Bệnh vảy nến da đầu: Tất tần tật thông tin quan trọng về bệnh
Bệnh vảy nến da đầu gây ngứa ngáy, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp. Việc nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị là điều cần thiết.
Vảy nến da đầu là bệnh gì?
Vảy nến (vẩy nến) là một dạng tổn thương da mãn tính, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh lý này là hệ quả do rối loạn chu chuyển tế bào thượng bì, dẫn đến tình trạng da viêm đỏ, nổi cộm và bong nhiều vảy trắng.
Căn nguyên của bệnh vảy nến nói chung và vảy nến da đầu chưa được làm rõ. Tuy nhiên qua nghiên cứu dịch tễ học, di truyền và mô bệnh học, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có liên quan đến bất thường ở nhiễm sắc tố 6 cộng hưởng với các yếu tố tác động từ bên ngoài và bên trong cơ thể.
Thống kê cho thấy, có đến 51% trường hợp bị vảy nến xuất hiện thương tổn ở vùng da đầu. Mặc dù có tiến triển dai dẳng nhưng vảy nến da đầu được đánh giá là bệnh lành tính và gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, ngoại hình, tạo tâm lý tự ti và e ngại trong hoạt động giao tiếp và sinh hoạt.
Dấu hiệu nhận biết vảy nến da đầu
Vảy nến có thể phát sinh tổn thương khu trú ở vùng da đầu nhưng cũng có thể khởi phát ở nhiều vị trí khác như đầu gối, cùi tay, da mặt, ngực và xương cùng.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến da đầu:
- Da đầu xuất hiện các mảng da đỏ với kích thước và hình dạng không đồng nhất (kích thước dao động từ vài mm – vài cm)
- Sang thương da có giới hạn tương đối rõ và nổi cộm so với vùng da xung quanh
- Bề mặt tổn thương có nhiều vảy trắng và dễ bong
- Vảy trắng có thể bong thành mảng hoặc bong thành bụi phấn mịn
- Vảy trắng sản sinh nhanh chóng, hết lớp này đến lớp khác
- Tổn thương da có thể lan tỏa sang những vùng da lân cận như vùng da ở gáy, sau tai và vùng trán
- Bệnh không gây đau nhức, nóng rát hay châm chích
- Thống kê cho thấy vảy nến hầu như không gây ngứa và chỉ có khoảng 20% trường hợp gặp phải triệu chứng ngứa ngáy
- Vảy nến da đầu thường có mức độ ngứa nhiều hơn so với những vị trí khác do vùng da này có hoạt động tiết dầu mạnh, tần suất tiếp xúc cao và khó làm sạch
- Bệnh kéo dài có thể tăng nguy cơ nhiễm nấm, bội nhiễm và hình thành tổn thương thứ phát
Nguyên nhân & Yếu tố rủi ro gây bệnh
Căn nguyên của bệnh vảy nến rất phức tạp và hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có liên quan đến rối loạn da và cơ chế miễn dịch.
Gen gây bệnh vảy nến được xác định nằm ở nhiễm sắc thể số 6 (HLA-DR7, B13, BW16, BW17). Tuy nhiên gen gây bệnh chỉ hoạt động khi có các yếu tố kích hoạt (bao gồm yếu tố bên ngoài và bên trong). Các yếu tố này cộng hưởng tác động đến tế bào lympho T (chủ yếu T4 và T8) -> dẫn đến bất thường về miễn dịch ở lớp thượng bì -> mất kiểm soát yếu tố tăng trưởng thượng bì -> rối loạn PG, cAMP và cGMP -> tăng sinh thượng bì -> tăng gián phân -> rút ngắn chu chuyển tế bào thượng bì -> gây ra bệnh vảy nến.
Chu chuyển tế bào thượng bì ở người bị vảy nến chỉ kéo dài khoảng 2 – 4 ngày, trong khi người bình thường có chu kỳ kéo dài khoảng 22 – 27 ngày. Tình trạng tăng sinh tế bào sừng quá mức chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh vảy nến da đầu.
