Một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần là tốt ?

Hầu hết các bậc phụ huynh đều từng rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần tốt nhất.

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu cha mẹ thực hiện rửa mũi thường xuyên dễ khiến cho niêm mạc mũi mất đi chất dịch bảo vệ. Mũi trẻ dễ bị kích ứng, viêm nhiễm, tổn thương. Do đó, chỉ nên rửa mũi với tần suất hợp lý và thực hiện đúng phương pháp.

một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần
Rửa mũi cho trẻ giúp mũi thông thoáng, cải thiện viêm mũi.

Một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần?

Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sẽ giúp mũi thông thoáng, loại bỏ được các vi khuẩn bên ngoài môi trường tấn công cơ thể, ngăn ngừa tình trạng viêm mũi, họng. Rất nhiều bậc phụ huynh có quan niệm sai lầm rằng, cứ rửa mũi thường xuyên cho trẻ sẽ tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ 2 – 4 lần/ ngày nếu trẻ có dấu hiệu bị nghẹt mũi, mũi có nhiều chất dịch. Với trường hợp trẻ khỏe mạnh, phụ huynh chỉ nên rửa mũi cho trẻ khoảng 2 lần/tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Với những trẻ đang bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày để loại bỏ các chất dịch nhầy, bụi bẩn bám trong vùng mũi. Khi trẻ mắc phải căn bệnh này, phương pháp rửa mũi mang lại hiệu quả là sử dụng thuốc xịt phun sương để tống các chất dịch nhờn ra khỏi mũi, giúp sát trùng và trẻ dễ thở hơn. Mỗi ngày, cha mẹ chỉ cần xịt 2 – 4 lần thì triệu chứng bệnh của trẻ sẽ được cải thiện.

Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường có quá nhiều bụi bẩn thì cha mẹ có thể sử dụng phương pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Cách này có thể phòng ngừa một số bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng cho trẻ. Vì trẻ không bị bệnh nên phụ huynh chỉ cần rửa mũi cho trẻ 2 lần/tuần, không nên rửa quá nhiều. Rửa mũi cho trẻ sẽ giúp mũi thông thoáng và trẻ có được sức khỏe tốt hơn, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.

Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không?

Theo bác sĩ Vũ Thị Huyền Trang (Chuyên khoa Tai – Mũ – Họng, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP.HCM) cho biết, việc sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ quá nhiều lần/ngày vô tình sẽ khiến cho lượng chất dịch tự nhiên bôi trơn niêm mạc mũi biến mất. Điều này sẽ khiến cho mũi bị khô, dễ kích ứng, viêm nhiễm nặng hơn, không thể bảo vệ mũi tránh vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài.

một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần
Cha mẹ không nên lạm dụng việc rửa mũi cho trẻ.

Bên cạnh đó, việc rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý sai tư thế có thể khiến cho bé bị chảy máu, tổn thương niêm mạc mũi, viêm tai giữa. Nước muối sinh lý chỉ thực sự tốt cho những trẻ bị viêm mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi. Nếu trẻ đi xa, tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi, việc dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sẽ rất cần thiết giúp làm sạch đường hô hấp và phòng tránh bệnh.

Việc cha mẹ lạm dụng rửa mũi cho trẻ thường xuyên sẽ khiến cho niêm mạc mũi nhanh chóng bị kích ứng, khả năng tự bảo vệ của niêm mạc cũng sẽ bị mất đi. Tốt nhất, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi rửa mũi cho trẻ. Đồng thời, bạn chỉ được rửa mũi cho bé trong một số trường hợp như trẻ bị viêm mũi, khó thở, mũi có dịch nhầy, tiếp xúc với bụi bẩn,…

Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ đúng cách

Rửa mũi cho trẻ là việc làm quan trọng giúp kiểm soát các bệnh lý liên quan đến mũi và ngăn ngừa vi khuẩn cùng các tác nhân bên ngoài môi trường tấn công. Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiến hành rửa mũi, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách được chia sẻ dưới đây.

1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm mũi, chảy nước mũi. Cách làm này còn giúp làm thông thoáng mũi, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến mũi. Đặc biệt, nước muối sinh lý còn có tác dụng làm sạch chất nhầy bên trong mũi, giảm sưng viêm mũi, cải thiện tình trạng ngạt mũi.

một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần
Cách rửa mũi cho trẻ giúp tránh tổn thương niêm mạc mũi.

