Viêm amidan cấp tính – Hướng dẫn cách nhận biết và điều trị
Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm amidan cấp tính sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa.
Tổng quan về bệnh viêm amidan cấp tính
Viêm amidan được chia thành 2 dạng là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Trong đó, viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm xảy ra ở amidan trong thời gian ngắn. Các triệu chứng của bệnh thường chỉ diễn tiến trong khoảng 3 – 5 ngày, nếu nó kéo dài khoảng 10 – 15 ngày thì chuyển sang giai đoạn viêm amidan mãn tính. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, trẻ em mà nhất là trẻ từ 5 – 15 tuổi thường dễ bị viêm amidan cấp nhất.
Nguyên nhân
Bệnh viêm amidan cấp tính thường do các nguyên nhân sau gây ra:
- Nhiễm trùng: Bệnh thường do liên cầu, tụ cầu khuẩn, các loại vi khuẩn ám khí, nhất là loại liên cầu tan huyết nhóm A… gây ra
- Do sự thay đổi đột ngột từ thời tiết: Thời tiết mưa nắng, nóng lạnh thất thường khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Điều này tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và gây hại cho chúng ta.
- Bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cúm, sởi…
- Cấu tạo của amidan gồm nhiều hốc, nhiều khe hở tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh.
- Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
Triệu chứng
- Sốt cao 38 – 39, cơ thể rét run đột ngột: Đây là những dấu hiệu khởi phát của bệnh viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên, đây lại là triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác, nhất là cúm. Do đó, cần phải dựa vào các dấu hiệu khác để xác định được chính xác bệnh.
- Vùng họng khô, rát, nóng: Bệnh nhân thường thấy có cảm giác vướng víu trong cổ họng, nhất là tại vị trí amidan. Khi ho hoặc nuốt thức ăn, triệu chứng khó chịu này lại tăng lên.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu ít và thẫm màu, táo bón, mất tập trung. Nếu là trẻ em, con có thể bị co giật, nôn ói, mê sảng, chán ăn, toàn thân mệt mỏi, hay quấy khóc.
- Đau đầu
- Khô miệng, lưỡi trắng, niêm mạc họng mà nhất là amidan bị sưng đỏ. Có khi chúng sưng lên gần sát nhau khi quá phát.
- Bệnh nhân cảm thấy nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Ngáy to về đêm, khó thở, thở hổn hển
- Tình trạng viêm nhiễm có thể lan xuống cả thanh quản, khí quản. Điều này khiến cho bệnh nhân ho từng cơn, đau, trong cổ họng xuất hiện đờm nhầy, giọng khàn nhẹ.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm amidan cấp tính
Để điều trị viêm amidan cấp tính, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các biện pháp như sau:
*) Các biện pháp điều trị cụ thể:
- Cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước
- Sử dụng các thực phấm mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời cần làm mát cho cơ thể.
- Bổ sung thêm các loại vitamin như A. C, E để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Dùng các loại thuốc hạ sốt khi cơ thể sốt cao trên 38,5 độ C như Paracetamol. Lần dùng trước cách lần dùng sau từ 4 – 6 tiếng.
- Nhỏ mũi bằng các loại thuốc sát trùng nhẹ.
- Uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ và bệnh có thể khỏi trong vòng 3 – 5 ngày.
- Sử dụng các dung dịch kiềm ấm như borat natri, bicarbonat natri… để súc miệng.
- Trong trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn, có thể dùng kháng sinh nhóm β lactam. Còn đối với các trường hợp bị dị ứng, hãy sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm macrolid.
*) Chữa tận gốc bệnh viêm amidan:
Để điều trị dứt điểm, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Nó được áp dụng cho các trường hợp bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần hoặc điều trị bằng các biện pháp khác không hiệu quả. Ngoài ra, những đối tượng mắc biến chứng như viêm sưng, áp xe amidan cũng sẽ được chỉ định cắt amidan. Đây là một thủ thuật nhỏ nên sẽ không gây nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân.
Hiện nay có khá nhiều thủ thuật được sử dụng để phẫu thuật amidan. Trong đó, cắt amidan bằng dao plasma là phương pháp được áp dụng phổ biến, bởi nó mang lại nhiều ưu điểm như: Thời gian thực hiện mau chóng, ít chảy máu, an toàn, không xâm lấn ngoại vi, ít gây biến chứng sau phẫu thuật, thời gian phục hồi nhanh…
Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan
Để phòng ngừa nguy cơ bị viêm amidan, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, đặc biệt là đối với những người có sức đề kháng kém, có cơ địa dị ứng.
- Không nên tiếp xúc với những người bị các bệnh lý đường hô hấp như cúm, cảm lạnh… Đồng thời cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa để cơ thể không bị các bệnh trên.
- Phải điều trị triệt để các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng khác như viêm mũi, V.A, viêm xoang mãn tính, viêm răng miệng…
- Tiêm phòng đầy đủ
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, bồi bổ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
- Đeo khẩu trang đi đường, đặc biệt là khi làm việc trong các môi trường nhiều khói bụi hoặc nhiều hóa chất.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi trời lạnh.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan và các biện pháp điều trị. Vì nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân, bệnh nhân cần đi khám và điều trị sớm.