Các nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy bệnh vảy nến da đầu khởi phát, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Di truyền yếu tố bất thường ở nhiễm sắc thể số 6 là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng có thể tăng lên nếu tiền sử gia đình mắc các bệnh da liễu có cơ chế miễn dịch dị ứng như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng, chàm tổ đỉa, viêm da tiết bã nhờn,…
- Tác động cơ học: Các tác động cơ học như ma sát, chà xát và gãi cào lên da đầu có thể kích thích hoạt động miễn dịch, dẫn đến rối loạn da và gây bùng phát bệnh vảy nến da đầu.
- Căng thẳng thần kinh: Các yếu tố liên quan đến thần kinh như căng thẳng, xúc động mạnh và trầm cảm có thể kích hoạt hoạt động miễn dịch và khởi phát bệnh vảy nến da đầu.
- Nhiễm trùng: Nghiên cứu cho thấy, nhiễm trùng do liên cầu khuẩn hoặc nhóm retrovirus có thể kích thích gen gây bệnh vảy nến, tác động đến tế bào lympho T và gây bất thường trong quá trình tăng sinh tế bào sừng.
- Rối loạn chuyển hóa đường đạm: Rối loạn chuyển hóa đường đạm cũng có thể là nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy bệnh vảy nến da đầu bùng phát. Ngoài ra, tổn thương da còn có xu hướng tiến triển và lan tỏa rộng nếu có chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
- Rối loạn chuyển hóa da: So với làn da bình thường, da của người bị vảy nến có mức sử dụng oxy hóa cao gấp 400%. Tình trạng này làm tăng tổng hợp ADN, thúc đẩy gián phân và gây ra hiện tượng tăng sinh tế bào sừng bất thường.
- Các yếu tố khác: Ngoài ra bệnh vảy nến da đầu còn có thể khởi phát do rối loạn nội tiết, dị ứng với dầu gội, tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, ảnh hưởng của thuốc điều trị,…
Vảy nến da đầu có lây không? Mức độ ảnh hưởng
Tương tự các bệnh da liễu mãn tính khác, bệnh vảy nến da đầu không có khả năng lây nhiễm. Bệnh là hệ quả do yếu tố gen bị kích hoạt bởi các tác động từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Tuy nhiên do gen nhiễm bệnh nằm ở nhiễm sắc thể số 6 nên bệnh lý này có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Tỷ lệ di truyền có thể tăng lên nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh.
Vảy nến nói chung và vảy nến da đầu được đánh giá là bệnh lành tính, chủ yếu gây thương tổn ngoài da và ít khi đe dọa đến tính mạng – trừ một số thể nặng hiếm gặp như viêm khớp vảy nến và vảy nến thể đỏ da toàn thân.
Tuy nhiên bệnh lý này có tính chất mãn tính, dai dẳng, dễ tái phát và chưa thể điều trị dứt điểm. Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn chính: Giai đoạn bùng phát mạnh (giai đoạn vượng) và giai đoạn ổn định (giai đoạn thuyên giảm).
Tổn thương da do vảy nến có thể ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, ngoại hình, gây ra nhiều phiền toái và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ở những trường hợp tái phát thường xuyên, bệnh nhân thường có tâm lý tiêu cực, bứt rứt và khó chịu.
Vảy nến khiến da bong tế bào sừng liên tục, dẫn đến tình trạng giảm hàng rào bảo vệ da và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu như viêm da tiết bã nhờn, nấm da đầu, gàu hoặc có thể phát sinh tổn thương thứ phát dạng chàm (da khô, bong tróc, dày sừng, nứt nẻ và ngứa ngáy kéo dài).
Chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu
Đối với bệnh vảy nến da đầu, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các kỹ thuật sau:
1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định dựa vào vị trí tổn thương (chủ yếu là vùng đầu, các vùng da tỳ đè) và tổn thương cơ bản (nền da cứng cộm, xuất hiện nhiều đám đỏ có vảy trắng phủ bên trên).
