4+ Mẹo sử dụng ngải cứu trị viêm mũi dị ứng đơn giản, hiệu quả

Sử dụng ngải cứu trị viêm mũi dị ứng là bài thuốc dân gian đơn giản, an toàn và hiệu quả. Giúp người bệnh tiết kiệm đáng kể chi phí.

Trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu
Cây ngải cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Lợi ích trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu

Cây ngải cứu hay còn được gọi là thuốc cứu, nhả ngải, thuốc diệp,…có tên khoa học là artemisia vulgaris, thuộc họ cúc. Nó được coi là thảo dược quý, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, được dùng trong điều trị các vấn đề hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng. 

Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, mùi thơm nồng, vị đắng giúp đào thải độc tố hiệu quả, đồng thời còn giúp điều hòa khí huyết trong cơ thể, lợi tiểu và cầm máu, giảm đau. Ngoài ra, tinh dầu có trong lá cây ngải cứu sẽ giúp cơ thể tiêu viêm, sát khuẩn thích hợp cho những bệnh nhân đang bị viêm mũi, viêm da, hay một số vấn đề về xương khớp khác.

Chính nhờ những ưu điểm vượt trội này mà ngải cứu được sử dụng ngày càng phổ biến. Loài cây này tương đối dễ tìm, giúp bạn tiết kiệm được chi phí điều trị và cải thiện tốt những triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.

Mẹo sử dụng ngải cứu trị viêm mũi dị ứng đơn giản, hiệu quả

Đối với những trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ có thể áp dụng các công thức dưới đây trong việc hỗ trợ điều trị:

1. Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu

Phương pháp xông mũi có thể nói là biện pháp được áp dụng nhiều nhất để tiêu viêm, giảm đau do viêm mũi dị ứng gây ra. Cách làm cũng vô cùng đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.

Hơi thuốc từ cây ngải cứu có thể len lỏi vào trong mũi, điều trị viêm, giảm ngứa mũi họng cho bệnh nhân vô cùng hiệu quả. Người bệnh giảm ho, hắt hơi, viêm họng, đồng thời cải thiện sức khỏe, lưu thông máu tốt hơn.

Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu
Ngãi cứu phơi khô đem nghiền nát, cuộn trong tờ giấy sạch như hình điếu thuốc, sử dụng để hơ trị viêm mũi dị ứng

Nguyên liệu:

  • Ngải cứu: 20g
  • Muối hạt

Cách làm:

  • Ngải cứu chỉ sử dụng phần thân và lá, rửa sạch với nước.
  • Ngâm nguyên liệu với nước muối pha loãng trong 15 phút để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Rửa lại một lần nữa với nước sạch rồi để ráo, phơi ngải cứu ở nơi bóng râm, thoáng gió từ 5 – 10 tiếng.
  • Khi nguyên liệu đã khô héo, cho vào cối và giã nát.
  • Cho bột ngải cứu vào miếng giấy, gói lại như điếu thuốc.
  • Sau đó đốt và đưa lên mũi để xong.
  • Sử dụng từ 2 – 3 ống dược liệu như thế cho mỗi lần xông.
  • Trong quá trình xong, nên chú ý khoảng cách giữa mũi và ống dược liệu, không để để quá gần có thể làm bỏng da mặt, có hại cho mũi.

Kiên trì thực hiện cách làm này trong khoảng 7 ngày, mỗi ngày điều đặn 2 – 3 lần sẽ thấy viêm mũi dị ứng được cải thiện đáng kể.

2. Hơ trán bằng cây ngải cứu trị viêm mũi dị ứng

Việc hơ khói thuốc ngải cứu ở trán có tác dụng giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng, ho,…Đồng thời, biện pháp này có thể thực hiện tại nhà mà không phải tốn nhiều chi phí hay công sức.

