Nguyên nhân dịch mũi chảy xuống cổ họng và cách chữa hiệu quả
Dịch mũi chảy xuống cổ họng là rắc rối thường gặp. Theo dõi bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân và cách chữa hiệu quả.
Dịch mũi chảy xuống cổ họng là bị gì?
Dịch từ mũi chảy xuống họng là tình trạng xảy ra lúc dịch nhầy tích tụ rất nhiều trong mũi, khiến cho các xoang bị viêm hoặc không thể thoát ra được hết bằng đường mũi sẽ có tình trạng chảy dịch xuống họng. Thông thường, dấu hiệu này có khả năng diễn ra trong trường hợp bạn mắc viêm xoang sàng sau.
Căn cứ vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh để quyết định việc nước mũi tiết xuống họng có gây mùi hôi hay không. Trong trường hợp nhẹ thì nước mũi tiết xuống họng ở dạng lỏng và trong thì sẽ chưa có mùi khó chịu. Nhưng nếu để căn bệnh viêm xoang tác hại nặng nề hơn thì dịch nhầy sẽ có màu vàng, đục hoặc xanh kèm theo mùi khó chịu.
Theo các chuyên gia khoa mũi họng cho biết, nước mũi chảy xuống họng thường gặp ở một số người bị bệnh cảm, còn lại các trường hợp chảy nước mũi xuống họng là triệu chứng của một số bệnh như:
- Viêm xoang: Nấm và vi khuẩn tấn công vào niêm mạc xoang mũi gây bít tắc lỗ xoang dẫn đến viêm nhiễm và tạo hốc mủ trong xoang. Lâu ngày sự tích tụ của mủ và dịch nhầy sẽ tràn xuống họng. Khi đó, vùng niêm mạc xoang sẽ thường bị viêm nhiễm, nhất là xoang sàng sau và xoang bướm.
- Viêm mũi họng xuất tiết: Đây là tình trạng niêm mạc mũi họng bị viêm, chảy nước mũi trong, nước mũi bị tràn xuống cổ họng gây đau rát, ho, hắt hơi liên tục, ngạt mũi,… Đặc biệt là vào những ngày thời tiết thay đổi thì cơ thể bị suy yếu khiến cho bệnh càng bị lây lan nhiều hơn.
- Viêm mũi mãn tính: Là giai đoạn nặng của bệnh viêm mũi, thường gặp nhiều nhất ở người lớn. Bệnh sẽ có một số biểu hiện cụ thể như chảy nước mũi, ngạt mũi, dịch mũi chảy xuống họng gây khó chịu, ho khan, ho có đờm hoặc khứu giác suy giảm rõ rệt.
- Polyp mũi: Polyp chính là các khối thịt, u trong xoang mũi. Nếu khối polyp phát triển lớn sẽ gây cản trở đường thở dẫn tới nghẹt mũi, điếc mũi. Do đó, người bị polyp mũi sẽ thường có cảm giác nước mũi chảy xuống họng và khi quan sát sẽ thấy vách ngăn mũi vẹo.
Điều trị dịch mũi chảy xuống cổ họng
Để điều trị tình trạng dịch mũi chảy xuống cổ họng thì người ta thường chữa trị bằng các biện pháp Tây y hoặc áp dụng một số bài thuốc dân gian để hỗ trợ.
1. Phương pháp Tây y trị dịch mũi chảy xuống cổ họng
Để điều trị tình trạng dịch mũi chảy xuống họng thì cần phải thực hiện chẩn đoán. Bệnh sẽ thường xuất phát trong trường hợp nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
1.1. Trường hợp không bị nhiễm khuẩn
Đối với trường hợp không bị nhiễm khuẩn hoặc xuất phát từ những nguyên nhân do dị ứng thời tiết thì cần thực hiện khâu vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra cũng có thể điều trị bệnh bằng những thuốc xịt có tác dụng kháng viêm hoặc kháng dị ứng.
