Cắt amidan có đau không, nên chọn phương pháp nào?

Cắt amidan có đau không, nên chọn phương pháp nào? Cách chăm sóc sau thủ thuật ra sao. Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Mục đích của việc cắt amidan là nhằm loại bỏ amidan ở vòm họng, giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau tái phát nhiều lần trong năm. Để giải đáp những thắc mắc về thủ thuật cắt amidan, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Cắt amidan là gì? Khi nào cần cắt amidan?

Cắt amidan là thực hiện một cuộc tiểu phẫu bằng sự can thiệp của dao, kéo và các thiết bị máy móc hỗ trợ. Cuộc phẫu thuật này diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn những ca phẫu thuật của các loại bệnh khác nhiều.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để cắt amidan như: cắt bằng dao điện, bóc tách, áp lạnh, cắt bằng sluder, cắt bằng coblator,…

Cắt amidan có đau không
Khi amidan bị phù nề nghiêm trọng và gây ra các biến chứng thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định cắt amidan

Mỗi người đều có cấu tạo gồm 2 khối amidan nằm ở 2 bên vòm họng. Amidan đóng vai trò như một màn chắn bảo vệ vòm họng và miệng không cho các loại vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, do hốc amidan có cấu tạo phức tạp nên rất dễ khiến cho thức ăn bám víu vào, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm kéo dài.

Khi amidan chịu quá nhiều sự tấn công của các loại vi khuẩn khiến cho khối amidan bị phù nề và gây đau đớn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: áp xe amidan, viêm cầu thận, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn máu,… gây đau đớn cho bệnh nhân. Từ đó các bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Cắt amidan có đau không?

“Cắt amidan có đau không?” là vấn đề băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia cho rằng, việc cắt bỏ amidan có đau hay không còn phụ thuộc vào từng phương pháp phẫu thuật.

Cắt amidan theo phương pháp truyền thống sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Hơn nữa, các phương pháp này sẽ gây chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Các phương pháp này bao gồm: áp lạnh, bóc tách, cắt bằng dao điện,…

Hiện nay, với nền Y học hiện đại và phát triển cho ra đời các phương pháp cắt amidan không gây đau đớn cho bệnh nhân như phẫu thuật bằng máy laser hay coblator. Hai phương pháp này sẽ giúp cho quá trình phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, vết thương nhanh hồi phục và ít để lại biến chứng.

Bên cạnh đó, để giảm đi cảm giác đau đớn, các bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ để loại bỏ amidan như: dao laser, dao plasma, dao coblator có khả năng vừa cắt vừa cầm máu vì vậy mà bệnh nhân ít chảy máu và chỉ cảm thấy đau râm ran trong vài tiếng. Những phương pháp này được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các bệnh viện, tuy nhiên chi phí của những phương pháp này cũng khá cao.

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân có thể đau nhiều hoặc ít tùy vào phương pháp mà bác sĩ sử dụng để cắt amidan. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất nếu như bệnh nhân có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý trong vòng 10 ngày đầu tiên.

Cắt amidan có gây ảnh hưởng gì không?

Amidan được xem là tuyến phòng vệ của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây ảnh hưởng đến đường hô hấp và hệ thống miễn dịch, khi cắt bỏ amidan sẽ khiến cho cơ thể mắc các bệnh lý khác.

Ngoài ra, khi cắt bỏ amidan sẽ để lại một số biến chứng không mong muốn như suy giảm hệ miễn dịch, viêm nhiễm hố amidan, mất nhiều máu,…

Cắt amidan trong trường hợp nào?

