[Giải đáp thắc mắc]: Bị vảy nến có tắm biển được không?
Bị vảy nến có tắm biển được không? Với bệnh vảy nến cần có chế độ kiêng khem để giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.
Bị vảy nến có tắm biển được không?
Vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần do ảnh hưởng của thời tiết, nhiễm trùng, do các bệnh tự miễn hoặc do người bệnh thường xuyên bị stress. Theo kinh nghiệm dân gian, tắm biển hoặc dùng nước muối trị bệnh vảy nến là phương pháp khả thi mà người bệnh có thể áp dụng.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nước biển có chứa các thành phần như iốt, lưu huỳnh, canxi, natri, kali, magie, bromid…. rất tốt cho sức khỏe. Khi tắm biển, nước biển sẽ giúp làm chậm quá trình hydrat hóa da, cải thiện các triệu chứng viêm da đồng thời khiến da mượt mà hơn.
Không chỉ vậy, trong nước biển còn chứa hợp chất bromua và kẽm có khả năng chống viêm mạnh. Ngoài ra, nước biển cũng giúp tăng cường lưu thông máu đến các tế bào trong cơ thể và cung cấp độ ẩm cho da. Do đó, đây được xem là một biện pháp làm sạch da, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị các bệnh ngoài da như lang ben, vảy nến, viêm da cơ địa… Việc tắm biển còn giúp người bệnh ngủ ngon, hơn nữa còn có thể chữa được nhiều bệnh lý khác như loãng xương, tai – mũi – họng, hô hấp..
Người bị vảy nến nên tắm biển như thế nào mới tốt?
Có thể thấy, nước biển thật sự chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cứ tắm biển nhiều là sẽ tốt và loại bỏ được căn bệnh vảy nến này. Việc tắm biển quá nhiều và tắm trong thời gian dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho bề mặt da bị vảy nến. Đặc biệt, phương pháp này không thật sự thích hợp với những người có các triệu chứng như lở loét, chảy máu.
Theo một nghiên cứu được thực hiện trên những người có da khô dị ứng, sau 6 tuần liên tục ngâm rửa tay trong nước biển 15 phút mỗi ngày, những người này đã được cải thiện đáng kể các triệu chứng khô da. Không chỉ vậy, tình trạng da viêm đỏ, ngứa ngáy cũng giảm rõ rệt. Do đó, tốt nhất người bệnh vảy nến chỉ nên tắm biển 15 phút mỗi ngày, không nên ngâm mình quá lâu trong nước biển.
Cũng cần lưu ý rằng, tắm biển chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến. Các chuyên gia cũng đã khẳng định, đây không phải là biện pháp điều trị vảy nến mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Do đó, không nên lạm dụng việc tắm biển, thay vào đó, người bệnh có thể dùng nước muối kết hợp với các biện pháp điều trị chuyên sâu để đẩy lùi bệnh.
Khi tắm biển cần tránh những gì?
Như vậy, với thắc mắc người bị vảy nến có tắm biển được không thì câu trả lời là có. Thế nhưng, để việc tắm biển giúp ích cho việc điều trị và tránh các tổn thương trên da người bệnh cần tránh các vấn đề sau đây:
Tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời
Mặc dù ánh nắng mặt trời có tác dụng cải thiện, làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, chúng chỉ tốt với điều kiện đó là ánh sáng nhẹ vào buổi sáng. Còn nếu tắm biển thì bạn cần kiểm soát sự tiếp xúc giữa da với ánh sáng mặt trời bằng cách bôi kem chống nắng cho da, cả vùng da bị vảy nến lẫn vùng da thường. Tốt nhất nên chọn các loại kem phù hợp, dành riêng cho da nhạy cảm vì chúng ít gây kích ứng. Khi tắm biển, nếu để da bắt nắng sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh càng thêm nghiêm trọng hơn.
Tránh đổ mồ hôi hoặc để da khô
Khô da, da bong tróc là triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến. Do đó, người bệnh phải giữ cho da luôn thoáng mát, đủ độ ẩm. Khi tắm biển, nếu bạn để da khô và đổ mồ hôi sẽ khiến cho tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn. Do đó trước và sau khi tắm biển, đừng quên dưỡng ẩm cho da. Đặc biệt, cần tránh tình trạng đổ mồ hôi để tránh gây ngứa.
Một số lưu ý khi người bệnh vảy nến đi tắm biển
Tắm biển vào những ngày hè oi bức là một trong những giải pháp giải tỏa căng thẳng được nhiều người lựa chọn. Người bị bệnh vảy nến vẫn có thể tắm biển bình thường nhưng cần lưu những vấn đề sau đây:
- Chỉ nên tắm từ 15 – 20 phút, không ngâm mình quá lâu trong nước biển
- Mỗi tuần chỉ nên tắm biển từ 2 – 3 lần, việc tắm biển thường xuyên, liên tục không khiến tình trạng bệnh cải thiện mà có thể khiến nó trở nên tồi tệ hơn.
- Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 15 phút, nên dùng loại có khả năng chống nước, chỉ số SPF tối thiểu là 30 để ngăn ngừa các tổn thương và bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời.
- Tắm lại bằng nước sạch sau khi bơi để tạo điều kiện phục hồi tốt nhất cho da.
- Sau khi tắm lại bằng nước sạch, nên bôi kem dưỡng ẩm ngay để kem thẩm thấu vào sâu bên trong nhằm hạn chế tình trạng khô da. Tuy nhiên, cần chọn các loại kem lành tính, dành riêng cho da bị vảy nến hoặc da nhạy cảm.
Một số biện pháp chữa vảy nến tại nhà
Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị bằng cách tắm biển, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Tắm muối biển tại nhà
- Cho nước ấm vào bồn tắm, kiểm tra độ ấm của nước, không nên dùng nước ở nhiệt độ quá cao
- Lấy 2 chén muối hòa vào nước tắm sao cho muối tan ra hết
- Ngồi hoặc nằm trong bồn tắm trong 15 phút để nước muối thấm đều lên da
- Tắm lại với nước sạch, dùng khăn mềm thấm cho da khô rồi nhanh chóng dùng kem dưỡng ẩm.
- Thực hiện 1 – 2 lần/tuần để thấy các triệu chứng cải thiện.
Chữa vảy nến bằng lá trầu không
- Chuẩn bị 10 lá trầu không, 10 lá bèo hoa dâu đem rửa sạch, để ráo nước
- Cho 2 loại lá này đun sôi với 2 lít nước trong 20 phút
- Tiếp đó, bỏ bã, lấy nước đem ngâm rửa vùng da bị vảy nến
- Để da khô trong 2 – 3 tiếng rồi rửa sạch lại với nước
- Thực hiện 2 lần.tuần để hỗ trợ điều trị.
Chữa vảy nến tại nhà bằng dầu dừa
- Chuẩn bị một lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất cho vùng da bị vảy nến
- Làm sạch da với nước ấm, lau khô rồi thoa dầu dừa lên vùng da bị đóng vảy
- Massage nhẹ nhàng để dầu thẩm thấu vào da
- Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/tuần trước khi đi ngủ và rửa lại vào sáng hôm sau.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị vảy nến có thể tắm biển được không. Nhìn chung, tắm biển chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, nếu tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hoặc kéo dài dai dẳng thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 món ăn tốt cho bệnh vảy nến, hỗ trợ điều trị hiệu quả
- Bệnh vảy nến theo đông y và các bài thuốc điều trị