[6+ Mẹo hay bỏ túi] Chữa viêm họng bằng lá trầu không

Chữa viêm họng bằng lá trầu không có tốt không, áp dụng trong trường hợp nào? Bài viết sẽ giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể.

Lá trầu không chữa viêm họng là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chữa trị bằng lá trầu không cũng mang lại hiệu quả. Để phát huy công dụng vốn có của nó, bài viết sẽ chia sẻ đến bạn các cách chữa viêm họng bằng lá trầu không cực đơn giản.

Vì sao lá trầu không chữa được viêm họng?

Trầu không hay còn được gọi là thược tương, trầu lượng, thổ lâu đằng,… thuộc dạng thân leo, có lá màu xanh, hình tim thường mọc đối xứng và có gân nổi trên mặt dưới. Loại cây này thường được trồng phổ biến ở nước ta và các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới.

Chữa viêm họng bằng lá trầu không
Lá trầu không có chứa 1 lượng lớn các tinh dầu có khả năng ức chế giúp tiêu diệt các chủng vi khuẩn

Từ xưa đến nay, lá trầu không chỉ được biết đến dùng để ăn trầu, nhuộm răng mà còn nổi tiếng trong việc chữa trị các bệnh lý như ho hen, lở loét và phụ khoa. Chính vì tính đa năng này mà lá trầu không thường được ứng dụng để chữa bệnh trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

Theo quan điểm của y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm và mùi hắc quy vào các kinh Phế, Vị, Tỳ. Nhờ tác dụng ôn trung hoà khí, khu phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống vì vậy mà dân gian thường dùng để chữa các chứng bệnh gây sưng viêm, ho có đờm, ngứa họng, đau đầu và viêm họng.

Theo y học hiện đại, lá trầu không sở hữu các vitamin và axit amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Lá trầu không được coi là một kháng sinh tự nhiên nhờ vào những hoạt chất như sau:

  • Eugenol: Có tác dụng kháng khuẩn và chống loét.
  • Tanin: Có khả năng khử các gốc tự do, chống oxy hoá và kháng viêm.
  • Cineol: Làm lỏng chất nhầy ở đường hô hấp, giúp giảm đau và sưng tấy, chống oxy hoá và kháng khuẩn.

Nhờ vào các hoạt chất này mà lá trầu không có chứa hàm lượng lớn các tinh dầu có khả năng ức chế giúp tiêu diệt các chủng vi khuẩn như: Liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn,… nhằm ngăn chặn và kiểm soát tình trạng bệnh.

Không những vậy, các hoạt chất có trong lá trầu không còn giúp làm dịu họng, giảm ngứa ngáy, giảm ho và kháng viêm hiệu quả. Đó cũng chính là lý do vì sao mà lá trầu không lại trở thành các vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc trị viêm, trong đó có viêm họng.

Các cách chữa viêm họng bằng lá trầu không cực đơn giản

Mặc dù biết rõ công dụng của lá trầu không trong việc chữa bệnh viêm họng, nhưng không phải ai cũng biết cách làm. Dưới đây sẽ là một số bài thuốc chữa viêm họng mà bạn có thể tham khảo:

1. Chữa viêm họng bằng cách uống nước lá trầu không

Đây là cách chữa viêm họng bằng lá trầu không đơn giản, dễ thực hiện. Lá trầu có mùi cay nồng nên có thể sẽ rất khó uống, tuy nhiên bài thuốc này chỉ phù hợp cho những người có hệ tiêu hoá tốt và không nên áp dụng cách này đối với trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

  • 7 – 8 lá trầu không
  • 200ml nước lọc

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá trầu không đem ngâm với nước muối rồi rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Bước 2: Sau đó, cho lá trầu không đun sôi cùng với 200ml nước lọc, đến khi sôi thì tắt bếp để nguội
  • Bước 3: Dùng nước lá trầu không vừa đun để uống hàng ngày, mỗi ngày uống từ 7 – 10 lần, có thể thay thế cho nước uống. Kiên trì thực hiện từ 3 – 5 ngày tình trạng sẽ dần được cải thiện.

2. Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với nghệ

Theo Đông y, nghệ có tính ôn, vị đắng hơi cay có công dụng chống viêm và trị viêm họng hiệu quả. Theo y học hiện đại thì trong nghệ có chứa thành phần là 25 Cacbua tecpenic và 5% tinh dầu giúp diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Vì vậy, kết hợp lá trầu không với nghệ sẽ làm tăng hiệu quả gấp đôi, không chỉ hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả mà còn giúp làm dịu cổ họng, bớt sưng tấy và đau rát chỉ trong một thời gian ngắn.

