Viêm họng và viêm amidan: Cách nhận biết, phân biệt và điều trị dứt điểm
Viêm họng và viêm amidan giống và khác nhau ở điểm nào. Cách nhận biết, phân biệt và điều trị dứt điểm ra sao. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu!
Viêm amidan và viêm họng đều có những sự khác biệt nhất định về mức độ phát triển bệnh, mức độ nguy hiểm, mức độ thể hiện cũng như khả năng phát tán bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh, nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa viêm amidan là bệnh viêm họng và ngược lại.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh viêm amidan là bệnh không quá “lành tính” và có khả năng phát triển rất nhanh nếu không có cách điều trị đúng đắn. Điều này sẽ càng khiến bệnh ngày càng diễn tiến nghiêm trọng hơn. Không những vậy, việc nhầm lẫn giữa 2 bệnh này sẽ khiến bệnh chuyển biến theo hướng nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Chính vì vậy, người bệnh cần phải hết sức thận trọng và chú ý các triệu chứng để phân biệt đúng loại bệnh, để từ đó có cách điều trị cho phù hợp.
Viêm amidan và viêm họng giống nhau như thế nào?
Viêm họng và viêm amidan thực sự có những dấu hiệu giống nhau, chính vì vậy nên mới khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Cụ thể như sau:
Cấu trúc và vị trí
Sự giống nhau đầu tiên đó là cấu trúc và vị trí của viêm họng và viêm amidan. Bởi vì vị trí của amidan là thuộc vùng họng, nên suy ra chúng có mối liên hệ gần với nhau. Vùng này chủ yếu được cấu tạo từ một bắp thịt liên kết với các màng nhầy sau mũi, miệng và bộ phận thanh quản.
Vì vậy, khi người bệnh bị viêm họng hay viêm amidan đều gây ra tình trạng đau cả vùng cổ họng. Chính điều này gây nên sự nhầm lẫn không đáng có giữa 2 căn bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia thì nguyên nhân gây viêm họng và viêm amidan đều bắt nguồn từ những tác nhân khá giống nhau đó là các loại virius, vi khuẩn tấn công. Những tác nhân này thường xuất phát từ môi trường ô nhiễm, ẩm mốc. Ngoài ra, theo các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm họng và viêm amidan đó là do vi khuẩn Streptococcus nhóm A.
Bên cạnh đó, việc bản thân người bệnh có sức đề kháng yếu sẵn, hệ miễn dịch không đủ để giúp kháng các loại vi khuẩn gây bệnh cũng là nguyên nhân để bệnh viêm họng và viêm amidan phát triển.
Viêm họng và viêm amidan khác nhau như thế nào?
Mặc dù có những điểm tương đồng nhưng thực chất mỗi loại bệnh sẽ có những điểm khác nhau như mức độ nguy hiểm, khả năng phát tán bệnh, biến chứng, triệu chứng và nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như:
Về khái niệm và vị trí bị viêm nhiễm
Theo các chuyên gia thì viêm họng là tình trạng lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm dẫn đến sưng và phù nề. Đồng thời, khi xảy ra tình trạng viêm họng thì phạm vi xảy ra viêm nhiễm sẽ nằm ở khoảng một phần ba vùng sau của lưỡi, phía sau phần mềm của vòm họng, gần vị trí amidan.
Còn viêm amidan được xem là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp phải các tác nhân gây bệnh. Lúc này, biểu hiện sẽ là các triệu chứng như amidan sưng to, có màu đỏ sẫm, gây đau rát và lây sang vùng họng, xung huyết. Theo y học thì viêm họng chính là một trong những nguyên nhân gây ra viêm amidan.
Nguyên nhân gây bệnh
Mặc dù có một vài sự tương đồng nhất định về các nguyên nhân gây bệnh đó là do các tác nhân bên ngoài cũng như do vi khuẩn nhóm A gây ra.Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm họng và viêm amidan. Có thể kể đến như:
- Stress: Stress, áp lực, lo âu kéo dài chính là một trong những nguyên nhân lớn gây ra viêm họng, đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc những lúc thời tiết thay đổi thất thường.
