[6+ Thuốc Tây trị viêm xoang] Ưu, nhược điểm từng loại và cách sử dụng
Thuốc Tây trị viêm xoang khá đa dạng. Bài viết đã tổng hợp giúp bạn 6 loại tốt nhất. Bên cạnh đó là ưu, nhược điểm từng loại và cách sử dụng.
Viêm xoang là căn bệnh mãn tính, gặp ở nhiều người. Để chữa bệnh viêm xoang và hạn chế tình trạng bệnh tái lại, nhiều người chọn phương pháp điều trị nội khoa theo Tây y để chữa bệnh. Vậy điều trị viêm xoang bằng thuốc Tây có tốt không và cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Ưu- Nhược điểm thuốc Tây trị viêm xoang
Bất kỳ một liệu pháp nào điều trị bệnh viêm xoang cũng sẽ có mặt tích cực và mặt hạn chế. Người bệnh cần lưu ý để điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao.
Ưu điểm:
- Điều trị viêm xoang bằng thuốc Tây sẽ có tác dụng nhanh. Làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang như: Chảy nước mũi, sưng vùng má, mũi, ở các hốc xoang,…
- Được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi và kê thuốc điều trị đúng bệnh.
- Khi chữa bệnh viêm xoang bằng thuốc Tây thì tỉ lệ bệnh tái lại rất thấp nếu người bệnh tái khám đúng hẹn và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
Nhược điểm:
- Hạn chế khi dùng thuốc Tây điều trị viêm xoang là sẽ gây ra các tác dụng phụ. Trong trường hợp viêm xoang mãn tính, khi dùng thuốc trong thời gian dài sẽ ra một số tác dụng phụ như: Lờn thuốc, đau dạ dày,…
- Hạn chế đối tượng sử dụng như: Trẻ em hay phụ nữ có thai phải thật thận trọng khi dùng thuốc Tây chữa viêm xoang
Các loại thuốc Tây trị viêm xoang
Dưới đây là một số loại thuốc Tây chữa bệnh viêm xoang thường xuất hiện trong các toa thuốc.
Thuốc kháng viêm
Trong thuốc kháng viêm có chứa thành phần corticoid và kháng sinh. Làm ức chế vi khuẩn, giảm tình trạng sưng phù ở vùng niêm mạc mũi và các dấu hiệu của bệnh viêm xoang. Người bệnh cần lưu ý chỉ dùng thuốc kháng viêm khi dịch mũi đặc nghẹt, dịch nhầy có màu xanh lá hoặc màu vàng có mùi tanh,..
Thời gian dùng thuốc kháng viêm trong vòng 7 ngày, vì thuốc có tác dụng phụ nên người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng, không sử dụng tùy ý, dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, thuốc kháng viêm không dùng cho mẹ bầu và đang cho con bú.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh viêm xoang. Thuốc kháng sinh giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu và giảm tỉ lệ gây ra các biến chứng, ngăn cản bệnh phát triển thành viêm xoang mãn tính.
Một số thuốc kháng sinh được dùng để điều trị viêm xoang như: Amoxicillin, doxycycline, có thể kết hợp thuốc với trimethoprim – sulfamethoxazole
Đối với người bị viêm xoang cấp tính, chưa gây nên các biến chứng, có thể dùng penicillin. Thuốc có giá thành rẻ, tuy nhiên, khi dùng thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ như dạ dày khó chịu, họng có dấu hiệu sưng lên, phát ban.
Trường hợp người bệnh dị ứng với thành phần trong penicillin, có thể chuyển sang dùng thuốc kháng sinh trimethoprim – sulfamethoxazole, bactrim, cotrim, septra,…
Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh:
- Nếu lạm dụng dùng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, lúc này vi khuẩn sẽ đột biến và phát triển mạnh hơn.
- Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.
- Không dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc sát khuẩn
Argyrol là thuốc sát khuẩn được dùng để chữa bệnh viêm xoang. Trong argyrol có chứa bạc nitrat giúp sát khuẩn, làm săn chắc niêm mạc, dùng được cho trẻ em vì argyrol không gây xuất tiết. Thuốc sát khuẩn phải được bảo quản đúng cách, tránh ánh nắng trực tiếp, nếu không lớp bạc nitrat sẽ bị phân hủy, khi dùng gây viêm lớp niêm mạc
Lưu ý khi dùng thuốc sát khuẩn:
- Thuốc sát khuẩn không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đối với trẻ nhỏ khi bị viêm xoang nên dùng nước muối sinh lý có nồng độ 0.9%. Thuốc sát khuẩn không dùng liên tục trên 7 ngày sẽ gây viêm mũi.
