[6+] Bệnh ho thường gặp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cụ thể
Bệnh ho được chia làm 6 loại thường gặp. Mỗi loại lại có nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cụ thể. Người bệnh nên chú ý tránh nhầm lẫn.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, bệnh ho rất dễ mắc phải khi tiếp xúc với môi trường sống bị ô nhiễm, không khí ẩm ướt và thời tiết thay đổi đột ngột,… Không chỉ dừng tại đó, ho còn là dấu hiệu cảnh báo mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp mà nhiều người thường chủ quan.
Bệnh ho là gì?
Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Loại phản xạ này giúp cơ thể làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật thể lạ lọt vào đường hô hấp nhằm giúp cho nhung mao hô hấp được hoạt động hiệu quả hơn.
Ho không phải là bệnh lý mà là triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa cùng một số bệnh về tim mạch. Thông thường, cơn ho xảy ra là do các tế bào tại đường hô hấp bị kích thích khiến cho phổi phải đẩy không khí ra khỏi cơ thể.
Ho cấp tính thường kéo dài dưới 3 tuần và tình trạng này sẽ ngừng hoặc cải thiện đáng kể trong vòng 2 tuần. Nhưng nếu kéo dài khoảng từ 3 – 8 tuần và có dấu hiệu cải thiện ở thời gian cuối thì được gọi là ho bán cấp. Tuy nhiên, đối với trường hợp ho kéo dài hơn 8 tuần thì được gọi là ho mãn tính.
Các loại bệnh ho thường gặp
Ho là tình trạng đường hô hấp bị viêm nhiễm và thường gây ra các tình trạng như đau ngực, chóng mặt, mệt mỏi,… Tuy nhiên nếu để tình trạng này diễn tiến sẽ dẫn đến các bệnh ho thường gặp phải như:
1. Ho có đờm
Ho có đờm là tình trạng ho khạc ra chất nhầy hoặc đờm. Trong đó, đờm là chất dịch tiết ra bao gồm có chất nhầy, bạch cầu mủ. hồng cầu và các chất độc xâm nhập đường hô hấp. Ho có đờm thường là triệu chứng sau khi khi bị viêm họng, viêm xoang hay nghẹt mũi,…
Triệu chứng này sẽ khiến cho người mệt cảm thấy nặng ngực, nghẹt thở, khó thở,… Các triệu chứng này sẽ có xu hướng tăng lên vào những lần đi bộ và nói chuyện. Ho có đờm có thể là nguyên nhân liên quan đến viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, hen phế quản,…
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị dứt điểm thì sẽ gây ra những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng như bệnh lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,…
2. Ho khan
Ho khan là hiện tượng ho không khạc ra đàm và thường gây ngứa họng. Bệnh nhân ho khan thường cảm thấy khỏe, không có nặng ngực hay khó thở. Tuy nhiên, loại ho này có thể gây khàn giọng, mất tiếng, sưng họng,…
Ho khan còn là triệu chứng của các bệnh lý nhiễm khuẩn về đường hô hấp, cảm lạnh, viêm phế quản, hen phê quản, viêm phổi,… Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm không khí, sự thay đổi đột ngột của thời tiết khí hậu và thuốc lá cũng dẫn tới hiện tượng này.
Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng thường kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Đồng thời, nếu bệnh không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp như viêm tai, viêm họng, ung thư vòm họng, viêm thanh quản,…
3. Ho ra máu
Ho ra máu là tình trạng ho khạc ra máu tại đường hô hấp, có thể là máu bọt hoặc máu đỏ tươi. Hiện tượng ho ra máu có thể là một dấu hiệu của các bệnh viêm phổi cấp và mãn tính hoặc thậm chí là ung thư phổi,…
Ho ra máu sẽ có dấu hiệu như ho khạc đờm dính máu tươi, lượng máu dần tăng lên khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó thở, sốt và sụt cân. Nếu bị ho ra nhiều máu, hụt hơi, mệt mỏi thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời và tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
4. Ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính về đường hô hấp do virus ho gà gây ra. Tình trạng này có biểu hiện ho từng cơn, cuối cơn ho có tiếng rít hệt như tiếng rít của gà gáy và là bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phế quản, vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, viêm màng não hoặc có nguy cơ tử vong cao,…
5. Ho lao
Ho lao là bệnh nhiễm một loại vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis lây truyền qua không khí. Đối tượng dễ mắc phải bệnh lao thường là người có hệ miễn dịch yếu hoặc người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân ho lao, bị HIV, ung thư, tiểu đường,…
Khi xuất hiện các triệu chứng ho lao, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám tránh để tình trạng diễn tiến lâu dài và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: Ho ra máu, u nấm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi,…
6. Ho tắc tiếng
Ho tắc tiếng là tình trạng khiến cho người bệnh bị khàn tiếng và mất giọng. Tác nhân chính gây ra tình trạng này thường là do môi trường ô nhiễm, dị ứng với thời tiết, nhiễm virus dẫn tới cảm lạnh, cảm cúm, sốt và viêm họng,…
Bên cạnh đó, ho tắc tiếng còn là triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp như hen phế quản, hen suyễn, viêm họng, viêm thanh quản,…
Nguyên nhân gây bệnh ho
Có rất nhiều nguyên nhân tác động vào gây kích ứng phổi và phế quản dẫn đến hiện tượng ho là:
- Virus và vi khuẩn: Nguyên nhân gây ho phổ biến là do nhiễm trùng hô hấp như cảm lạnh hoặc cúm. Tình trạng nhiễm trùng này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, khi đó người bệnh phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
- Hen suyễn: Trẻ nhỏ bị ho cũng có thể là nguyên nhân của bệnh hen suyễn. Những cơn ho do hen suyễn thường phát ra âm thanh khò khè, giúp bạn dễ dàng xác định bệnh.