Khi tình trạng amidan diễn biến ở mức độ phức tạp thì việc cắt bỏ amidan là điều cần thiết. Như đã nói ở trên, việc cắt bỏ amidan phải phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Cắt bỏ amidan phải nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, kéo dài từ 5 – 7 lần, có sử dụng thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm.
  • Gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Hở van tim, tiểu ra máu, suy thận, áp xe quanh amidan,…
  • Amidan quá phát làm tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng đến chức năng nhai và hơi thở có mùi hôi nặng.
Cắt amidan có đau không
Cắt amidan để tránh làm tắc nghẽn đường thở

Các phương pháp cắt amidan

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ cho ra đời nhiều phương pháp phẫu thuật loại bỏ amidan và người bệnh có thể lựa chọn dựa vào ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Những phương pháp cắt bỏ amidan được kể đến như:

  • Phương pháp sử dụng dao mổ đơn cực và siêu âm: Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng, ít gây chảy máu. Tuy nhiên nhiệt độ cắt đốt cao nên sẽ ảnh hưởng đến các mô xung quanh và bệnh nhân có thể bị bỏng và gây đau sau khi mổ.
  • Phương pháp bóc tách bằng dao: Ưu điểm của phương pháp này là thời gian phẫu thuật nhanh, không gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh, nhưng lại mất nhiều máu trong quá trình mổ.
  • Phương pháp sluder thường hoặc sluder điện: Ưu điểm của phương pháp này là cắt triệt để, thời gian phẫu thuật nhanh, an toàn và đặc biệt là chi phí thực hiện thấp. Tuy nhiên phương pháp này phải đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn và giàu kinh nghiệm mới có thể thực hiện được.
  • Phương pháp cắt amidan bằng Coblator: Phương pháp này có ưu điểm là ít chảy máu, ít gây tổn thương tới các mô xung quanh, bệnh nhân hồi phục nhanh. Chi phí thực hiện phương pháp này lại khá cao.

Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất?

Với những phương pháp vừa nêu trên, sử dụng phương pháp cắt bằng máy Coblator được xem là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.

Cắt amidan có đau không
Sử dụng phương pháp Coblator có nhiều ưu điểm vượt trội

Sở dĩ nên chọn phương pháp Coblator vì phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp thông thường khác. Ưu điểm của phương pháp này gồm có:

  • Phương pháp sử dụng sóng radio để cắt nên ít gây đau đớn và tránh tình trạng phù nề.
  • Vết thương nhanh chóng hồi phục, ít để lại sẹo.
  • Bệnh nhân có thể về nhà mà không cần phải nằm viện để theo dõi.
  • Không gây bỏng và không ảnh hưởng đến các mô xung quanh do được đốt ở nhiệt độ thấp và được tưới nước trong quá trình cắt.
  • Ít gây chảy máu do dòng điện radio cao tần làm tắc các mạch máu trong quá trình phẫu thuật.
  • Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng.
  • Sau phẫu thuật, người bệnh có thể nói chuyện bình thường mà không cần phải hạn chế nói như những phương pháp khác.
Cắt amidan có đau không
Sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng tốt cho cơ thể

Tuy nhiên, chi phí thực hiện bằng phương pháp này khá cao so với phương pháp khác. Chi phí phẫu thuật có thể dao động từ 4 – 7 triệu đối với bệnh viện công. Còn đối với bệnh viện tư nhân thì sẽ có mức giá cao hơn từ 8 – 15 triệu cho một lần cắt.

Cách chăm sóc sau khi cắt amidan

Sau phẫu thuật, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn cần thực hiện theo sự chỉ định của các bác sĩ để vết thương nhanh chóng được hồi phục. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý như sau:

  • Trong vòng 12 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật, người bệnh chỉ có thể ăn được các thức ăn mềm, lỏng, nguội,…
  • Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Không nên uống các thức uống có gas, nhiều acid và chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt.
  • Không được khạc cổ quá mạnh.
  • Hạn chế nói chuyện và đặc biệt không được la hét trong thời gian kiêng cử.
  • Hạn chế di chuyển, chạy nhảy hay hoạt động mạnh để tránh làm tổn thương vết mổ.
  • Nên tắm rửa bằng nước ấm, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng kèm theo súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ hơn.

Nếu bạn thực sự muốn cắt amidan thì nên lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng, bác sĩ có chuyên môn cao để có thể tư vấn và lựa chọn phương pháp cắt amidan phù hợp. Hi vọng bài viết đáp ứng được những thông tin cần thiết cho bạn đọc. Chúc các bạn nhanh chóng khỏi bệnh!

Có thể bạn quan tâm:

  • Chi phí cắt amidan bao nhiêu tiền (cập nhật 2020)

  • Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Lợi và Hại