[Tìm hiểu]: Bệnh vảy nến theo Đông y và cách chữa hiệu quả
Bệnh vảy nến theo Đông y có nhiều thể nên sẽ áp dụng bài thuốc khác nhau. Người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, cần kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý mới giúp các triệu chứng vảy nến mau được chữa lành.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến theo Đông y
Vảy nến là một ngoài da có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng các triệu chứng lại khiến bệnh nhân rất khó chịu. Hơn nữa vảy nến là một bệnh mạn tính, lại có yếu tố di truyền nên rất khó để điều trị triệt để. Tuy nhiên, có khá nhiều cách để điều trị tạm thời nhằm khắc phục các triệu chứng mà bệnh gây ra. Trong đó, chữa vảy nến bằng Đông y cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn và áp dụng.
Bệnh vảy nến theo Y học cổ truyền còn được gọi là tùng bì tiễn. Nguyên nhân được cho là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà sinh bệnh. Tình trạng này kéo dài gây huyết táo, làn da không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà hình thành nên vảy nến.
Các bài thuốc chữa vảy nến bằng Đông y
Vảy nến theo Y học cổ truyền được chia thành các dạng khác nhau, trong đó có 2 thể chính là thể phong huyết nhiệt và thể phong huyết táo. Do vậy, các bài thuốc Đông y chữa vảy nến cũng có sự khác biệt:
Thể phong huyết nhiệt
Triệu chứng:Những người bị vảy nến thể huyết nhiệt thường có triệu chứng xuất hiện nhiều nốt chấm đỏ. Những nốt này to dần lên theo thời gian, có màu hồng tươi và gây ngứa ngáy nhiều.
Phép chữa: Lương huyết, khu phong, thanh nhiệt
Bài thuốc:
- Bài thuốc 1 – Hòe hoa thang gia giảm: Hoè hoa sống 40g, sinh địa 40g, thăng ma 12g, thạch cao 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, ké đầu ngựa 20g, chích thảo 4g, địa phu tử 12g. Những vị thuốc này đem cho vào ấm, sắc lên với nước, chia lượng thuốc thu được thành 3 lần uống trong ngày để mang đến tác dụng tốt.
- Bài thuốc 2: Hoa hoè 20g, cam thảo đất 16g sinh địa 20g, cây cứt lợn 12g,thổ phục linh 16g, hy thiêm 16g, thạch cao 20g, ké dầu ngựa 16g. Tương tự như bài thuốc trên, những vị thuốc đem sắc với nước. Chia lượng thuốc thu được thành 3 lần dùng hết trong ngày. Kiên trì thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt nhất.
Chữa vảy nến bằng Đông y thể phong huyết táo
Triệu chứng:Vảy nến thể huyết táo xảy ra ở những trường hợp bệnh kéo dài, trên da ít xuất hiện nốt mẩn mới. Thay vào đó, nốt cũ trên da ở trên da sẽ ngứa, có màu hơi đỏ và gây khô da.
Phép chữa trị:Khu phong, dưỡng huyết, nhuận táo
Các bài thuốc:
- Bài thuốc 1: 12g huyền sâm, 12g kim ngân hoa, 12g hà thủ ô, 12g sinh địa, 12g ké đầu ngựa, 12g vừng đen. Các vị thuốc đem sắc mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần và uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Hà thủ ô 20g, khương hoạt 16g, đương quy 20g, thổ phục linh 40g, sinh địa 16g, oai linh tiên 12g, huyền sâm 12g, ké đầu ngựa 16g. Đem các vị thuốc cho vào ấm, sắc lên với nước. Chia lượng thuốc sắc được thành 3 lần dùng trong ngày, thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt.
Bên cạnh các bài thuốc uống, kết hợp với các bài thuốc tắm rửa sẽ giúp bệnh mau được chữa lành hơn. Chuẩn bị 15g hỏa tiêu, 15g khô phàn, 15g phác tiêu, 15g dã cúc hoa. Đem các vị thuốc cho vào nồi, nấu lên với nước để tắm rửa. Thực hiện mỗi ngày một lần trong một thời gian sẽ thấy các triệu chứng được giảm đi đáng kể.
Trên đây là các bài thuốc chữa vảy nến bằng Đông y theo từng thể bệnh. Không giống như các loại thuốc tây, chữa bệnh vảy nến theo Y học cổ truyền cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Bởi chúng sẽ không mang lại tác dụng mau chóng mà cần có thời gian để thẩm thấu một cách từ từ. Thêm vào đó, chúng thường chỉ đem lại hiệu quả đối với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, ít khi có tác dụng đối với người đã bị bệnh nặng. Do đó, nếu đã điều trị một thời gian dài mà không thấy bệnh thuyên giảm thì nên đi khám để được tư vấn chữa trị bằng biện pháp hiệu quả hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Bệnh Vảy Nến có lây không?
- Món Ăn dành cho người bị vảy nến