Sau đó bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán như:
- Hiện tượng Koebner: Hiện tượng này là tình trạng tổn thương xuất hiện ở vết xước hoặc vết sẹo trên da đầu. Hiện tượng Koebner chỉ xảy ra trong giai đoạn vượng của bệnh.
- Phương pháp cạo vảy Brocq: Cạo vảy Brocq là kỹ thuật chẩn đoán quan trọng đối với bệnh vảy nến và các bệnh da liễu có tổn thương ở dạng vảy bong. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng thìa hoặc dao cạo nhẹ lên tổn thương da nhiều lần nhằm quan sát các dấu hiệu của da. Đối với bệnh vảy nến, phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện dấu hiệu vết nến, dấu hiệu vỏ hành và dấu hiệu giọt sương máu.
- Mô bệnh học: Xét nghiệm mô bệnh học ở bệnh nhân vảy nến thường có hiện tượng á sừng và dày sừng, giảm sắc tố da trong lớp gai và lớp tế bào đáy, giãn mao mạch chân bì,…
2. Chẩn đoán phân biệt
Sau khi chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể đề nghị chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng tương tự như:
- Sẩn giang mai II
- Bệnh chàm khô
- Á vảy nến
- Á sừng liên cầu
- Vảy phấn hồng Gibert
Các biện pháp điều trị vảy nến da đầu
Điều trị vảy nến nói chung và vảy nến da đầu còn gặp nhiều bất lợi. Hầu như các biện pháp và loại thuốc được sử dụng chỉ có tác dụng cải thiện tổn thương lâm sàng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy song song với các phương pháp y tế, cần kết hợp với chế độ chăm sóc và các biện pháp dự phòng tái phát.
1. Sử dụng thuốc điều trị tại chỗ
Đối với bệnh vảy nến da đầu, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị tại chỗ như:
- Thuốc bong vảy và bạt sừng: Thuốc bong vảy và bạt sừng (axit salicylic) có tác dụng giảm hiện tượng á sừng, giảm viêm và loại bỏ vảy bong trên da đầu. Đối với trường hợp vảy nến da đầu, nên sử dụng các loại dầu gội có chứa axit salicylic để làm giảm tổn thương da và cải thiện chức năng thẩm mỹ.
- Dầu gội kháng nấm: Trong trường hợp tổn thương da có dấu hiệu nhiễm nấm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại dầu gội kháng nấm như Selenium sulfide, Ketoconazole,…
Điều trị tại chỗ đối với bệnh vảy nến da đầu có chỉ định rất hạn chế do không thể sử dụng các loại thuốc bôi thông thường. Tuy nhiên nếu tổn thương xâm lấn đến vùng da sau gáy, tai và trán, có thể sử dụng một số loại thuốc dùng ngoài như corticoid, Anthralin, Goudron, thuốc bôi Calcipotriol,…
2. Dùng thuốc uống tân dược
Thuốc uống có hoạt tính mạnh hơn so với các loại thuốc điều trị tại chỗ. Tuy nhiên phần lớn các loại thuốc này đều gây ra các rủi ro và tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy bác sĩ chỉ kê toa thuốc uống trong trường hợp tổn thương lan rộng, có mức độ nặng và tiến triển phức tạp.
Một số loại thuốc uống được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến da đầu, bao gồm:
- Retinoid: Retinoid là lựa chọn ưu tiên trong điều trị vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng. Loại thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng, điều biến miễn dịch và kiểm soát tổn thương da.
- Methotrexate: Methotrexate có tác dụng đối kháng với axit folic, từ đó ức chế quá trình tổng hợp axit nucleic và làm giảm hoạt động tăng tế bào thượng bì. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng khi vảy nến lan tỏa hơn 50% diên tích cơ thể và rất ít khi được sử dụng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
- Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 được dùng trong điều trị vảy nến da đầu nhằm dứt cơn ngứa và giảm nhẹ tổn thương da.
- Viên uống bổ sung: Để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và kiểm soát tổn thương da, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với một số viên uống bổ sung như vitamin H3, Biotin, vitamin B12 và vitamin C.
