Viêm amidan có lây không? Hướng dẫn phòng ngừa đúng cách

Viêm amidan có lây không? Phòng ngừa viêm amidan đúng cách bằng cách nào? Đây  là những nội dung chính mà bài viết sẽ chia sẻ đến bạn.

Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, bệnh viêm amidan không phải là căn bệnh lây lan. Nguyên nhân gây ra bệnh là do cơ thể có sức đề kháng kém hoặc amidan phải làm việc quá sức khi vi khuẩn tấn công cơ thể ồ ạt.

Nhiều người lo ngại, "không biết bệnh viêm amidan có lây lan hay không?"
Nhiều người lo ngại, “không biết bệnh viêm amidan có lây lan hay không?”

Bệnh viêm amidan có lây không?

Amidan là những tế bào lympho, nằm ở bên dưới niêm mạc ở hai bên thành họng. Các tế bào amidan này được tổ chức thành khối nhỏ, mang nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể.

Khi virus, vi khuẩn tấn công cơ thể, amidan sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại vi khuẩn và virus. Nếu số lượng virus, vi khuẩn quá nhiều, amidan buộc phải làm việc quá sức cho phép để bảo vệ cơ thể. Từ đó, amidan sẽ gặp phải triệu chứng sưng đỏ, đau nhức và bị viêm.

Có thể nói, amidan chính là tấm lá chắn quan trọng, bảo vệ cơ thể trước dịch bệnh. Amidan vòm họng là bộ phận tiếp xúc với thức ăn, nước uống trước khi đi vào dạ dày. Chính vì vậy, vi khuẩn trong thức ăn dễ dàng tấn công tế bào amidan ngay từ khi tiếp xúc. Bên cạnh đó, khi con người hít thở, không khí đi vào cơ thể cũng sẽ tiếp xúc với amidan. Nếu cơ thể có sức đề kháng tốt, amidan cũng sẽ làm việc tốt, sản sinh ra các kháng thể để chống lại vi khuẩn, virus, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, không bị mắc bệnh.

Bệnh viêm amidan hình thành do cơ thể có sức đề kháng kém hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể ồ ạt. Amidan phải làm việc quá sức để bảo vệ cơ thể, từ đó bị viêm sưng.

Khi một lượng lớn vi khuẩn tấn công vào cơ thể, amidan phải làm việc quá sức, từ đó dẫn đến viêm sưng.
Khi một lượng lớn vi khuẩn tấn công vào cơ thể, amidan phải làm việc quá sức, từ đó dẫn đến viêm sưng.

Như vậy, viêm amidan là một căn bệnh rất dễ gặp ở mọi người. Tuy nhiên, bệnh viêm amidan là căn bệnh nội sinh, không phải do loại virus hay vi khuẩn chuyên biệt gây ra. Do đó, chúng ta không thể nói bệnh viêm amidan có thể lây lan từ người bệnh sang cho người lành.

Cần lưu ý rằng, tuy bệnh viêm amidan không lây lan nhưng vi khuẩn và virus gây ra bệnh ho, viêm phế quản, viêm họng,… của người bệnh có thể truyền đi cho người khỏe mạnh. Trong những trường hợp ấy, amidan của người khỏe mạnh làm việc quá sức thì sẽ bị sưng viêm.

Khi thấy có dấu hiệu ho, đau vòm họng khi nuốt, người bệnh cần nghi ngờ mình đang bị mắc viêm amidan. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám chữa. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng cách cho dùng thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Đối với trường hợp viêm amidan nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan. Lưu ý, những trường hợp được chỉ định cắt bỏ amidan là: amidan sưng to gây khó nuốt hoặc khó thở, viêm amidan có khả năng biến chứng,… Người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, xem xét tình trạng bệnh kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Người bệnh viêm amidan cần đến gặp bác sí để được khám và chỉ định thuốc uống chữa trị.
Người bệnh viêm amidan cần đến gặp bác sí để được khám và chỉ định thuốc uống chữa trị.

Làm sao để phòng ngừa viêm amidan?

Bệnh viêm amidan là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải nếu không biết cách bảo vệ cơ thể, chăm sóc sức khỏe đúng cách. Giới y khoa có châm ngôn “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó, chúng ta cần lưu ý đến việc phòng ngừa bệnh viêm amidan, xem đây là điều quan trọng, cần thiết.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm amidan là:

Về chế độ dinh dưỡng, chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày. Nên ăn nhiều rau củ quả để thu nạp chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin E,… tham gia vào hoạt động tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Các loại thịt nạc, cá, hải sản,… cũng giúp cơ thể thu nạp chất đạm, chất sắt, phospho,… giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cần uống nước đầy đủ hàng ngày để giúp thận loại bỏ chất độc hại trong cơ thể, giúp hệ thống nội tạng hoạt động tốt hơn.

Một số loại thực phẩm cần giảm, tránh là: thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món ăn thui, nướng, thức ăn cay nóng, thức ăn hè phố, nước ngọt có gas, nước đá lạnh,…

Để phòng tránh mắc bệnh viêm amidan, bạn cần ăn nhiều rau củ tươi, trái cây tươi, thịt nạc, hạn chế dùng thuốc lá, thức uống lạnh và tránh tiếp xúc môi trường ô nhiễm.
Để phòng tránh mắc bệnh viêm amidan, bạn cần ăn nhiều rau củ tươi, trái cây tươi, thịt nạc, hạn chế dùng thuốc lá, thức uống lạnh và tránh tiếp xúc môi trường ô nhiễm.

Về chế độ sinh hoạt, chúng ta cần có lối sinh hoạt lành mạnh, giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch được tăng cường. Từ đó, amidan sẽ không bị lâm vào tình trạng làm việc quá sức khi vi khuẩn tấn công ồ ạt. Mỗi người trong chúng ta cần giữ một tinh thần lạc quan, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc và không nên thức khuya. Chúng ta cũng cần tránh xa thuốc lá, môi trường có nhiều khói bụi, môi trường đang có dịch bệnh,…

Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh viêm amidan và trả lời cho câu hỏi “bệnh viêm amidan có lây không?”. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!