Việc xông mũi đều đặn sẽ giúp tạo độ ẩm cho mũi nhằm hạn chế tình trạng nước mũi chảy xuống họng. Do đó, bạn có thể đến trực tiếp phòng khám chuyên về tai – mũi – họng để thực hiện xông để đảm bảo cách xông đúng và tác dụng nhanh.
Tuy nhiên người bệnh cũng có thể tự xông tại nhà nhưng phải thực hiện đúng cách. Có thể sử dụng tinh dầu trà nguyên chất hoặc dầu gió để xông làm thông mũi, hạn chế dịch đờm. Mỗi ngày xông từ 1 – 2 phút và kết hợp với phương pháp vệ sinh mũi sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng nước mũi chảy xuống họng.
1.2. Trường hợp bị nhiễm khuẩn
Trường hợp bị nhiễm khuẩn khiến cho nước mũi chảy xuống họng thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh như: Thuốc chứa steroid, thuốc kháng histamine, clorpheniramin… Nếu xuất hiện các dấu hiệu như dịch đờm vàng xanh hoặc có mùi hôi tanh thì cần đi thăm khám kịp thời vì có thể bạn đã bị tình trạng dịch mũi chảy xuống họng dạng nhiễm khuẩn.
Trong quá trình sử dụng thuốc tây để điều trị tình trạng dịch mũi chảy xuống họng thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng liều lượng phù hợp.
- Không lạm dụng thuốc để tránh gây lờn thuốc hoặc gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
- Chẩn đoán và xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị chính xác.
2. Phương pháp dân gian trị dịch mũi chảy xuống cổ họng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây điều trị, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị chứng dịch chảy mũi xuống cổ họng nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh:
2.1. Ngải cứu trị dịch mũi chảy xuống cổ họng
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, trong ngải cứu có tính kháng viêm và làm giảm kích thích giúp nước mũi ít chảy xuống cổ họng. Chính vì vậy mà ngải cứu được xem là cách trị viêm xoang dị ứng và viêm mũi mãn tính hiệu quả.
Thực hiện:
- Lấy 100g ngải cứu tươi, chỉ lấy lá và thân non đem rửa sạch và phơi khô.
- Ngải cứu sau khi đem phơi khoảng 1 ngày thì đem giã và bỏ vào một tờ giấy cuộn lại như điếu thuốc rồi đốt xông khói này lên mũi.
2.2. Nghệ tươi trị dịch mũi chảy xuống cổ họng
Theo Đông y, nghệ tươi có tính cay nóng, vị đắng giúp giảm đau và kháng viêm. Ngoài ra, trong nghệ còn chứa hoạt chất kháng sinh là curcumin giúp điều trị mãn tính và ung thư khá tốt. Do đó, nghệ tươi được xem là nguyên liệu thiên nhiên dùng để điều trị dịch mũi chảy xuống họng.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 củ nghệ tươi và đem giã nát để ép lấy nước nghệ để uống.
- Phần còn lại thì nhỏ vào lỗ mũi 2 lần/ ngày để làm thông mũi.
2.3. Lá chanh trị dịch mũi chảy xuống cổ họng
Lá chanh có tính sát khuẩn cao và lành tính giúp hạn chế nước mũi chảy xuống họng. Súc miệng bằng nước lá chanh sẽ giúp làn tan long đờm, trị viêm họng và viêm xoang hiệu quả.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá chanh, đem phơi khô rồi đun sôi khoảng 10 phút và cho thêm 1 muỗng cafe muối.
- Lấy một chiếc khăn sạch để lọc lấy nước và cho vào chai thủy tinh.
- Cứ mỗi buổi sáng thì bạn hãy dùng nước dung dịch này để súc miệng.
Có thể thấy, dịch mũi chảy xuống họng là tình trạng tuy không gây nguy hiểm, nhưng việc xác định được nguyên nhân là điều rất cần thiết để giúp người bệnh có thể tránh được những biến chứng không mong muốn xảy ra. Do đó, để cảm thấy yên tâm hơn thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.