- Viêm đường hô hấp trên: Các triệu chứng ho có kèm theo sự xuất hiện của đờm và đau rát họng có thể xuất phát từ nguyên nhân viêm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng, sưng amidan,…
- Viêm đường hô hấp dưới: Nguyên nhân gây ho có đờm, đau rát họng có thể liên quan đến một vài bệnh lý như viêm phổi, viêm phê quản, lao phổi, ung thư,…
- Giãn phế quản: Tình trạng này sẽ kích thích và gây ra những cơn ho về sáng sớm, kèm theo rất nhiều đờm trắng.
- Viêm phế quản: Đối với người bị viêm phế quản sẽ thường có triệu chứng ho dai dẳng kéo dài. Nguyên nhân là do phế quản bị tổn thương gây kích ứng cơ thể và sinh ra ho. Đối với viêm phế quản mãn tính thì cơn ho sẽ thường kéo dài tới khoảng 3 tháng.
- Bệnh đường tiêu hóa: Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Dạ dày bị trào ngược khiến cho axit dạ dày di chuyển lên trên và trào vào thực quản gây kích thích niêm mạc dẫn tới ho kéo dài.
- Môi trường sống: Không khí thay đổi đột ngột, nhất là khi trời chuyển lạnh khiến cho không khí lạnh vô tình đi vào khoang ngực một cách đột ngột. Điều này dẫn tới gây ho, kích ứng ở người bệnh hen suyễn, viêm phổi mạn tính và viêm phế quản mãn tính.
- Dị ứng: Các chất kích thích gây ho từ bên ngoài môi trường có thể là do bụi phấn hoa, khó thuốc lá, lông thú cưng, bụi hóa chất công nghiệp, ô nhiễm do khói bụi xe cộ hoặc do độ ẩm môi trường thấp,…
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một số thuốc như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) thường được dùng để điều trị tăng huyết áp và bệnh tim có thể gây tác dụng hiếm gặp là gây ho.
- Nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh ho cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân như tổn thương dây thanh quản, hội chứng chảy dịch mũi sau, nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm phổi, ho gà hoặc các vấn đề sức khỏe gây nghiêm trọng như thuyên tắc mạch phổi, suy tim,…
Triệu chứng của bệnh ho
Ho có thể là ho cấp tính hoặc ho mãn tính và cũng là dấu hiệu liên quan đến nhiều bệnh lý. Triệu chứng đi kèm với tình trạng ho này gồm có:
- Sốt nhẹ, chảy nước mũi và nghẹt mũi.
- Cảm giác ớn lạnh hoặc mệt mỏi do cảm cúm, cảm lạnh.
- Cơ thể bị nhức mỏi.
- Ho kéo dài thường gây đau đầu và đau rát cổ họng.
- Ho khạc ra chất nhầy và đờm.
- Ho về đêm làm gián đoạn đến giấc ngủ.
Các triệu chứng này sẽ khỏi hoặc cải thiện trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bệnh ho vẫn không thuyên giảm và đi kèm một số triệu chứng sau đây thì bạn cần sớm được chẩn đoán và điều trị như:
- Sốt cao, khó thở
- Đau đầu, đau ngực
- Buồn ngủ, mất tỉnh táo
- Ho ra máu
Các phương pháp chữa ho được áp dụng phổ biến
Ho là một triệu chứng không gây nguy hiểm nhưng nếu để các triệu chứng này kéo dài và kèm theo các triệu chứng gây nghiêm trọng thì có thể đây là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng trên thì người bệnh nên tìm kiếm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo:
1. Chữa ho bằng thuốc Tây
Tùy theo tình trạng ho mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:
- Thuốc giảm ho: Neocodion, Codepect, Atussin, Rhumenol,… là các nhóm thuốc có tác dụng giảm đau và ức chế trung tâm hô hấp. Nhóm thuốc này hầu hết có chứa codein nên chỉ thích hợp sử dụng đối với người trưởng thành và trường hợp ho không có đờm. Thuốc chống chỉ định trong trường hợp ho có đờm, người bị suy hô hgaasp, hen suyễn, trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Thuốc kháng sinh: Bao gồm Amoxicillin, Roxithromycin, Penicillin,… có khả năng tiêu diệt và hạn chế được vi khuẩn gây bệnh, giúp làm giảm cơn ho hiệu quả.
