[Cảnh giác] 8+ Nguyên nhân viêm họng ho khạc ra máu + Cách giải quyết

Viêm họng ho khạc ra máu là dấu hiệu cảnh báo ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Chủ động thăm khám, điều trị sẽ khắc phục bệnh hiệu quả.

Theo các chuyên gia thì rất dễ để nhìn thấy hình ảnh viêm họng ho khạc ra máu trong lúc mắc các bệnh về hô hấp, tai mũi họng.Tuy nhiên, triệu chứng này không chỉ đơn giản xuất hiện chỉ để thông báo rằng bệnh lý đang ở mức khởi phát mà nó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đối mặt với nhiều bệnh lý và các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra viêm họng ho khạc ra máu

Cổ họng có vị trí khá đặc biệt, nó nằm ở nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Vì vậy, hầu hết các nguyên nhân gây ra viêm họng ho khạc ra máu đều liên quan đến 2 vị trí này. Từ đó, việc tìm ra nguyên nhân cũng sẽ dễ dàng và giúp có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.

Triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu
Viêm họng ho khạc ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Các bác sĩ cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân có thể gây tổn thương đến vùng họng và khạc ra máu gồm:

  • Bị nhiễm trùng vi khuẩn, virus như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, nhiễm nấm Aspergillus cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng ho khạc ra máu.
  • Bị tổn thương đường hô hấp trên như viêm mũi xung huyết, viêm họng, viêm xoang…gây ra tình trạng vỡ các mạch máu trong tai mũi họng và dẫn đến lẫn máu trong đờm.
  • Tổn thương đường hô hấp dưới có thể kể đến như lao phổi, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Mắc bệnh rối loạn đông máu.
  • Mắc một số bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn do các dịch vị axit trào ngược từ dạ dày lên miệng, gây kích thích xung huyết, nôn và tác động lên các mạch máu, dẫn đến chảy máu.
  • Do một số bệnh lý về tiêu hóa: Bởi khi các dịch vị axit ở dạ dày trào ngược lên đã gây tác động đến niêm mạc họng, kích thích xung huyết, gây buồn nôn thậm chí là nôn lên dẫn đến các mạch máu tại đây bị tác động và chảy máu.

Một số căn bệnh nguy hiểm liên quan đến triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu như:

Theo các chuyên gia thì chỉ riêng mỗi triệu chứng viêm họng khạc ra máu thì vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải. Bởi vì triệu chứng này có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau:

Bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là một trong những căn bệnh có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất tại Việt Nam. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao. Dấu hiệu phổ biến nhất ở căn bệnh này đó là người bệnh bị ho kéo dài liên tục trong hơn 2 tuần, kèm theo đó là khạc đờm, ho ra máu.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi, mất ăn mất ngủ, sụt cân nghiêm trọng
  • Khi ho khạc đờm ra máu tươi hoặc lẫn máu trong đờm.
  • Sốt nhẹ, đau tức ngực, khó thở, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm…

Để có thể chẩn đoán được căn bệnh lao phổi, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín. Hãy báo cho bác sĩ biết về tình trạng hiện tại của bạn, về các biểu hiện đang xảy ra để được xét nghiệm như chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm…để chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Giãn phế quản

Giãn phế quản là một trong rất nhiều biến chứng có thể xảy ra của bệnh lao phổi. Đây là một bệnh lý khiến cho phế quản bị giãn rộng, mất đi sự đàn hồi và gây ra các vết sẹo sau nhiều lần bị tổn thương. Bệnh giãn phế quản thường là kết quả của các nguyên nhân nhân:

  • Nhiễm trùng phế quản
  • Do đọng dịch nhầy trên thành phế quản
  • Các yếu tố nguy cơ gây tổn thương thành phế quản

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh đó là ho khạc ra máu với số lượng ít, khoảng 3 – 5ml/lần và tình trạng này thường diễn ra kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể bệnh sẽ ngày càng diễn biến nặng hơn, khi ho ra máu nhiều hơn 10ml thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Ngoài ra, một số các triệu chứng của bệnh lý này có thể kể đến như:

  • Có nhiều đờm
  • Thở ngắn và thường kèm theo tiếng rít
  • Đau tức ngực, khó thở, dễ thở gấp
  • Da móng chân, móng tay dày lên
  • Nguy hiểm hơn có thể gây xẹp phổi, suy tim…

Chính vì vậy, để tránh việc bệnh chuyển biến ngày càng nặng thì người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán bằng các thiết bị y tế hiện đại như chụp X-quang phổi, CT lồng ngực có cản quang, xét nghiệm chức năng hô hấp…

Sau khi đã xác định được nguyên nhân thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu cho phù hợp. Ngoài ra, cũng có thể tiến hành  phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi bị dãn hoặc thuyên tắc mạch máu.

Bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp hầu hết là do các loại virus hô hấp gây ra, từ các bệnh lý như viêm phổi cấp, viêm phổi hoại tử, áp-xe phổi, nấm phổi, u nấm phổi…

Dấu hiệu viêm họng ho khạc ra máu
Triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu có thể kèm theo khó thở, tức ngực tùy từng bệnh

Bệnh có một số triệu chứng như:

  • Sốt
  • Ho có đờm khạc ra máu, thường là vào buổi sáng
  • Đau tức ngực
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Thở nhanh hoặc khó thở

Để có thể chẩn đoán được chính xác bệnh lý mà bạn đang mắc phải cũng như để có cách điều trị hiệu quả thì người bệnh cần đến bệnh viện và tiến hành các loại xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm đờm
  • CT lồng ngực
  • Chụp X-quang phổi

Sau khi đã có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân sao cho kết quả trị bệnh hiệu quả, an toàn và nhanh chóng nhất.

Ung thư tai mũi họng

Theo các chuyên gia thì ung thư tai mũi hõng là một trong 5 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, được chia làm 2 loại hay gặp và có triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu gồm:

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có tỷ lệ mắc phải khá cao tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng như:

  • Môi trường sống ô nhiễm
  • Thường xuyên hút thuốc lá
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, trứng muối…), uống nhiều rượu bia

Khi mắc bệnh ung thu vòm họng, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số các triệu chứng như:

  • Đau rát cổ họng, khản tiếng
  • Biểu hiện trong giai đoạn đầu giống như bệnh cảm cúm, viêm họng
  • Nghẹt mũi
  • Ho có đờm, ho dai dẳng, khạc đờm ra máu
  • Đau đầu
  • Ù tai
  • Nổi hạch ở cổ
  • Lưỡi đổi màu, răng lung lay
  • Cổ họng tắc nghẹn, khó nuốt

Để có thể chẩn đoán căn bệnh này, người bệnh cần đến sự trợ giúp của bác sĩ có chuyên môn. Khi khám cần báo rõ các triệu chứng của bản thân để được kiểm tra cặn kẽ. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ bộ bằng cách quan sát các cơ quan bên trong vòm họng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sẽ được chỉ định thực hiện nội soi họng, chụp X-quang, bấm sinh thiết vòm qua đường mũi, họng miệng hoặc chẩn đoán gián tiếp qua sinh thiết hạch cổ tùy từng trường hợp.

Ung thư thanh quản

Thường thì ung thư thanh quản là bệnh xuất hiện nhiều ở nam giới, bệnh này phổ biến đến mức nó chỉ xếp sau bệnh ung thư vòm họng. Bệnh này thuộc dạng ung thư biểu mô thanh quản, chủ yếu thuộc loại ung thư tế bào vảy, chỉ xảy ra khi biểu mô sinh trưởng một cách nhanh chóng, không thể kiểm soát và kết quả là hình thành khối u.

Bệnh này có tỷ lệ chữa trị khỏi khá cao, lên đến 80% nếu được phát hiện sớm các triệu chứng ở giai đoạn đầu như:

  • Ho dai dẳng
  • Khạc đờm có lẫn máu
  • Khàn tiếng
  • Cổ họng bị hôi
  • Cảm nhận rõ như có dị vật chặn ở dưới cổ
  • Tức ngực, khó thở
  • Cổ họng sưng to
  • Khó nuốt thức ăn, nuốt nước bọt
  • Mất ăn mất ngủ, sút cân

Việc thăm khám và tiến hành chẩn đoán bệnh sớm ngay khi xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu sẽ giúp bác sĩ đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả cho từng người bệnh. Theo đó, để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào một số phương pháp như:

Thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh nhân

  • Soi thanh quản gián tiếp và trực tiếp
  • Chụp cắt lớp CT
  • Giải phẫu bệnh

Ung thư phế quản

Ung thư phế quản được xếp vào loại ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới. Bệnh thường xảy ra ở những người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với khí radon, do di truyền…

Một số triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phế quản như:

  • Ho dai dẳng, càng ngày càng nặng chứ không giảm
  • Ho kèm theo đờm và khạc đờm ra máu, chất nhầy
  • Thở khò khè, thở ngắn, thở gấp
  • Đau ngực khi hít thở sâu, ho hoặc cười lớn
  • Khàn tiếng
  • Mất vị giác, ăn không ngon miệng, sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Tái đi tái lại bệnh viêm phế quản, viêm phổi…

Khi bệnh đã chuyển biến nặng, tế bào ung thư đã di căn thì sẽ dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau lưng, đau hông dữ dội
  • Đau xương và khớp, sưng ở cổ và mặt
  • Nhức đầu, choáng váng, chóng mặt, co giật
  • Tê tay, tê chân
  • Vàng da, vàng mắt
  • Cân nặng sụt giảm không phanh
  • Hạch bạch huyết phì đại

Để chẩn đoán bệnh lý và chính xác tình trạng bệnh ung thư phế quản thì bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp gồm: chụp X-quang ngực, chụp CT cắt lớp, xét nghiệm đờm, lấy sinh thiết…Từ kết quả của các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Ung thư phổi

Hầu hết các bệnh ung thư đều cực kỳ nguy hiểm và không thể không kể đến bệnh ung thư phổi. Những bệnh nhân mắc ung thư phổi chủ yếu đều là do hút thuốc lá, môi trường làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi, môi trường luyện thép chứa nhiều khí than, crom…hoặc tiếp xúc với tia phóng xạ.