Nguyên liệu:

  • 3 – 5 lá trầu không
  • 1 củ nghệ tươi
Chữa viêm họng bằng lá trầu không
Kết hợp lá trầu không kết hợp với nghệ làm tăng hiệu quả chữa viêm họng

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không và ngâm qua với nước muối loãng. Còn nghệ thì đem cạo sạch vỏ rồi rửa sạch.
  • Bước 2: Đem lá trầu không và nghệ để xay nhuyễn hoặc giã nát. Sau đó đổ khoảng 100ml nước sôi vào cùng hỗn hợp, khuấy đều và để nguội.
  • Bước 3: Lọc lấy nước cốt của hỗn hợp trên và bỏ bã. Kiên trì mỗi ngày uống 5 lần để cải thiện triệu chứng.

3. Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với mật ong

Trong mật ong có chứa nhiều thành phần là các vitamin và các khoáng chất có lợi giúp bổ sung các chất dinh dưỡng bệnh trong quá trình điều trị. Đồng thời các hoạt chất có trong mật ong còn có công dụng khử trùng tự nhiên, giúp tiêu diệt và ức chế các mầm bệnh và ngoài ra còn có khả năng tái tạo vùng niêm mạc bị tổn thương hiệu quả.

Không những vậy, thành phần chủ yếu của mật ong là đường Glucose có khả năng kháng viêm, loại đường này có thể chuyển hoá thành Hydrogen peroxide và trở thành chất kháng khuẩn tốt. Vì vậy mà việc kết hợp lá trầu không với mật ong sẽ là một bài thuốc hoàn hảo để chữa viêm họng.

Nguyên liệu:

  • 4 – 5 lá trầu không
  • 3 – 4 muỗng mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm cùng với nước muối loãng trong vòng 15 phút để loại bỏ tạp chất rồi rửa sạch 1 lần nữa bằng nước.
  • Bước 2: Giã nhuyễn hoặc xay nát lá trầu. Sau đó đổ khoảng 300ml nước sôi vào, khuấy đều và để yên khoảng 30 phút.
  • Bước 3: Dùng rây để lọc lấy nước lá trầu không và bỏ bã. Cho thêm mật ong đã chuẩn bị sẵn, khuấy đều rồi uống.
  • Bước 5: Mỗi ngày chỉ cần uống 2 lần, mỗi lần uống từ khoảng 400 – 500ml  nước của lá trầu không pha cùng với mật ong. Thực hiện liên tục trong vài ngày thì tình trạng bệnh sẽ được nhanh chóng cải thiện.

Lưu ý:

  • Không sử dụng hỗn hợp này khi đã để qua đêm vì chúng sẽ sinh độc.
  • Không nên áp dụng biện pháp này để chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi vì hoạt tính có trong lá trầu sẽ làm ảnh hưởng đến bé.

4. Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với gừng

Trầu không và gừng đều thuộc tính ấm, có vị cay, quy vào kinh Phế, Tỳ. Vị cay, tính ấm của gừng không chỉ giúp giữ ấm cổ họng, giảm ho, tiêu viêm, tiêu đờm mà còn sát khuẩn tốt nhờ vào hoạt chất là Gingerol và Cineol.

Vì vậy, khi kết hợp gừng với lá trầu không làm thành bài thuốc chữa viêm họng sẽ làm tăng gấp đôi hiệu quả điều trị, đồng thời giúp rút ngắn thời gian điều trị và đem đến cho người bệnh cảm giác dễ chịu.

Nguyên liệu:

  • 9 – 10 lá trầu không
  • 1 củ gừng
Chữa viêm họng bằng lá trầu không
Hoạt chất Gingerol và Cineol có trong gừng giúp giảm ho, tiêu viêm, tiêu đờm, sát khuẩn tốt,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gừng đem cạo vỏ, rửa thật sạch, để cho ráo nước và đem thái thành từng sợi nhỏ.
  • Bước 2: Lá trầu không cũng đem rửa qua với nước và ngâm cùng với nước muối khoảng 15 phút thì rửa sạch lại bằng nước lọc.
  • Bước 3: Giã nhuyễn lá trầu không cùng với gừng. Sau đó đổ khoảng 200ml nước sôi vào, khuấy đều và để khoảng 30 phút.
  • Bước 4: Dùng rây lọc lấy nước. bỏ bã. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối sau khi ăn khoảng 30 phút. Áp dụng cách này liên tục từ 5 – 6, bạn sẽ thấy tình trạng đau rát, ngứa họng, ho khan được cải thiện đáng kể.

5. Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với nụ đinh hương và nhục đậu khấu

Lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương khi kết hợp sẽ trở thành bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả, đặc biệt là viêm họng mủ. Các vị thuốc này đều có công dụng trị ho, tiêu đờm và khử phong hàn rất tốt.

