Củ cải trắng chữa ho – Vị thuốc quý dân gian ít người biết
Ngoài là thực phẩm bổ dưỡng, dân gian còn sử dụng củ cải trắng chữa ho và trị các bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản, hen suyễn,….).
Củ cải trắng chữa ho bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 5 cách chữa ho bằng củ cải đơn giản, hiệu quả. Cùng với đó là một số lưu ý cụ thể khi sử dụng. Hãy cùng tham khảo nhé.
Dùng củ cải trắng chữa bệnh ho có tốt không?
Ho (Tiếng Anh: Coughs) là một hiện tượng thường xuyên bắt gặp trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Ho là một phản xạ vật lý-sinh học, có tác dụng loại bỏ những dị vật, bụi bặm, vi sinh vật, dịch đờm ra khỏi cổ họng. Ho được xem là một cơ chế bảo vệ cơ quan hô hấp của con người.
Khi bạn gặp phải tình trạng ho thường xuyên, ho nhiều lần trong ngày và ho dài ngày, cơn ho đó không còn là một phản xạ sinh học bình thường mà đã là một bệnh lý. Bệnh nhân có thể đã mắc một trong số những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… Biểu hiện của mỗi chứng bệnh này sẽ có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của những căn bệnh đường hô hấp này là niêm mạc cổ họng bị tổn thương, sưng viêm, dẫn đến khó chịu, gây ra cơn ho kéo dài.
Khi thấy cơ thể mệt mỏi kèm theo những cơn ho dai dẳng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Dùng củ cải trắng chữa bệnh ho là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng điều trị bệnh ho thay vì dùng thuốc Tây.
Củ cải trắng (tên khoa học: Raphanus sativus L.) là một thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Người ta thường chế biến củ cải trắng thành các món canh, món xào, món kho,… Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, củ cải trắng còn được xem là một loại dược liệu trong Đông y. Trong một số sách Đông y, củ cải trắng được gọi với một số tên như: lai phục tử, la bạc tử, la bặc tử,…
Theo Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, tính bình, được đưa vào một số loại kinh sách như: kinh phế, kinh tỳ và kinh vị. Người xưa cho rằng, củ cải trắng có những tác dụng dược lý như:
- Giáng khí;
- Tiêu đờm;
- Tiêu thực;
- Hạ khí hóa đàm;
- Giải độc;
- Sinh tân.
Theo y học hiện đại, củ cải trắng có chứa nhiều nước, chất xơ, năng lượng và các loại chất dinh dưỡng khác như: chất béo, protein, kali, vitamin C, vitamin B3, phospho, sắt, magie,… Củ cải trắng có chứa nhiều dược chất, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, dùng trong điều trị viêm phế quản, điều trị chảy máu cam, chữa bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ tiêu hóa,…
Dùng củ cải trắng và hạt củ cải trắng trị bệnh ho là một phương pháp đã được Đông y ứng dụng từ lâu đời và đã được giới y học cổ truyền nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tóm lại, củ cải trắng là một vị thuốc có khả năng chữa chứng ho hen, chữa bệnh đường hô hấp.
Cách dùng củ cải trắng chữa bệnh ho, bệnh đường hô hấp
1. Bài thuốc chữa ho do viêm họng
Chuẩn bị:
- 2 củ cải trắng ở dạng tươi;
- Đường phèn hoặc mật ong.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cạo bỏ vỏ củ cải trắng, rửa sạch;
- Bước 2: Thái củ cải trắng thành dạng sợi;
- Bước 3: Ngâm củ cải trắng với mật ong hoặc đường phèn trong hũ. Đậy nắp hũ kín, để qua đêm.
- Bước 4: Hôm sau, chắt lấy nước để uống.
Người bệnh dùng bài thuốc này trong vài ngày để cơn đau họng được cải thiện, giảm chứng ho.
2. Bài thuốc chữa viêm phế quản
Chuẩn bị:
- 12g hạt củ cải trắng;
- 12g hạt cây tía tô.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sao thơm hạt của cải trắng;
- Bước 2: Sắc hạt củ cải trắng với hạt cây tía tô, lấy nước uống.
Người bệnh uống bài thuốc này trong ngày, không để thuốc qua đêm.
3. Bài thuốc chữa viêm phế quản mạn tính
Chuẩn bị:
- 60g củ cải trắng tươi;
- 120g bì sứa.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gọt vỏ củ cải trắng, rửa sạch, thái khúc vừa ăn. Làm sạch bì sứa;
- Bước 2: Hầm củ cải trắng với bì sứa, nêm thêm một vài loại gia vị cho vừa ăn.
Người bị viêm phế quản mãn tính nên thường xuyên dùng món ăn củ cải trắng hầm bì sứa này.
4. Bài thuốc chữa chứng ho nhiều đờm
Chuẩn bị:
- 12g hạt củ cải trắng;
- 6g cam thảo;
- 12g hạnh nhân.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sao hạt củ cải trắng cho thơm;
- Bước 2: Sắc hạt củ cải vừa sao với hai loại dược liệu còn lại để lấy nước uống.
5. Bài thuốc chữa khàn giọng, mất tiếng
Người dùng chuẩn bị một củ cải trắng tươi, một củ gừng tươi. Sau đó ép củ cải với gừng để lấy nước uống rải rác trong ngày. Người bệnh nên ngậm trong miệng và nuốt từ từ để gừng kháng khuẩn ở cổ họng và các dược chất trong củ cải làm dịu những cơn ho.
Bài thuốc này không chỉ chữa khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể làm giảm chứng loét miệng, buồn nôn.
6. Bài thuốc chữa hen suyễn, viêm khí quản
Chuẩn bị:
- 500g củ cải trắng tươi;
- Một ít đường phèn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Củ cải trắng, làm sạch vỏ, rửa sạch.
- Bước 2: Hấp chín củ cải trắng hoặc luộc chín;
- Bước 3: Ép lấy nước củ cải đã luộc, hòa với đường phèn để uống.
Bài thuốc này giúp làm dịu cơn đau rát ở cổ họng, làm cải thiện các triệu chứng của hen suyễn và viêm khí quản.
Ngoài ra, bài thuốc này còn có khả năng điều trị chứng ho có đờm rất hiệu quả.
Một số lưu ý khi dùng củ cải trắng chữa bệnh ho
Củ cải trắng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có những bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, khi sử dụng củ cải trắng như một vị thuốc chữa bệnh ho, người bệnh cần lưu ý:
- Trước khi áp dụng các bài thuốc từ củ cải trắng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa;
- Thận trọng khi cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai dùng các bài thuốc từ củ cải đường. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng các bài thuốc này;
- Người có thể trạng không tốt, suy nhược cơ thể không nên dùng hạt củ cải trắng. Bởi vì Hạt củ cải trắng gây ra tình trạng hao tổn sức lực;
- Người bị tỳ vị hư hàn không nên thường xuyên dùng củ cải trắng, các bài thuốc từ củ cải trắng;
- Hiệu quả của các bài thuốc từ củ cải trắng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Ngoài việc dùng các bài thuốc từ củ cải trắng, người bệnh cũng cần chăm sóc sức khỏe đúng cách, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, uống nước ấm, ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều trái cây tươi,… để bệnh tình mau chóng thuyên giảm, tác dụng của thuốc được phát huy tối đa.