Dấu hiệu viêm họng ho khạc ra máu nguy hiểm
Triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm

Những triệu chứng của ung thư phổi thường gặp như:

  • Bị ho kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Ho nhiều kèm theo đờm, máu tươi có bọt hồng và dịch nhầy
  • Khó thở, tức ngực, thở ngắn, thở dốc
  • Sau một thời gian dài ủ bệnh, người bệnh sẽ bị sụt cân, mệt mỏi, giọng khàn đặc, khó nuốt, đau xương, đau cơ, tràn dịch màn phổi…

Để chẩn đoán được bệnh ung thư phổi, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang phổi, chụp CT ngực có cản quang, sinh thiết khối u, nội ssoi phế quản…Từ kết quả của các xét nghiệm này, bác sĩ sẽ có cơ sở chẩn đoán chính xác và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có thể thấy, triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm, bởi nó là dấu hiệu cảnh báo rất có thể bạn đang mắc phải căn bệnh ung thư nào đó. Vì vậy, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ, thăm khám và xét nghiệm là điều cần làm lúc này để kiểm soát bệnh tật.

Cần làm gì khi bị viêm họng ho khạc ra máu?

Cách khắc phục triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó cần điều trị bám sát vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Theo đó, bác sĩ sẽ chia việc điều trị thành nhiều bước dựa trên căn nguyên của bệnh. Cùng với đó là tập trung xử lý triệu chứng. Cụ thể như sau:

Xử lý triệu chứng

Thông thường, triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu được chia ra làm 3 mức độ nặng nhẹ khác nhau gồm:

  • Trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý về đường hô hấp xuất hiện khiến cho phế quản, cổ họng bị tổn thương, gây ra đau họng, có khối máu đông ở thể nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêu diệt chúng bằng phương pháp nội soi phế quản.
  • Trường hợp bị đau họng khạc ra máu tươi, tiết thành mạch khá lớn thì bác sĩ sẽ tiến hành đóng tắt mạch máu bằng tiểu phẫu chụp động mạch phế quản và thuyên tắc mạch.
  • Trường hợp người bệnh ho dữ dội, ho và khạc ra máu tươi quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành truyền máu ngay lập tức để đảm bảo lượng máu cho cơ thể, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh các biện pháp can thiệp y tế thì người bệnh cũng cần phải kết hợp với việc có một chế độ dinh dưỡng thật khoa học mới có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Các loại thực phẩm có tác dụng tốt cho những người bệnh ho khạc ra máu như mật ong, cháo huyết, cháo ngó sen, cháo thịt heo, các loại hoa quả tươi…Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng để tăng cường sức khỏe, tự động tình trạng ho cũng sẽ thuyên giảm.
  • Tránh xa các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, quá ngọt, quá cay nóng, nhiều gia vị, hải sản, rượu, bia, thịt gà, đồ ăn lên men, cá muối khô cũng như các loại thực phẩm dễ gây dị ứng vì nó sẽ càng khiến bạn ho nhiều hơn.
  • Nên ăn uống điều độ, đúng giờ, đúng giấc, không nên bỏ bữa để tránh được các nguy cơ gây bệnh.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Điều trị bệnh chỉ hiệu quả khi người bệnh có một lối sống lành mạnh, trong đó có rất nhiều thói quen tuy nhỏ nhưng lại trở thành vị cứu tinh giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi chứng viêm họng ho khạc ra máu:

Cách khắc phục triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, áp dụng các mẹo làm sạch khoang họng thường xuyên
  • Uống thật nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 8 ly vì lượng nước này sẽ giúp làm loãng đờm cũng như những chất nhầy đang bám trong cổ họng.
  • Hạn chế việc khạc nhổ thường xuyên. Thay vào đó nên tự ý thức giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng, súc miệng ngày 3 lần để làm sạch răng miệng và khoang họng.
  • Nên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày vì nước muối có khả năng làm dịu cổ họng, kháng khuẩn, chống viêm, làm nóng cổ họng và làm loãng chất nhầy.
  • Thường xuyên hỉ mũi để ngăn ngừa đờm chảy vào ngược vào bên trong cổ họng.
  • Tránh xa các tác nhân gây kích thích cổ họng như ngửi các chất hóa học có trong sơn, nước tẩy rửa, khói thuốc lá…
  • Nên dùng các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, cam thảo, húng chanh, bạch đàn…để xông mũi, xông hơi, tắm để giúp mũi thông thoáng, sạch sẽ.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao tùy theo sức khỏe như chạy bộ, đạp xe, tập yoga…để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng tránh các tác nhân gây bệnh.

Tóm lại, triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu là dấu hiệu cho thấy đường hô hấp bị tổn thương nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi phát hiện các biểu hiện ban đầu của bệnh, người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

  • Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng
  • Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?
  • Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?