Nguyên liệu:

  • 9 lá trầu không
  • 5g nhục đậu khấu
  • 5g nụ đinh hương

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem 3 nguyên liệu đã chuẩn bị rửa qua với nước rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút thì rửa sạch một lần nữa với nước.
  • Bước 2: Cho hết nguyên liệu vào đun sôi cùng với 600ml nước lọc, đến khi nước sôi thì vặn nhỏ bếp và đun tiếp cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp để nguội dần rồi uống.
  • Bước 3: Mỗi ngày sắc thành 1 thang thuốc, chia làm 3 lần uống vào buổi sáng, trưa và tối. Duy trì thực hiện trong vòng 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

6. Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với củ nén

Củ nén còn có tên gọi khác là hành tăm, có vị cay, tính ấm và mùi hăng có công dụng trong việc trị ho, tiêu viêm, khử phong hàn. Nhờ vào các hoạt chất có lợi cho nên củ nén sẽ hỗ trợ khả năng đào thải các tác nhân gây hại hiệu quả, giúp ngăn chặn virus và vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho cơ thể.

Nguyên liệu: 

  • 9 – 10 lá trầu
  • 9 củ nén
Chữa viêm họng bằng lá trầu không
Các thành phần có trong củ nén giúp ngăn chặn virus và vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho cơ thể

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá trầu không rửa sạch rồi ngâm cùng với nước muối khoảng 15 phút rồi rửa một lần nữa với nước.
  • Bước 2: Củ nén bóc vỏ, rửa sạch, để cho ráo nước và cho hết nguyên liệu vào cối để giã nát.
  • Bước 3: Sau đó cho khoảng 200ml nước sôi vào hỗn hợp, khuấy đều rồi ngâm khoảng 30 phút.
  • Bước 4: Dùng rây lọc lấy nước và bỏ bã. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, nên uống sau khi ăn khoảng 30 phút.

Ưu điểm và nhược điểm khi chữa viêm họng bằng lá trầu không

Không thể phủ nhận những lợi ích mà lá trầu không mang lại, tuy nhiên phương pháp dân gian này cũng những ưu điểm và nhược điểm mà người bệnh cần nắm rõ trước khi áp dụng:

Ưu điểm:

  • Phương pháp này khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
  • Các nguyên liệu kết hợp vớ lá trầu không đều là những nguyên liệu gần gũi, luôn có mặt trong căn bếp của bạn và tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả mà phương pháp này mang lại khá chậm so với dùng thuốc tây, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài.
  • Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người cùng với mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà mỗi người sẽ có sự cải thiện khác nhau.
  • Lạm dụng không đúng cách, liều lượng có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như bỏng da, mất sắc tố da. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Những ai không nên chữa viêm họng bằng lá trầu không?

Mặc dù, lá trầu không là nguyên liệu thiên nhiên, an toàn và lành tính. Nhưng không có nghĩa là nguyên liệu này phù hợp với mọi đối tượng. Những trường hợp chống chỉ định áp dụng phương pháp này bao gốm:

  • Chống chỉ định sử dụng lá trầu không đối với phụ nữ có thai vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Trẻ em hoặc người mắc các bệnh lý nguy hiểm khác cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về dạ dày như: Viêm dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,.. thì không nên sử dụng phương pháp này, bởi vì chúng có thể khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng hơn.
  • Trong qua trình sử dụng nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ như mệt mỏi, choáng váng thì cần ngưng sử dụng và nhanh chóng đến bác sĩ để thăm khám.

Lưu ý khi chữa viêm họng bằng lá trầu không

Khi sử dụng lá trầu không để chữa viêm họng, để tăng tính hiệu quả thì người bệnh cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

Chữa viêm họng bằng lá trầu không
Nên chọn lá trầu không có màu xanh đậm để phát huy tính hiệu quả vốn có của nó
  • La trầu sau khi mua về thì cần phải rửa thật kỹ, tốt nhất là ngâm qua 1 lần với nước muối để tránh dẫn tới bội nhiễm và khiến cho việc điều trị viêm họng trở nên khó khăn hơn.
  • Nên chọn mua những lá trầu không còn non có màu xanh đậm, vì những lá này sẽ chứa nhiều hoạt chất và tinh dầu giúp tiêu diệt và ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Người bệnh tuyệt đối không được kết hợp cùng 1 lúc lá trầu không, mật ong và củ nén vì có thể dẫn tới đau bụng, buồn nôn.
  • Phương pháp này chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm họng cấp tính. Trong trường hợp bị viêm họng mãn tính thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị.
  • Để hỗ trợ cải thiện tình trạng cũng như rút ngắn thời gian điều trị thì mỗi ngày người bệnh nên uống đủ 2 lít nước để giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát. Bên cạnh đó cần phải kết hợp bổ sung thức ăn giàu vitam A, B, C và thực phẩm giàu chất kẽm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh tuyệt đối không được ăn đồ cay nóng, thức uống lạnh, các chất kích thích,… vì có thể sẽ gây kích ứng cổ họng và khiến cho tình trạng trở nặng thêm.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao bằng cách tập yoga, đi bộ, ngồi thiền để nâng cao thể trạng và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.

Chữa viêm họng bằng lá trầu không là phương pháp tương đối an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang tính hỗ trợ và không dùng để thay thế thuốc chữa bệnh. Trong quá trình điều trị, sau khoảng 3 – 5 ngày mà vẫn không thấy hiệu quả thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.