[Giải đáp thắc mắc]: Bệnh vảy nến có chữa dứt điểm được không?

Bệnh vảy nến có chữa dứt điểm được không? Đây là bệnh da liễu phổ biến đặc trưng bởi da sần sùi, khô, bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy… Với căn bệnh này, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra.

bệnh vảy nến có chữa được không
Bệnh vảy nến khiến cho làn da bị sần sùi, xuất hiện nhiều mảng trắng.

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Hiện nay, rất nhiều người mắc bệnh vảy nến nhưng không có phương pháp kiểm soát dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Chỉ cần một số yếu tố kích thích như chế độ ăn uống, tâm lý bất ổn, cơ địa dị ứng,… bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đều gặp phải triệu chứng như da bong tróc, sần sùi, xuất hiện mảng trắng trên bề mặt da, mụn nước, ngứa ngáy, đỏ ửng da,… Căn bệnh này có thể gây biến chứng nhiễm trùng, mù lòa ở mắt, ảnh hưởng đến xương khớp và biến đổi sắc tố da.

Vảy nến là bệnh lý do sự bất thường của hệ miễn dịch, không thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Mọi phương pháp chữa trị bệnh chỉ giúp kiểm soát căn bệnh này, ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Thực tế, vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm nếu nhận thấy bản thân có các biểu hiện của bệnh vảy nến. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa trị phù hợp nhất.

Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc thoa bên ngoài để cải thiện. Nếu da bị khô kèm theo biến chứng nhiễm trùng, sốt thì bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng thuốc uống hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh vảy nến không được lạm dụng thuốc khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn. Đặc biệt là những loại thuốc chứa thành phần corticoid gây suy tuyến thượng thận, ảnh hưởng gan.

Thời gian chữa trị bệnh vảy nến còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như mức độ bệnh nặng hay nhẹ, cơ địa, độ tuổi,… Bệnh vảy nến có thể tồn tại suốt đời, tái phát nhiều lần nếu không được kiểm soát. Bệnh lý này không lây nhiễm nên mọi người có thể an tâm điều trị bệnh. Việc điều trị bệnh vảy nến cần phải thực sự kiên trì thì các triệu chứng của bệnh mới được cải thiện. Một số trường hợp, bệnh vảy nến chưa được chữa khỏi, người bệnh đã gãi ngứa gây chảy máu hoặc sử dụng hóa chất khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia da liễu cho biết, với căn bệnh vảy nến, việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Đặc biệt, việc chữa trị bệnh kịp thời sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Thời gian đầu, bệnh vảy nến không gây tổn thương nhiều nên chỉ cần 15 ngày – 1 tháng, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện. Để đạt hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn, bệnh nhân cần kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Cách chữa vảy nến phổ biến hiện nay

Với căn bệnh vảy nến, việc điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra là rất cần thiết. Hiện tại có rất nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để chữa trị bệnh vảy nến. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất. Để có thể cải thiện bệnh vảy nến, người bệnh có thể áp dụng những cách chữa trị bệnh như sau.

1. Thuốc Tây y

bệnh vảy nến có chữa được không
Sử dụng thuốc Tây chữa trị bệnh vảy nến

Các loại thuốc Tây y được sử dụng để làm mềm dịu da, ngăn ngừa các tổn thương khi bị vảy nến. Một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa trị căn bệnh này như Efalizumab, Rosiglitazone, Imecrolimus, Efalizumab, Tazarotene,… Đây là những loại thuốc được bôi hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, thuốc cũng có một số tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe. Nếu người bệnh lạm dụng thuốc có thể gây hại cho dạ dày, gan, thận, bào mòn da,…

2. Bài thuốc dân gian

Một số loại nguyên liệu được sử dụng để chữa trị bệnh vảy nến như cây lược vàng, trầu không, lá lốt,… Các bài thuốc dân gian có tác dụng làm dịu da, cải thiện tình trạng mẩn đỏ, bong tróc vảy do bệnh vảy nến gây ra. Tuy nhiên, những cách chữa trị này không có cơ sở khoa học chính xác, chỉ mang tính truyền miệng từ nhiều đời. Nếu áp dụng không đúng cách làn da sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Bên cạnh đó, đây chỉ là giải pháp hỗ trợ chứ không thể điều trị bệnh lâu dài. Do đó, người bệnh cần phải thận trọng trước khi áp dụng cho bản thân mình.

3. Thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y cũng là một trong những phương pháp chữa trị bệnh vảy nến được nhiều người áp dụng. Thuốc Đông y được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên, an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, với phương pháp này, để có thể kiểm soát được bệnh vảy nến, bệnh nhân sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài vì hiệu quả của thuốc rất chậm. Bên cạnh đó, không phải ai cũng có thể kiên trì sắc thuốc uống và hương vị thuốc cũng khó sử dụng.

4. Quang hóa trị liệu

Phương pháp này được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến toàn thân hoặc mắc bệnh trên diện rộng. Bằng cách sử dụng tia UVA/UVB tự nhiên hoặc nhân tạo chiếu vào vùng da bị vảy nến. Cách chữa trị này không gây đau đớn cho người bệnh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư da. Đặc biệt, với những làn da bị nhạy cảm quá mức thì áp dụng quang hóa trị liệu không phù hợp.

Lưu ý khi chữa trị bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh lý rất dễ tái phát nếu không có biện pháp kiểm soát đúng đắn. Việc điều trị bệnh vảy nến cần phải có thời gian dài nên người bệnh không được quá nóng vội. Song song với việc điều trị bệnh theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

bệnh vảy nến có chữa được không
Chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát bệnh vảy nến hiệu quả.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, không được sử dụng hoặc tiếp xúc với các loại hóa chất gây kích ứng da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm tự nhiên để giúp da mềm mại, tránh bị sần sùi
  • Xây dựng chế độ ăn phù hợp, bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cân bằng độ ẩm cho da, tránh da bị khô. Người bệnh có thể sử dụng nước ép hoa quả thay thế nước lọc để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên căng thẳng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh
  • Mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ tránh gây kích ứng da
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Không được dùng tay gãi ngứa khiến làn da bị tổn thương nhiều hơn
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khói bụi khiến da bị viêm nhiễm nặng hơn
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp hỗ trợ điều trị bệnh
  • Trong quá trình điều trị bệnh, nếu làn da có xuất hiện bất cứ bất thường nào, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
  • Không nên sử dụng những loại thực phẩm gây kích ứng da như thịt bò, hải sản, trứng,…
  • Ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc: Bệnh vảy nến có chữa được không? Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm để dễ dàng kiểm soát kịp thời. Bên cạnh đó, bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

  • 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến và cách dùng
  • 10 món ăn tốt cho bệnh vảy nến, hỗ trợ điều trị hiệu quả
  • Bị bệnh vảy nến có ngứa không, đặc điểm nhận biết?