3. Dùng bài thuốc Đông y kết hợp BÔI, UỐNG, GỘI
Việc sử dụng các loại thuốc Tây y dùng để uống và bôi kể trên có ưu điểm khắc phục triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu, nhưng không cho hiệu quả bền vững. Bên cạnh đó còn tồn tại hạn chế là bệnh nhân dễ bị phụ thuộc vào thuốc, có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Trước thực trạng đó, nhiều người mong muốn chuyển hướng sang phương pháp Đông y lành tính và mang tới tác dụng lâu dài. Một trong những bài thuốc Đông y nổi tiếng đang được đông đảo bệnh nhân quan tâm có tác dụng loại bỏ vảy nến da đầu là Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Bài thuốc này đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu trên sóng truyền hình.
Bên cạnh đó, nhiều đầu báo uy tín cũng thường xuyên viết bài đưa tin về Thanh bì Dưỡng can thang. Có thể kể đến Báo 24h với bài viết:
Để tạo nên bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công nghiên cứu, phân tích hàng chục bài thuốc cổ phương, trong đó có bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Đồng thời tìm kiếm, chọn lọc và thử nghiệm hàng trăm loại thảo dược quý khác nhau, cuối cùng chọn ra hơn 30 vị thuốc có công dụng tốt nhất như: Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Phòng phong, Sa sâm, Bạch linh, Xà sàng tử, Đan sâm, Thổ phục linh, Huyết đằng, Đương quy, Dạ dao đằng, Khổ sâm, Bồ công anh…
Từ những thảo dược đã được chọn lựa, các chuyên gia khéo léo kết hợp theo tỉ lệ chặt chẽ và chuẩn xác để tạo nên 3 dạng bào chế kết hợp. Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam DUY NHẤT trên thị trường sở hữu công thức thành phần độc nhất vô nhị này, áp dụng chặt chẽ cơ chế “trong ẩm ngoại đồ” của Đông y, giúp tống tiễn hiệu quả vảy nến da dầu.
- Thảo dược gội đầu: Giúp sát khuẩn da đầu, nhẹ nhàng loại bỏ các lớp vảy nến, chống lại tình trạng viêm nhiễm, ngăn không cho vảy nến da đầu lan rộng xuống các vùng da khác.
- Thuốc bôi da đầu: Phối kết hợp các thảo dược có tính sát khuẩn mạnh và dưỡng da hiệu quả, mang đến công dụng giảm ngứa, giảm viêm nhiễm, chữa lành tổn thương, kích thích tái tạo và phục hồi da đầu từ lớp biểu bì sâu.
- Bài thuốc uống: Công dụng điều trị bên trong cơ thể, loại bỏ từ gốc căn nguyên gây ra tình trạng vảy nến da đầu bằng cách tăng cường giải độc, thải loại độc tố khỏi cơ thể, khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, ổn định cơ địa. Bài thuốc uống còn giúp tăng cường thể trạng và sức đề kháng nhằm phòng ngừa tái phát vảy nến da đầu.
Sự kết hợp hài hòa 3 bài thuốc nhỏ, mang đến hiệu quả điều trị toàn diện từ trong ra ngoài, đẩy lùi vảy nến từ căn nguyên gốc rễ, mang lại hiệu quả lâu dài.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang tuân thủ nghiêm ngặt biện chứng luận trị của Đông y, tạo ra phác đồ điều trị vảy nến da đầu chặt chẽ theo 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Đào thải độc tố
Trong giai đoạn này bài thuốc sẽ phát huy tối đa công dụng giải độc và thải loại toàn bộ độc tố ra khỏi cơ thể, giúp ngăn chặn sự phát triển của vảy nến. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể bị công thuốc, dẫn tới triệu chứng nặng hơn. Tuy nhiên chỉ cần tiếp tục kiên trì, tình trạng vảy nến sẽ được cải thiện.