Thuốc thông mũi
Viêm xoang sẽ gây ra tình trạng viêm mũi, do các dịch nhầy làm tắc nghẽn đường thở khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc. Tác dụng của các thuốc thông mũi cải thiện tình trạng bí tắc ở mũi, làm người bệnh dễ chịu và thở bình thường.
Các loại thuốc thông mũi, họng như: OTC có chứa Sudafed Actifed, thuốc dùng để xịt mũi chứa Oxymetazoline và Phenylephrine
Các loại thuốc thông mũi thường có trong các đơn thuốc kê của bác sĩ. Các thuốc này thường có tác dụng nhanh từ 30 đến 60 phút. Nhưng khi dùng thuốc 1 thời gian hiệu quả sẽ chậm lại, điều này dẫn đến người dùng phải thường xuyên tăng liều dùng lên để có hiệu quả.
Thuốc co mạch
Các loại thuốc co mạch hiện nay được dùng như: Ephedrin 1-3%, naphazolin 0.05-0.1%,…Thuốc co mạch có tác dụng giúp các mạch máu ở niêm mạc mũi co lại, tránh tình trạng xung huyết, giúp thông thoáng đường thở. Khi dùng thuốc co mạch sẽ duy trì hiệu quả trong vài giờ.
Lưu ý khi dùng thuốc co mạch để điều trị viêm xoang
- Tránh trường hợp lạm dùng thuốc vì sẽ gây ra tình trạng lờn thuốc như thuốc thông mũi.
- Người bệnh không dùng thuốc hơn 1 tuần liền để điều trị, vì có thể gây ra các tác dụng phụ như: Tác động đến hệ thống lông chuyển, các mạch máu ở niêm mạc mũi sẽ bị giảm tính đàn hồi,…
- Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, và cân nhắc dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi.
Thuốc kháng Histamin
Khi bị các tác nhân tác động gây ra phản ứng, lúc này các bạch cầu trong máu sẽ tiết ra histamin gây nên tình trạng viêm niêm mạc, chảy nước mũi. Histamin là chất được sinh ra để chống lại tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc kháng histamin để điều trị viêm xoang.
Thuốc kháng histamin có công dụng làm giảm các triệu chứng của viêm xoang, ngứa mũi,…Đối với người bị ngạt mũi nhiều thì có thể kết hợp thêm với thuốc thông mũi ở trên.
Lưu ý khi dùng thuốc histamin để điều trị viêm xoang
- Thuốc không giúp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, vì thuốc chỉ có tác dụng chữa dị ứng.
- Nên tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng cách.
Lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa viêm xoang
Bên cạnh dùng thuốc Tây để điều trị viêm xoang, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Viêm xoang phải điều trị theo đúng liệu trình thì mới có hiệu quả và đảm bảo được sức khỏe khỏe của người bệnh. Vì vậy, không được tự ý mua thuốc bên ngoài về điều trị, sẽ gây ra các tác dụng phụ và hiện tượng lờn thuốc.
Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được bỏ liều hay thêm liều sẽ làm tình trạng bệnh tệ hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Theo các nghiên cứu cho rằng căn nguyên của bệnh viêm xoang không phải dùng thuốc kháng sinh là chửi khỏi mà phải dẫn lưu các dịch nhầy ra ngoài mới khỏi bệnh.
Tránh tình trạng lạm dụng thuốc
Khi dùng các thuốc như: Thuốc co mạch hay thuốc thông mũi để điều trị viêm xoang lưu ý không dùng liên tục 1 tuần. Ngoài gây ra tình trạng bị lờn thuốc thì còn gây ra các tình trạng bội nhiễm, xung huyết,..
Tương tự các thuốc kháng sinh nếu lạm dụng trong quá trình điều trị sẽ làm các vi khuẩn phát triển mạnh hơn, và thuốc kháng sinh điều trị cũng phải tăng theo
Phòng tránh bệnh tái phát
Sau khi khỏi bệnh, người bệnh nên có biện pháp để ngừa bệnh tái phát lại và có cách chăm sóc đặc biệt cho vùng xoang, mũi. Một số biện pháp đề phòng bệnh tái phát lại như sau:
- Hạn chế đến nơi khói bụi, hóa chất, ra đường luôn che chắn, mang khẩu trang.
- Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn.
- Vào thời điểm giao mùa, hay thay đổi thời tiết rất dễ phát bệnh. Vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc phòng bệnh trước, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là ở vùng mũi, tai,..
- Ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường kháng thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Trên đây là các loại thuốc Tây chữa viêm xoang, các loại thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu hãy đến các cơ sở y tế để được các y bác sĩ chuyên ngành trực tiếp khám và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Biến chứng của viêm xoang- Nhận biết, phòng ngừa, xử lý
- Viêm xoang có lây không, qua đường nào & cách phòng ngừa?