- Thuốc long đờm: Acodin, Terpincod, Passedyl, Terpi,… được suer dụng để làm loãng đờm, tăng sự tiết dịch để dễ tống chất đờm ra ngoài. Đồng thời giúp bảo vệ niêm mạc và loại bỏ những chất kích thích.
- Thuốc tiêu đờm: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như Ambroxol, Acetylcystein, Bromhexin, Carbocistein và Erdosteine,… giúp làm giảm độ đặc quánh của đờm và loại bỏ đờm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau ngực, buồn nôn, chóng mặt hoặc phát ban,…
- Thuốc kháng viêm: giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm, đau cổ họng mỗi khi ho kéo dài và có đờm. Một số loại thuốc có thể được sử dụng như Ibupprofene, Diclophenac,…
2. Chữa ho bằng mẹo dân gian
Ngoài ra, đối với người bệnh bị ho ở mức độ nhẹ, để tiết kiệm chi phí thì bạn cũng có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại nhà để làm thành các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ho như sau:
- Mật ong: Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bổ sung dưỡng chất để làm lành tổn thương niêm mạc. Bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp cùng với các nguyên liệu khác như chanh, gừng, giấm táo để đẩy lùi các triệu chứng.
- Gừng: Nhờ chứa hoạt chất Gingerols và có tính kháng viêm mà gừng có tác dụng tiêu viêm, chống sưng, giảm ho và chống lại các dị ứng đường hô hấp. Bạn có thể chữa ho bằng cách: Chưng gừng với đường phèn, uống trà gừng muối, uống nước gừng kết hợp với chanh tươi và lá me,…
- Vỏ quýt: Các thành phần có trong vỏ quýt có công dụng cấp ẩm, trị ho và lưu thông khí huyết. Bạn có thể sử dụng 12g vỏ quýt sắc cùng với 200ml nước cho đến khi còn lại phân nửa. Sau đó cho thêm đường hoặc mật ong vào dùng để uống trong ngày.
- Lá hẹ: Với thành phần Allicin mà lá hẹ có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp làm giảm ho và tiêu đờm nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng lá hẹ kết hợp với đường phèn hoặc mật ong để chưng cách thủy và sử dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần.
3. Chữa ho bằng thuốc Đông y
Bên cạnh sử dụng các phương pháp trên, người bệnh cũng có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y để chữa ho, giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sức đề kháng như:
- Chữa ho bằng quả la hán: Nhờ vào hoạt tính kháng viêm và sát khuẩn cao mà quả la hán có tác dụng làm giảm các cơn đau rát, chữa ho hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng quả la hán hết hợp với tỳ bà và nam sa sâm để sắc lên thành thuốc, cho thêm một ít đường và dùng để uống mỗi ngày 3 lần.
- Chữa ho bằng cây kha tử: Thành phần của cây kha tử chữa viêm họng, ho lâu ngày, khàn tiếng. Chỉ cần với 10g kha tử kết hợp với 12g cát cánh, 8g cam thảo sắc lên làm thành than thuốc và dùng để uống mỗi ngày.
- Chữa ho bằng cây bách bộ: Các thành phần có trong cây bách bộ có tác dụng ức chế các phản xạ và làm giảm triệu chứng ho hữu hiệu. Người bệnh sử dụng 12g bách bộ, 8g kinh giới, 6g cam thảo và củ gừng tươi để sắc làm thành thang thuốc, dùng để uống khi còn nóng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh ho hiệu quả
Các chuyên gia cho rằng, ho là một triệu chứng gây khó chịu và có thể diễn tiến sang bệnh mãn tính. Do đó, việc bạn cần làm là chủ động phòng ngừa bệnh ho bằng các biện pháp như sau:
- Rửa sạch mũi và súc họng băng nước muối sinh lý để sát trùng, làm thông thoáng lỗ chân lông và hạn chế cơn ho.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể xông hơi nước để làm loãng đờm, dịch nhầy.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường có không khí lạnh và ẩm ướt. Đồng thời, nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, nhất là ở vùng mũi, cổ và ngực.
- Không hút thuốc lá và tránh xa những khu vực có nhiều khói thuốc lá.
- Đeo khẩu trang giúp tránh hít phải các tác nhân gây kích ứng cơn ho.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Khám sức khỏe định kỳ và sớm chữa bệnh nếu mắc phải.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu được các nguyên nhân gây ho cũng như các phương pháo điều trị để giúp kiểm soát cơn ho hiệu quả. Đồng thời, nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên thì cần nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và sử dụng phương pháp điều trị phù hợp.