Nguyên liệu: Ngải cứu 10g lá

Cách làm:

  • Tương tự như cách sơ chế ngải cứu bên trên, bạn cũng ngâm rửa với nước muối để nguyên liệu sạch khuẩn.
  • Để cho dược liệu ráo nước, sau đó cho vào chảo sao vàng.
  • Khi đã khô, bạn cho ngải cứu vào một miếng giấy, gói thành điếu thuốc.
  • Đốt một đầu ống dược liệu rồi hơ lên giữa trán. 
  • Rê thuốc lên xuống, ngang dọc vùng trán, lặp lại 6 – 7 lần.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần cách hơ này một thời gian viêm mũi dị ứng sẽ cải thiện đáng kể.
  • Khi thực hiện, nên giữ khoảng cách giữa thuốc và trán để không làm bỏng da mặt hay cháy lông mày.

3. Ngâm chân bằng cây ngải cứu trị viêm mũi dị ứng

Việc ngâm chân bằng ngải cứu giúp thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ khí ẩm tích tụ trong cơ thể. Không những thế, nó còn giúp tiêu viêm, sát khuẩn,…cải thiện không chỉ viêm mũi dị ứng mà còn khắc phục một số vấn đề xương khớp hay tình trạng hôi chân,…

Ngâm chân bằng cây ngải cứu trị viêm mũi dị ứng
Ngâm chân bằng cây ngải cứu trị viêm mũi dị ứng

Nguyên liệu: Lá ngải cứu 80g

Cách làm: 

  • Ngâm rửa ngải cứu sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Lấy riêng một phần ngải cứu khoảng 30g phơi khô trong bóng râm.
  • Sau đó cho ngải cứu cả khô cả tươi vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước, trong thời gian 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu, chờ nước nguội bớt rồi tiến hành ngâm chân với nước thuốc trong 30 phút đến khi nước nguội hẳn.
  • Một tuần nên thực hiện 3 – 4 lần để đạt hiệu quả.

Bạn áp dụng phương pháp này trong 1 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt, đặc biệt là tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi,…cùng một triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.

4. Dùng cây ngải cứu châm cứu chữa viêm mũi dị ứng

Sử dụng hơi nóng của khói thuốc ngải cứu tác động lên các huyệt đạo giúp người bệnh dễ chịu hơn, cải thiện những triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra, đặc biệt là nghẹt mũi.

Nguyên liệu: Lá ngải cứu khoảng 20g

Cách làm:

  • Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước, sau đó đem sao vàng.
  • Gói ngải cứu vào giấy như điếu thuốc tương tự như những cách trên.
  • Sau đó đốt một đầu ống thuốc, hơ lên các huyệt trên đỉnh đầu trong khoảng 30 phút.
  • Lưu ý không kê sát có thể làm cháy xém tóc.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần đến khi thấy triệu chứng viêm giảm dần.

Các huyệt tác động:

  • Huyệt số 1: Vị trí ở chính giữa đỉnh đầu.
  • Huyệt 2 – 3: Vị trí cách huyệt số 1 từ 1 đến 2 cm, phía trước và sau.
  • Huyệt 4 – 5: Vị trí hai bên trái phải cách huyệt số 1 khoảng 1 đến 2cm.

Nếu muốn áp dụng phương pháp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Một số lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu

Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình trị viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu:

Một số lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu
Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất bệnh nhân nên kiên trì và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Đây là mẹo dân gian nên thời gian phát huy tác dụng sẽ khác nhau tùy theo cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi người. Do đó, bạn phải kiên nhẫn và thực hiện đều đặn theo hướng dẫn của thầy thuốc. 
  • Việc ngâm chân bằng ngải cứu có thể khiến máu dồn về các chi nhiều hơn, do đó chỉ nên thực hiện giãn cách và không nên ngâm nước quá nóng.
  • Không nên lạm dụng ngải cứu, tránh trường hợp tổn thương thận do trong ngải cứu có mức độ độc nhất định không tốt nếu sử dụng quá liều.
  • Người bị âm hư nên thận trọng khi sử dụng ngải cứu, bởi có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dựng phương pháp này trị viêm mũi dị ứng.
  • Trước khi thực hiện nên vệ sinh sạch sẽ mùi bằng nước muối sinh lý.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh để cải thiện từ bên trong.

Trên đây là cách trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu bạn có thể tham khảo thực hiện. Để đạt được hiệu quả điều trị tối đa, người bệnh nên kiểm tra y tế để xác định mức độ bệnh lý, và cần tham vấn ý kiến người có chuyên môn trước khi thực hiện các biện pháp điều trị.