Bệnh vảy nến có lây không – Lời khuyên từ hữu ích từ bác sĩ
Bệnh vảy nến có lây không? Bệnh da liễu này gây nhiều phiền toái trong đời sống. Không ít bệnh nhân đều có thắc mắc về sự lây lan của bệnh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc trang bị thêm cho mình kiến thức hữu ích.
Bệnh vảy nến có lây không?
Vảy nến là bệnh da liễu có tính miễn. Một số nghiên cứu đã chứng minh, những người mắc bệnh vảy nến sẽ có một lượng lớn chất cytokine được sản sinh ra trong tế bào miễn dịch. Đây là căn bệnh không phải do vi khuẩn hay virus gây nên. Do đó, bệnh không thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua con đường tiếp xúc niêm mạc, dịch tiết hoặc quan hệ tình dục.
Bác sĩ Trần Ngọc Ánh (Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Da liễu TP.HCM) cho biết, hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến sẽ gặp phải triệu chứng là xuất hiện mảng trắng trên bề mặt da, khiến da bị ửng đỏ, mẩn ngứa. Nhiều người nghĩ rằng căn bệnh này sẽ lây nhiễm. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bạn có thể sử dụng quần áo, đồ dùng hoặc nắm tay người ốm mà không bị ảnh hưởng gì.
Cơ chế hoạt động của bệnh vảy nến là các tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố xâm nhập vào cơ thể như virus, vi khuẩn,… thì lại tấn công trực tiếp lên các biểu bì da. Bệnh vảy nến thường hình thành ở một số vị trí như khuỷu tay, bàn tay, bàn chân, móng tay, da đầu,… Bệnh sẽ không lây lan mà do chính cơ thể của người bệnh gây ra. Do đó, mọi người không nên quá lo lắng khi tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến.
Hiện tại, nhiều người đã sử dụng liệu pháp sinh học điều trị bệnh vảy nến. Cách chữa trị này đã mang lại hiệu quả tích cực, ngăn chặn các tế bào miễn dịch tấn công cơ thể gây rối loạn các tế bào sừng. Thuốc sinh học có thành phần từ cơ thể sống hoặc tạo từ cơ thể sống giúp kiểm soát bệnh vảy nến rất tốt. Tuy nhiên, cách chữa trị này có giá thành rất cao, ít người có thể áp dụng được.
Bệnh vảy nến có di truyền không?
Theo các tài liệu cho thấy, bệnh vảy nến có tính di truyền từ bố mẹ. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng con bị bệnh vảy nến khoảng 10%. Tỉ lệ mắc bệnh có thể lên đến 40% nếu cả bố hoặc mẹ đứng trước nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh vảy nến thì nguy cơ các thành viên còn lại mắc bệnh gấp 5 lần so với những người bình thường.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tính di truyền của bệnh vảy nến. Họ đã tìm thấy những tổn thương da do bệnh vảy nến gây ra có chứa các đột biến gen (alen). Một alen sẽ chịu trách nhiệm di truyền bệnh vảy nến trong gia đình. Bên cạnh đó, những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cũng đã xác định 25 vùng khác nhau trong bộ gen có liên quan trực tiếp đến bệnh vảy nến. Chính vì vậy, vảy nến là bệnh lý có tính di truyền.
Ngoài nguyên nhân do yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch, những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá), stress kéo dài, tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, sử dụng thuốc điều trị bệnh huyết áp, da bị cháy nắng, dùng mỹ phẩm chứa các thành phần gây kích ứng da, ăn phải những loại thực phẩm chứa chất kích thích,…
Giải pháp kiểm soát bệnh vảy nến – Cần thực hiện ngay
Vảy nến là bệnh lý rất khó điều trị dứt điểm bởi hiện nay vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Mọi phương pháp chữa trị chỉ kiểm soát và ức chế nguy cơ bệnh chuyển biến xấu đi. Tốt nhất, khi mắc bệnh vảy nến, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Dưới đây là một số giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, người bệnh cần biết để cải thiện tình trạng bệnh cho bản thân mình.
- Tuân thủ đúng các chỉ định điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý thay đổi thuốc chữa bệnh.
- Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức khiến cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng có thể khiến cho những mảng vảy nến hình thành nhiều hơn.
- Lập kế hoạch nghỉ ngơi phù hợp, không được làm việc quá sức, ngủ đúng giờ
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là ở những vùng da mắc bệnh vảy nến, tránh nguy cơ bệnh lan rộng.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu từ rau xanh và trái cây. Đặc biệt, người bệnh nên tăng lượng acid béo có lợi cho sức khỏe như omega – 3,6,9, rau củ giàu vitamin b12, kẽm,…
- Hạn chế những loại thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng
- Không được ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da như tôm, cua, ghẹ, thịt bò, thịt gà,…
- Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh
- Kiểm tra sữa tắm trước khi sử dụng, không được dùng sữa tắm có chứa thành phần gây kích ứng da
- Nếu người bệnh muốn sử dụng các loại lá từ thiên nhiên như lá trầu không, lá trà xanh, lá xoan,… cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
- Không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc sử dụng nước hoa quả để cân bằng độ ẩm tự nhiên cho da
- Sử dụng kem dưỡng ẩm da phù hợp để cải thiện tình trạng da bị khô, sần sùi
- Giữ vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
- Không được dùng tay gãi ngứa khiến làn da bị trầy xước, dễ bị viêm nhiễm nhiều hơn
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, có chất liệu mềm mại để tránh gây kích ứng da
Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh biết được bệnh vảy nến có lây không hay do tính di truyền gây ra. Thực tế, căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đến nay vẫn chưa có cơ sở nào xác định chính xác nguyên nhân cụ thể của căn bệnh này. Tốt nhất, người bệnh nên chủ động trong việc phòng tránh, điều trị bệnh vảy nến bởi bệnh dễ tái phát.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh vảy nến có chữa đứt điểm được không, bằng cách nào?
- Bệnh vảy nến có ngứa không, đặc điểm nhận biết?
- 10 món ăn tốt cho bệnh vảy nến, hỗ trợ điều trị hiệu quả