- Kèm theo đó, virus xuất hiện và gây bệnh viêm amidan sẽ có mức độ lây lan nhẹ nhàng hơn so với viêm họng.
- Ngoài ra, ở bệnh viêm amidan thì virus sẽ tấn công qua đường thở và đường ăn uống, chúng lợi dụng các vụn thức ăn mắc kẹt tại các hốc amidan, từ đó phát triển và lây lan.
- Còn với tình trạng bệnh viêm họng thì virus tấn công đều là những virus rất mạnh. Chúng tự phát và lây lan không dựa trên bất kỳ triệu chứng nào cả.
Sư khác nhau về triệu chứng
Triệu chứng giữa bệnh viêm amidan và viêm họng đều rất rõ ràng và có những điểm tương đồng. Tuy nhiên, xét đến tận gốc thì chúng ta sẽ phát hiện có những sự khác nhau về triệu chứng như:
Bệnh viêm amidan
Bệnh viêm amidan được chia theo các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ có những triệu chứng riêng gồm:
- Viêm amidan cấp: Khi người bệnh ở giai đoạn này sẽ gây ra tình trạng sốt cao trên 38,50C, toàn thân rã rời, kiệt sức, mệt mỏi, mất ăn mất ngủ, đau đầu, cảm giác đau nhói tại vùng cổ họng và lan sang cả hai bên tai.
- Viêm amidan mãn tính: Các cơn sốt sẽ xuất hiện nhiều hơn nhưng không quá nghiêm trọng, chỉ ở mức sốt nhẹ và nhanh khỏi, ho nhiều, hơi thở có mùi hôi do mủ bên trong bị vỡ ra, đau rát cổ họng, cảm giác giống như có dị vật ở bên trong rất khó chịu.
- Viêm amidan mãn quá phát: Tình trạng này sẽ bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh viêm amidan mãn tính và kèm theo đó là hiện tượng khó thở, tức ngực, thở khò khè và ngủ ngáy.
Bệnh viêm họng
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau như:
- Viêm họng do virus: Vùng cổ họng và niêm mạc họng bị đau rát dữ dội, sưng đỏ và kèm theo đó là các triệu chứng như sốt cao, chảy mũi, nghẹt mũi, khàn tiếng, ho thành từng cơn, ăn uống khó khăn…
- Viêm họng do vi trùng strep: Khi mắc bệnh này sẽ gây ra triệu chứng xuất hiện hạch ở cổ, hạch sưng to và gây đau. Kèm theo đó là người bệnh bị sốt, ói mửa liên tục kèm theo dịch nhầy ở lưỡi, kiệt sức, uể oải, đau đớn khi nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt.
Sự khác nhau về mức độ nguy hiểm
Bệnh viêm amidan
Viêm amidan có mức độ xuất phát điểm và phát triển gây bệnh cao hơn rất nhiều so với bệnh viêm họng. Bệnh có thể phát triển thành nhiều dạng khác nhau khi không được điều trị kịp thời như viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát…
Khi tình trạng nặng nhất xảy ra thì người bệnh chỉ cần tiến hành cắt bỏ bộ phận viêm amidan để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan. Ngoài ra, biến chứng của bệnh viêm amidan cũng không xảy ra trực tiếp như bệnh viêm họng mà nó xảy ra gián tiếp thông qua các viêm amidan hốc mủ, viêm amidan xơ teo.
Từ đó, làm xuất hiện các biến như tại chỗ, biến chứng kế cận và biến chứng toàn thân. Trong đó có thể kể đến các bệnh lý như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi khi không được điều trị kịp thời.
Bệnh viêm họng
Nếu so với bệnh viêm amidan thì bệnh viêm họng có xuất phát điểm không nhanh cũng như mức độ lây lan của bệnh cũng chậm hơn nhiều. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh là rất dễ dàng nhờ vào việc thăm khám tại bệnh viện và chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng và gây nguy hiểm gấp nhiều lần so với bệnh viêm amidan. Trong đó, có thể kể đến việc một số biến chựng như viêm phổi, viêm tai giữa, thậm chí là bệnh tim…gây ra nguy cơ tử vong rất cao.
