Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp theo Bộ Y tế (Cập nhật mới nhất)
Mới đây, Bộ Y tế đã đưa ra phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới. Kết hợp thuốc chuyên khoa và chăm sóc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết sau đây sẽ đưa ra những thông tin chi tiết về phác đồ chữa trị mà hầu hết các bệnh viện đang áp dụng.
Viêm phế quản cấp là gì?
Viêm phế quản là tình trạng mà các niêm mạc ngay ống phế quản bị viêm nhiễm nguyên nhân chủ yếu là do các loại vi khuẩn, virus cùng những tác nhân môi trường ảnh hưởng đến. Căn bệnh này được chia thành hai loại khác nhau là viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn tính.
Thông thường, những bệnh nhân bị viêm phế quản cấp sẽ mau lành, các triệu chứng nhứ, sưng viêm, phù nề chỉ diễn ra trong thời gian nhất, khoảng vài tuần. Không giống với viêm phế quản mãn tính, tình trạng này đa phần xuất hiện là do các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virsu gây ra (chiếm hơn 90%). Đây là tình trạng bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và cả những người trưởng thành. Bệnh thường gặp vào những thời điểm giao mùa, lúc này thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp tính là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính diễn ra ở các niêm mạc chưa từng bị tổn thương của phế quản. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn, virus. Người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp tính
Khi vừa mới phát hiện một số triệu chứng bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời. Đa phần các tình trạng viêm phế quản cấp tính đều sẽ được chẩn đoán nhờ vào việc thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm đơn giản.
Lâm sàng:
- Những dấu hiệu ban đầu có thể dễ nhận biết của bệnh đó là những dấu hiệu của viêm đường hô hấp như sổ mũi, hắt hơi, viêm mũi họng, sốt nhẹ,…
- Ho: Lúc đầu chỉ là những cơn ho khan, sau đó kéo dài dẫn đến khàn tiếng.
- Đờm: Ho có đờm màu trắng hoặc màu vàng, xanh đục giống như mủ.
- Tùy vào cơ địa mỗi người mà có thể xuất hiện sốt nhẹ, sốt cao, đôi khi không có dấu hiệu sốt.
- Khám phổi: Bình thường hoặc ran rít, ran ngáy.
Cận lâm sàng (Xét nghiệm):
- Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu tăng dần, tốc độ máu lắng tăng nếu tình trạng bệnh đang nhiễm vi khuẩn.
- X quang phổi: Thành phế quản dày hơn
- Nuôi cấy vi khuẩn, nuôi cấy tế bào hoặc PCR để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Thời gian điều trị viêm phế quản cấp tính trung bình có thể từ 3 đến 10 ngày, tùy vào tình trạng và cơ địa của mỗi người mà đôi lúc có thể lên đến vài tuần. Phác đồ điều trị cụ thể sẽ bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân. Sau khi điều trị, các triệu chứng ho khan có thể kéo dài thêm vài tuần sau đó. Thông thường, nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản cấp tính là do nhiễm vi khuẩn, virus nên không cần phải sử dụng kháng sinh. Nhiều trường hợp đối với người lớn cũng không cần phải điều trị mà sẽ tự khỏi sau thời gian ngắn.
Điều trị theo triệu chứng:
_ Người bệnh cần phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước mỗi ngày, bỏ thói quen hút thuốc lá.
_ Đối với tình trạng ho khan:
- Sử dụng một trong các loại thuốc như Dextromethorphan 10-20 mg/24 giờ, Terpin codein 15- 30 mg/24 giờ hoặc Corticoid uống (prednisolon 0,5mg/kg/24h) x 5-7 ngày.
- Đối với trẻ em dưới 18 tuổi không khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho có chứa Codein.
- Đối với trường hợp người lớn ho nhiều, mệt mỏi, khó ngủ thì có thể sử dụng với liều lượng cho phép.
_ Ho có đờm: sẽ được chỉ định dùng Acetylcystein 200 mg x 3 gói/24 giờ
_ Co thắt phế quản: Tình trạng này sẽ được kê đơn sử dụng những dạng thuốc làm giãn phế quản tăng cường beta 2 như
- Uống salbutamol 4 mg x 2-4 viên/24 giờ.
- Khí dung Salbutamol 5mg x 2- 4 nang/24 giờ
- Phun xịt Salbutamol
_ Đối với đối tượng là trẻ em bị viêm phế quản cấp có các triệu chứng khó thở, cơ địa bị suy hô hấp mãn tính, tình trạng co thắt phế quản nặng hơn thì cần phải thở oxi, tiêm kháng sinh, hỗ trợ điều chỉnh điện giải, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh bằng cách dùng corticoid.
_ Trong suốt quá trình điều trị theo phác đồ chữa viêm phế quản cấp, người bệnh cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Điều trị theo nguyên nhân:
_ Nếu cần có thể sử dụng thuốc kháng virus, thông thường sẽ dùng thuốc kháng virus cúm A.
_ Đối với các trường hợp chỉ bệnh viêm phế quản đơn thuần, nhất là người trưởng thành thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
_ Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp:
- Các triệu chứng ho kéo dài liên tục từ 7 ngày trở lên.
- Khạc đờm mủ
- Những bệnh nhân có bệnh mãn tính nghiêm trọng như ung thư, suy tim.
_ Tùy vào kinh nghiệm điều trị của bác sĩ, tình hình kháng thuốc tại mỗi địa phương và kết quả nuôi cấy vi khuẩn mà có thể lựa chọn những loại thuốc kháng sinh khác nhau như:
- Cefuroxim 1,5 g/24 giờ
- Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin 2-3 g/24 giờ
- Ampicillin, Amoxicillin: dùng liều 3g/24 giờ
- Amoxicillin – acid clavulanic; Ampicillin – sulbactam: dùng liều 3g/24 giờ
- Macrolid: Azithromycin 500 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày hoặc Erythromycin liều 1,5g ngày x 7 ngày. ( Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh nhóm này chung với thuốc giãn phế quản nhóm IMAO, xanthin).
Chăm sóc và phòng bệnh viêm phế quản
Bên cạnh các biện pháp điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, người bệnh cũng nên thực hiện một số phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa trị bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
- Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá. Khi ra ngoài nhớ đeo khuẩn trang cẩn thận, đặc biệt là những nơi có hóa chất độc hại, ô nhiễm, nhiều khói bụi,…
- Sử dụng máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm để cung cấp không khí ẩm cho cơ thể.
- Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng các bài tập thể dục thê thao, điều này còn giúp các cơ hoành được thư giãn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trên đây là phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế. Để có thể rút ngắn thời gian điều trị cũng như giúp cho người bệnh mau hồi phục sức khỏe, bạn cần đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế có uy tín để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ phù hợp nhất.