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn tiến hành vệ sinh vùng mũi sạch sẽ cho trẻ.
  • Sau đó, bạn cho nước muối vào dụng cụ và hướng dẫn trẻ cúi thấp người xuống. Đồng thời nghiêng mặt sang một bên.
  • Tiếp đến, bạn bơm nước muối sinh lý vào lỗ mũi cho trẻ để nước sẽ trào ra ở lỗ mũi kia.
  • Hướng dẫn trẻ dùng tay giữ chặt một bên mũi và xì mạnh mũi còn lại.
  • Thực hiện đổi bên cho mũi bên kia. Nếu nước muối chảy vào cổ họng, hướng dẫn trẻ khạc nhổ ra.
  • Phương pháp này thích hợp với các bé từ 4 tuổi trở lên. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng nước muối sinh lý để đảm bảo an toàn cho bé.

2. Dùng thuốc xịt

Các loại thuốc xịt mũi có tác dụng giúp cho mũi thông thoáng, giảm chất dịch nhầy. Đồng thời cải thiện tình trạng mũi bị ngứa ngáy, khó chịu. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xịt mũi khác nhau. Cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mũi của trẻ, tránh gây kích ứng mũi.

Cách thực hiện như sau:

  • Cha mẹ có thể sử dụng thuốc xịt phun sương cho trẻ.
  • Trước tiên, bạn dùng bóng hút chất dịch nhầy bên trong mũi của bé ra ngoài.
  • Tiếp đến, bạn cho trẻ ngồi dậy và xịt vào mỗi bên mũi của trẻ 2 lần xịt thuốc.
  • Sau đó để dịch mũi chảy ra ngoài và dùng khăn ẩm mềm, sạch để lau nước mũi cho trẻ.
  • Với những trẻ lớn, bạn có thể hướng dẫn để có bé có thể xì mũi cho thật sạch.

Cách phòng tránh bệnh về mũi cho trẻ hiệu quả

Với trẻ nhỏ, việc phòng bệnh về mũi cho các bé là vô cùng cần thiết, giúp trẻ tránh được những bệnh lý liên quan đền đường hô hấp. Song song với việc rửa nước muối sinh lý cho trẻ 2 lần/tuần, các bậc phụ huynh cần phải chú ý một số vấn đề sau để bảo vệ cơ quan hô hấp của trẻ.

một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần
Phụ huynh nên sử dụng nước muối sinh lý ở bán ở hiệu thuốc rửa mũi cho trẻ.
  • Không nên để trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường có quá nhiều khói bụi, ô nhiễm.
  • Nên mang khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài
  • Không được để trẻ dùng tay ngoáy mũi và lấy dịch nhầy, gỉ mũi
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, không được để trẻ sinh hoạt trong phòng quá lạnh.
  • Giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết chuyển lạnh bằng các vật dụng cá nhân như bao tay, khăn quấn cổ, áo khoác,…
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng và lấy ráy tai cho bé
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh đường hô hấp
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho trẻ
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe
  • Nếu trong mũi bé có chất dịch nhầy ít, cha mẹ chỉ nên sử dụng thiết bị hút mũi cho trẻ.
  • Cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho trẻ hoặc cho bé ăn
  • Nên rửa mũi cho trẻ trước khi ăn để hạn chế tình trạng trẻ bị nôn trớ hoặc nước mũi chảy ngược vào trong
  • Cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ trong những trường hợp cần thiết.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc: Một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần là tốt? Việc rửa mũi thường xuyên sẽ gây kích ứng niêm mạc, mất đi khả năng bảo vệ của niêm mạc mũi và dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công hơn. Do đó, cha mẹ nên cân nhắc khi tiến hành rửa mũi cho trẻ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi thực hiện việc này. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở mũi thì nên đưa trẻ đi khám sớm.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tự pha nước muối rửa mũi và những điều cần lưu ý
  • Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
Xem thêm

Bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường – “Bí kíp” trị bệnh TẬN GỐC bằng Nam dược quý

Diễn viên Hoa Thúy: “Cho con chữa viêm xoang tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường tôi hoàn toàn yên tâm”

Bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường – “Bí kíp” trị bệnh TẬN GỐC bằng Nam dược quý