[Giải đáp thắc mắc] Bệnh viêm họng hạt có lây không? Cách phòng ngừa

Đau rát, ngứa, nuốt nghẹn, có hạt ở họng là dấu hiệu bệnh viêm họng hạt phổ biến. Vậy bệnh viêm họng hạt có lây không? Phòng ngừa cách nào?

Theo các số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh viêm họng hạt ngày càng tăng. Tìm hiểu về căn bệnh này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị, phòng ngừa.

Bệnh viêm họng hạt có lây không
Bệnh viêm họng hạt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Viêm họng hạt có lây không?

Viêm họng hạt là bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra như các loại vi khuẩn, virus tấn công, môi trường ô nhiễm, thời tiết lạnh, viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày,… Bệnh có thể lây truyền từ người sang người nếu xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi bị viêm họng hạt, trong vòm họng của người bệnh có rất nhiều vi khuẩn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, nảy nở dễ lây lan cho những người xung quanh. Khả năng lây nhiễm của căn bệnh này khá cao.

Các loại vi khuẩn trong cổ họng sẽ nhanh chóng phát tán ra ngoài không khí và gây ra tình trạng lây nhiễm chéo giữa những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Cơ chế lây nhiễm bệnh là do người bệnh ho khạc đờm trắng hoặc mủ xanh ra bên ngoài môi trường. Lúc này, các loại vi khuẩn sẽ có cơ hội lây nhiễm cho người khác. Nếu người tiếp xúc có sức đề kháng yếu thì sẽ rất dễ mắc phải bệnh viêm họng hạt.Nếu sức đề kháng của người tiếp xúc tốt thì vi khuẩn gây viêm họng hạt sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt.

Bệnh viêm họng hạt có lây không
Bệnh viêm họng hạt rất dễ lây lan sang cho người khác.

Những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng hạt sẽ khiến cho vùng cổ họng bị sưng tấy, ửng đỏ, đau rát, nuốt nghẹn,…Nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận, hở van tim,…Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp cho biết, con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh viêm họng hạt là qua đường hô hấp. Cụ thể, các loài vi khuẩn, virus gây viêm họng hạt sẽ lây lan qua 2 con đường.

# Tiếp xúc trực tiếp

Người bệnh hắt hơi, ho, phát tán vi khuẩn ra bên ngoài môi trường. Nếu tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân thì nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nếu bạn nói chuyện với người bệnh cũng sẽ rất dễ bị viêm họng hạt do tiếp xúc với dịch nhầy, nước bọt bắn ra từ người mắc bệnh.Lượng dịch mũi, đờm trong cổ họng của người bệnh thải ra sẽ gây viêm nhiễm cho người khác.

# Tiếp xúc gián tiếp

Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh viêm họng hạt tổn tại trong các vật dụng cá nhân của người bệnh. Nếu người khỏe mạnh có thói quen sinh hoạt, ăn uống, sử dụng những vật dụng cá nhân của người bệnh sẽ rất dễ bị viêm họng hạt. Mặc dù mức độ lây nhiễm không cao bằng việc tiếp xúc trực tiếp nhưng mọi người cần phải thận trọng, tránh mắc phải căn bệnh này.

Viêm họng hạt – Làm sao phòng ngừa?

Viêm họng hạt là bệnh lý rất dễ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh. Đặc biệt, căn bệnh này có thể gây ra hàng loạt các biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Với căn bệnh viêm họng hạt, việc phòng ngừa bệnh kịp thời là rất cần thiết. Để tránh mắc bệnh viêm họng hạt, mọi người nên chú ý một số vấn đề sau đây.

Bệnh viêm họng hạt có lây không
Đeo khẩu trang là cách giúp tránh mắc bệnh viêm họng hạt.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối pha loãng để giúp sát khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng vi khuẩn lây nhiễm bệnh
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, nên ăn chín uống sôi
  • Không được sử dụng các vậy dụng cá nhân của người bệnh như bàn chải, chén bát, khăn,…
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh bằng các vật dụng như khăn choàng cổ, áo khoác, bao tay,…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ vòm họng, giúp tránh vi khuẩn gây bệnh viêm họng hạt xâm nhập
  • Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tích cực bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Người bệnh chỉ nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,…
  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Không nên ăn những thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm lạnh
  • Uống đủ nước mỗi ngày, không được uống nước đá
  • Tiến hành thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh viêm họng hạt kịp thời

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh biết được, bệnh viêm họng hạt có lây không? Để tránh mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân nên chủ động phòng ngừa. Nếu bản thân có bất cứ dấu hiệu nào mắc bệnh viêm họng hạt, bạn nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Đặc biệt, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng khỏi.