Cách xử lý viêm họng và amidan
Mỗi loại bệnh sẽ có những cách xử lý khác nhau, dựa trên nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng mới có thể giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Bệnh viêm amidan và viêm họng cũng vây, cần phải có những cách xử lý khác nhau mới giúp việc chữa trị không đi sai hướng và đạt hiệu quả tốt nhất.
Xử lý bệnh viêm họng
Hầu hết người bệnh viêm họng sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Thuốc giảm đau
Trường hợp bạn bị viêm họng do virus thì hầu như không cần phải điều trị quá nhiều, chỉ cần uống thuốc và chăm sóc phù hợp thì bệnh sẽ tự cải thiện trong vòng 5 – 7 ngày. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong trường hợp này để giảm đau đó là ibuprofen, paracetamol và aspirin. Thuốc này có thể sử dụng cho trẻ em khi bị viêm họng kèm theo sốt.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc in trên bao bì để tránh việc sử dụng quá liều.
- Paracetamol là loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ em và thay thế trong trường hợp người bệnh không thể dùng ibuprofen.
- Thuốc aspirin là loại thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Kháng sinh
Kháng sinh là thuốc thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn. Khi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều hoặc tự ý ngừng sử dụng khi bệnh chưa khỏi. Việc này sẽ giúp bác sĩ nắm được kết quả dùng thuốc và có cách điều trị phù hợp hơn.
Xử lý bệnh viêm amidan
Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh viêm amidan sẽ có những cách xử lý khác nhau:
Trường hợp bị viêm amidan nhẹ
Người bệnh chỉ cần thăm khám và chăm sóc điều trị theo các bước cơ bản như bệnh cảm lạnh, chủ yếu là làm giảm các triệu chứng thì bệnh sẽ tự khỏi.
Trường hợp bị viêm amidan nặng
Hiện nay, có 2 biện pháp điều trị viêm amidan nặng gồm uống thuốc kháng sinh và phẫu thuật cắt amidan. Trong đó gồm:
Uống kháng sinh
Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trong các trường hợp viêm amidan cần tiến hành điều trị ổ nhiễm. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và người bệnh phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bằng thuốc. Đồng thời, tái khám đúng theo lịch của bác sĩ để kết quả trị bệnh được cao nhất.
Phẫu thuật cắt amidan
Đây là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh bị viêm amidan mãn tính và hay tái đi tái lại nhiều lần (hơn 5 – 6 lần/năm).
Ngoài ra, những trường hợp mắc bệnh viêm amidan mà không đáp ứng các phương pháp điều trị khác và gây ra nhiều biến chứng nặng nề như viêm khớp, viêm tai mũi họng, viêm cầu thận, xuất hiện các triệu chứng ho, khó thở, khó nói chuyện, khàn giọng, khó nuốt…cũng sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp này.
Với các loại thiết bị áp dụng kỹ thuật tiên tiến hiện nay thì việc phẫu thuật cắt amidan sẽ không quá phức tạp, vừa nhanh chóng, vừa không gây chảy máu, ít đau mà lại còn hồi phục hiệu quả. Lúc này, tùy vào tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp như: gây mê có đặt nội khí quản bằng các phương pháp Anse, dùng dao điện đơn cực hay lưỡng cực, cắt amidan viêm bằng dao laser, dao siêu âm hay Coblator…
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý thực hiện một số điều sau để hỗ trợ việc điều trị bệnh viêm amidan và viêm họng hiệu quả hơn:
- Giữ gìn vệ sinh khoang miệng, đánh răng và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
- Uống nhiều nước ấm, nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong cổ họng.
- Tránh xa các chất kích thích, rượu bia, café…vì chúng gây tác động không nhỏ đến cổ họng.
- Không hút thuốc lá và tránh xa những môi trường ô nhiễm, có chứa chất độc hại, khói thuốc…
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để sát khuẩn, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Khi bản thân bị bệnh, tránh dùng chung thức ăn hoặc các đồ sinh hoạt cá nhân với người khác.
Với những thông tin ở trên, hy vọng rằng bản thân người bệnh sẽ tự nhận biết cách phân biệt bệnh viêm amidan và viêm họng. Từ đó, giúp việc điều trị dễ dàng hơn cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm.