ngày theo dạng uống ngày 2 lần. Sau 4 tuần uống, tùy theo tình trạng bệnh có thể tăng liều lên mức tối đa 4mg/kg/ngày. Theo thống kê thì hầu hết những bệnh nhân dùng liều Ciclosporin 3mg/kg/ngày thì tỷ lệ tái phát là 42% và khoảng 50% bệnh nhân ngừng thuốc sẽ tái phát lại sau 4 tháng.
Vì Ciclosporin thường được khuyến cáo sử dụng liên tục trong khoảng 12 tuần để trị vảy nến. Sử dụng càng lâu thì nguy cơ độc tính càng cao. Vì vậy, tốt nhất cần có phương pháp thay thế phù hợp cho bệnh nhân trước hoặc sau khi ngừng dùng Coclosporin.
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Ciclosporin gồm:
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Đau cơ
- Đau đầu
- Run rẩy
- Tăng huyết áp
- Độc tính thận tích lũy
- Tăng glycerid máu
- Tăng enzym gan
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Có nguy cơ gây ung thư da
Chống chỉ định sử dụng
- Vì thuốc có khả năng chống ức chế miễn dịch rất mạnh nên chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân mắc virus viêm gan C và HIV.
- Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Infliximab
Cơ chế tác dụng
Infliximab nằm trong nhóm thuốc sinh học điều trị vảy nến (thuộc nhóm các thuốc kháng TNF- α). Thuốc có tác dụng ngăn chặn các tác động của yếu tố hoại tử u alpha – TNFα, thay đổi đáp ứng miễn dịch, tạo ra hiệu quả điều trị tận gốc tổn thương trên da.
Đây là loại thuốc đang được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến tại các bệnh viện da liễu. Hiện nay, thuốc được sử dụng bằng 2 đường là tiêm và uống.
Chỉ định sử dụng
Đây là thuốc chữa vảy nến cho các bệnh nhân bị bệnh vảy nến thể mảng và vảy nến thể khớp từ trung bình đến nặng.
Liều dùng
Thông thường, liều truyền tĩnh mạch để trị bệnh vảy nến là 5mg/kg/lần, truyền ít nhất trong 2 giờ đồng hồ. Tiếp tục truyền vào tuần thứ 2 và tuần thứ 6 sau lần truyền đầu tiên. Và sau đó cứ mỗi 8 tuần thì người bệnh sẽ truyền 1 lần.
Tác dụng phụ
Có hiệu quả rất tốt trong việc trị vảy nến nhưng thuốc Infliximab vẫn gây ra một số tác dụng phụ như:
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp, ngoài ra còn có nhiễm trùng huyết, lao mới hoặc lao tái hoạt động, nhiễm nấm Candida.
- Gây nguy cơ khởi phát hoặc làm nặng hơn các bệnh tự miễn như bệnh xơ cứng rải rác, hội chứng Lupus…
- Gây các bệnh ác tính như viêm túi mật, u lympho, ung thư da không sắc tố.
- Viêm mạch, nhiễm trùng da
Chống chỉ định sử dụng
- Phụ nữ mang thai và cho con bú tránh sử dụng thuốc Infliximab
- Nếu vô tình người mẹ mang thai sử dụng thuốc thì trẻ sơ sinh cần phơi nhiễm với thuốc trong vòng vài tháng sau sinh.
Thuốc sử dụng tại chỗ (thuốc bôi)
Vì bản chất là bệnh da liễu nên chắc chắn có rất nhiều người thắc mắc “bị vảy nến thì nên bôi thuốc gì?”. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tại chỗ cho phép sử dụng điều trị bệnh vảy nến và việc lựa chọn loại thuốc cho phù hợp còn tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ bệnh, thuốc sử dụng riêng lẻ hay kết hợp…
Có thể kể đến một số loại thuốc sau:
Corticosteroid
Corticosteroid là thuốc bôi trị vảy nến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thuốc có tác dụng giúp giảm thiểu các triệu chứng đỏ da, bong vảy, chống viêm, ức chế miễn dịch, gây co mạch. Thuốc được bào chế dạng mỡ giúp tăng cường độ thấm và có tác dụng mạnh.
Corticosteroid được phân loại hoạt lực theo các mức độ: cực mạnh (I), mạnh (II), trung bình (III, IV, V), mức độ nhẹ (VI) và yếu (VII).
Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên sử dụng trong vòng 2 – 4 tuần, nếu lạm dụng lâu hơn có thể gây vài tác dụng phụ như làm thoái hóa da, làm mỏng lớp biểu bì, gây bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.
Calcipotriol
Calcipotriol có tác dụng trị vảy nến khá hiệu quả, nó được cho là có hiệu quả hơn so với thuốc Corticosteroid nhóm III. Với cơ chế hoạt động gắn vào thụ thể vitamin D làm ức chế sự tăng sinh của keratin, ức chế hoạt động của lympho-T.
Đặc điểm khi sử dụng Tacrolimus là dễ kích ứng da, gây cảm giác bỏng rát, viêm da tiếp xúc khi bôi, đặc biệt là ở vùng mặt. Thậm chí, có thể làm tăng Calci huyết và ức chế hormone cận giáp khi lạm dụng thuốc ở liều cao hơn 5mg/tuần.
Tazaroten
Tazarotene là thuốc retinoid bôi ngoài da thế hệ thứ ba được bán dưới dạng kem bôi. Thuốc có tác dụng bình thường hóa sự biệt hóa bất thường của các tế bào sừng, từ đó làm giảm tăng sinh chất sừng và sự thâm nhiễm.
Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây nổi mụn, bỏng rát, da ửng đỏ.
Tacrolimus
Tacrolimus thường được sử dụng thay thế Corticosteroid trong những trường hợp vùng da bị tổn thương ở mặt hoặc các nếp gấp nơi mà Corticosteroid khuyến cáo không nên bôi trong thời gian dài. Tacrolimus 0,1% có tác dụng chống viêm tốt với cơ chế gắn vào các protein đặc hiệu ở bên trong nguyên sinh chất của tế bào lympho-T.
Thuốc cũng vô tình gây ra tình trạng viêm da, ban đỏ, kích ứng da, đau rát, phù nề tại vị trí bôi thuốc, nhiễm trùng da. Khuyến cáo khi sử dụng thuốc này thì không kết hợp với phương pháp điều trị vảy nến bằng UVB.
Acid salicylic
Acid salicylic là dạng chất giúp tiêu sừng, nó giúp tăng lượng hơi ẩm bên trong làn da, sau đó phân rã sự kết dính tế bào sừng với nhau trên vùng da bị vảy nến.
Quá trình bôi thuốc có thể gây ra kích ứng và hội chứng salicylic toàn thân (gồm buồn nôn, nôn tăng thông khí).
Thuốc hỗ trợ điều trị vảy nến
Kháng histamin H1 và kẽm oxyd 10% thường được sử dụng kết hợp để giảm triệu chứng ngứa ngáy, đỏ rát tại vùng da tổn thương do vảy nến.
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm dược mỹ phẩm được sản xuất có chứa 2 thành phần này và rất phong phú về dạng bào chế như sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng ẩm, xà phòng…Các sản phẩm này có mùi dịu nhẹ, dễ sử dụng lại có tác dụng dưỡng ẩm tốt, giảm ngứa, rát cho người bệnh.
Việc sử dụng các sản phẩm này còn giúp người bệnh tránh được tác dụng phụ của hoạt chất kháng histamin toàn thân.
Thuốc điều trị bệnh mắc kèm
Kháng sinh là loại thuốc phổ biến nhất trong việc kết hợp trong quá trình điều trị vảy nến. Nguyên nhân là do làn da của bệnh nhân đang bị tổn thương nên rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến còn có thể được kê đơn thuốc NSAIDs (Thuốc chống viêm không steroid) khi có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
Ngoài ra, có một số bệnh nhân vảy nến còn sử dụng các loại thuốc trị bệnh mắc kèm như:
- Thuốc điều trị rối loạn lipid máu
- Thuốc điều trị tăng huyết áp
- Thuốc chống loét đường tiêu hóa
Bài thuốc Đông y kết hợp UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA
Bên cạnh các loại thuốc Tây y thông thường thì thuốc Đông y cũng là giải pháp được được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị căn bệnh vảy nến. Các bài thuốc Đông y có ưu điểm là lành tính và an toàn hơn. Bên cạnh đó, Đông y cũng mang lại hiệu quả điều trị cao, giúp phòng ngừa tái phát bệnh lâu dài.
Một trong những bài thuốc Đông y điều trị vảy nến được đánh giá toàn diện nhất hiện nay là Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Bài thuốc là thành quả nghiên cứu khoa học trong suốt 3 năm của đội ngũ chuyên gia hàng đầu, được phát triển trên nền tảng bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông.
Thanh bì Dưỡng can thang được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV3 là giải pháp hiệu quả giúp khắc chế và kiểm soát ổn định triệu chứng vảy nến, ngăn chặn bệnh tái phát trong thời gian dài.
Mời độc giả xem chi tiết: VTV2 giới thiệu bài Thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Với công thức bài thuốc đột phá, kết hợp chặt chẽ 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NG M RỬA, Thanh bì Dưỡng can thang mang đến phác đồ điều trị vảy nến toàn diện theo cơ chế tác động kép “trong – ngoài” phối hợp. Bài thuốc vừa điều trị, vừa phục hồi, chú trọng loại bỏ căn nguyên gây vảy nến từ sâu bên trong cơ thể, mang lại hiệu quả lâu dài.
Bên trong: đi sâu giải độc, tăng cường đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, loại bỏ các yếu tố dị nguyên xâm nhập gây khởi phát vảy nến, điều hòa các tạng phủ, đặc biệt chú trọng vào can, thận. Chú trọng nâng cao chỉnh khí, cải thiện hệ miễn dịch.
Bên ngoài: Xử lý trực tiếp vào vùng tổn thương, khoanh vùng vảy nến, điều trị các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, tái tạo và phục hồi da.
Thanh bì Dưỡng can thang nổi bật với những ưu điểm khác biệt và vượt trội như:
✔️ Tuân thủ chặt chẽ biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, điều trị vảy nến từ gốc.
✔️ Phối hợp hơn 30 thảo dược quý hiếm theo nguyên tắc “quân, thần, tá, sứ” cho hiệu quả vượt trội.
✔️ Cơ chế tác động kép “trong uống, ngoài bôi” tăng gấp đôi hiệu quả.
✔️ Thành phần 100% thảo dược SẠCH, đạt chuẩn GACP-WHO.
✔️ An toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ.
✔️ Thành phần linh hoạt, có thể gia giảm cho phù hợp với cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh riêng của từng người.
✔️ Sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
✔️ Dạng bào chế tiện lợi, không cần đun sắc giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức.
Theo số liệu thống kê từ các phòng khám của Trung tâm Thuốc dân tộc, tính tới tháng 1/2020 đã có tới 4018 bệnh nhân được cứu thoát khỏi căn bệnh vảy nến dai dẳng nhờ vào bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Đặc biệt trong số đó có rất nhiều trường hợp bệnh nặng và phức tạp.
- Ông Tiết Quang Tuấn (Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây tôi từng bị vảy nến nặng, lan khắp từ lưng, xuống hông, đùi, mông. Nhiều khi vảy nến lên nhiều quá không thể làm được việc gì. Tôi cũng đi chữa nhiều bệnh viện rồi, nhưng chỉ được 1 thời gian vảy nến lại lên. Sau đó tôi được con gái đưa đến Trung tâm Thuốc dân tộc chữa bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Chỉ sau 3 tháng điều trị vảy nến của tôi đã hết hoàn toàn. Rất lâu rồi không còn nổi vảy nến nữa.” Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
- Ông Chu Trần Nhã (Hà Nội) chia sẻ: “Suốt 10 năm mắc bệnh vảy nến cuộc sống của tôi không có một ngày nào vui vẻ. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn khiến tôi nhiều lần bị nhìn bằng ánh mắt xa lánh. Vô tình biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc, tôi tới thăm khám và điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Suốt 6 tháng kiên trì không một ngày bỏ thuốc, tôi đã chiến thắng căn bệnh này. Nhiều năm nay tôi không còn bị vảy nến nữa.” Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Bên cạnh đó, bài thuốc còn nhiều lần được báo chí viết bài, đưa tin và dành tặng nhiều lời tán dương về hiệu quả điều trị vảy nến.
Một số loại thuốc khác
Đối với những trường hợp bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trị bệnh vảy nến toàn thân (các loại thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc truyền) thì tùy vào từng loại thuốc mà bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc khác như:
- Phối hợp đa vitamin và khoáng chất
- Thuốc hướng gan
- Sắt + Acid folic
Nhìn chung, có rất nhiều loại thuốc điều trị vảy nến, từ dạng uống cho đến dạng bôi. Vì vậy, bác sĩ và người bệnh cần phải phối hợp cùng nhau để hướng đến việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả, an toàn và hợp lý, đẩy lùi bệnh càng sớm càng tốt.
* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện, cơ sở uy tín để được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.