- Giai đoạn 2: Chấm dứt triệu chứng bệnh
Bước vào giai đoạn 2, các vị thuốc trong Thanh bì Dưỡng can thang sẽ đi sâu điều trị các triệu chứng vảy nến bên ngoài da, đồng thời phát huy khả năng điều dưỡng cơ thể để chặn đứng căn nguyên gây bệnh. Nhờ đó các triệu chứng vảy nến sẽ được chấm dứt.
- Giai đoạn 3: Dự phòng tái phát
Khi các triệu chứng bệnh đã chấm dứt, bệnh nhân bước vào giai đoạn thứ 3 nhằm phục hồi cơ thể, ổn định cơ địa, tăng cường thể trạng và sức đề kháng để ngăn chặn vảy nến tái phát trở lại.
Với công thức thành phần ưu việt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả điều trị vượt trội. Ghi nhận số liệu thống kê tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy, tính đến tháng 1/2020 đã có 4018 bệnh nhân điều trị thành công nhờ vào bài thuốc này. Trong đó, nhiều trường hợp bệnh nhân vảy nến nặng cũng đạt được hiệu quả điều trị ngoài mong đợi.
- Bệnh nhân Chu Trần Nhã: Sau 10 năm chạy chữa vảy nến đã thực sự thoát bệnh sau 6 tháng kiên trì điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
- Bệnh nhân Tiết Quang Tuấn: Từng có 4 năm mắc vảy nến nặng, lan khắp toàn thân. Sau 3 tháng điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang đã phục hồi kỳ diệu. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
- Bệnh nhân người Đức Pauker Steffen: Bị vảy nến 5 năm đã vượt đường xa tìm đến Trung tâm Thuốc dân tộc điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang và thành công. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Các biện pháp chăm sóc và dự phòng tái phát
Vảy nến da đầu phát triển qua 2 giai đoạn chính: Giai đoạn bùng phát mạnh và giai đoạn ổn định. Ở giai đoạn ổn định, bệnh chỉ gây đỏ da, bong vảy nhẹ và rất ít khi phát sinh triệu chứng ngứa ngáy.
Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bạn cần kết hợp với chế độ chăm sóc nhằm duy trì bệnh ở giai đoạn ổn định và hạn chế nguy cơ tổn thương da bùng phát trở lại.
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa vảy nến da đầu tái phát, bao gồm:
- Cải thiện các vấn đề thần kinh (căng thẳng, rối loạn cảm xúc và xúc động mạnh) bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, giảm khối lượng công việc, đọc sách, trò chuyện với người thân và tập thể dục thường xuyên. Trong trường hợp cần thiết, có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tâm lý.
- Gội đầu 2 ngày/ lần với các sản phẩm nhẹ dịu, thành phần lành tính và an toàn. Khi gội, nên massage nhẹ nhàng để làm sạch da đầu và hỗ trợ loại bỏ vảy bong.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như hóa chất, nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời, thực phẩm và đồ uống chứa cồn.
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích và hút thuốc lá.
- Tránh chà xát lên da và hạn chế cột tóc quá chặt
- Nên tắm nắng từ 5 – 10 phút/ ngày trong khung giờ 6:00 – 9:30. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời có thể điều hòa hoạt động miễn dịch, ức chế hoạt động gián phân và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của bệnh vảy nến.
- Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, tập thể dục thường xuyên và ăn uống khoa học nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng, suy nhược thần kinh và rối loạn nội tiết.
- Nhiễm trùng là một trong những yếu tố kích thích vảy nến da đầu khởi phát. Vì vậy bạn cần chủ động phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,…
Vảy nến da đầu là bệnh da liễu khá phổ biến, tương đối lành tính nhưng hay tái phát và tiến triển dai dẳng. Để kiểm soát tổn thương da và giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh, cần tích cực trong quá trình điều trị, đồng thời nên linh động kết hợp giữa chế độ chăm sóc và các biện pháp phòng ngừa tái phát.
Tham khảo thêm: 5+ cách chữa vảy nến da đầu tại nhà có tác dụng tốt