[Người bệnh nên biết]: Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì nhanh khỏi?

Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì nhanh khỏi? Người bệnh cần kiêng khem để tránh bị dị ứng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của bản thân.

Người bị dị ứng hải sản nên kiêng dung nạp các loại hải sản và thực phẩm dễ gây kích ứng trong thời gian điều trị. Bên cạnh đó cần hạn chế uống rượu bia, chà xát lên da và tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, hóa mỹ phẩm, khói thuốc lá, nấm mốc,…

Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì
Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Dị ứng hải sản nên kiêng gì cho nhanh khỏi?

Dị ứng hải sản là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với protein và một số thành phần có trong các loại hải sản. Tình trạng này thường gây nổi mề đay, phát ban da, ngứa ngáy, viêm, nóng rát và châm chích. Bên cạnh đó một số trường hợp dị ứng hải sản còn gây ra các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa như nghẹt mũi, ho, sưng môi, ngứa họng, đau bụng và tiêu chảy.

Phần lớn các trường hợp dị ứng sau khi ăn hải sản đều có mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu sử dụng thuốc đều đặn và chăm sóc đúng cách, triệu chứng trên da có thể giảm nhanh sau 3 – 5 ngày. Ngược lại trong trường hợp tiếp tục duy trì các thói quen xấu, bệnh tình có thể chuyến biến tiêu cực, khiến tổn thương da lan rộng và kéo dài dai dẳng.

Do đó trong thời gian điều trị, bệnh nhân dị ứng hải sản nên kiêng các thực phẩm, đồ uống và một số thói quen sau đây:

1. Kiêng các loại hải sản

Khi bị dị ứng hải sản, tuyệt đối không được ăn hải sản gây dị ứng và các loại hải sản khác. Theo thống kê, phần lớn các trường hợp bị dị ứng một loại hải sản thường có nguy cơ dị ứng cao với các loại hải sản khác.

dị ứng hải sản nên kiêng gì
Tránh ăn các loại hải sản như tôm, cua, mực, sò, nghêu,… trong thời gian điều trị

Hơn nữa khi cơ thể đang bị dị ứng, hệ miễn dịch thường rất nhạy cảm với các yếu tố kích thích. Nếu tiếp tục dung nạp các loại thực phẩm này, tình trạng dị ứng có thể chuyển biến nghiêm trọng, tăng nguy cơ sốc phản vệ và suy hô hấp.

2. Hạn chế thực phẩm có khả năng dị ứng cao

Dị ứng hải sản thường xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Nhóm đối tượng này thường có nguy cơ mẫn cảm và dị ứng thực phẩm cao hơn người khỏe mạnh.

Chính vì vậy trong thời gian điều trị, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm có khả năng dị ứng. Dung nạp nhóm thực phẩm này có thể kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể, phóng thích histamine và làm nghiêm trọng các triệu chứng ở da, hệ tiêu hóa và hô hấp.

dị ứng hải sản nên kiêng gì
Cần hạn chế dung nạp các loại thực phẩm có khả năng kích ứng cao như đậu phộng, sữa bò,…

Một số thực phẩm có khả năng dị ứng cao, bao gồm:

  • Đậu phộng: Đậu phộng là một trong những loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao. Protein có trong loại hạt này có thể khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn là “dị nguyên” và có xu hướng đối kháng bằng cách tạo ra kháng nguyên (IgE). Khi IgE được sản sinh, histamine sẽ được phóng thích vào niêm mạc, da và làm phát sinh các triệu chứng dị ứng.
  • Sữa bò: Sữa bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên có đến 30% trường hợp dị ứng hoặc không dung nạp với protein trong loại thực phẩm này. Bổ sung sữa bò khi bị dị ứng có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…
  • Lúa mì: Lúa mì cũng là một trong những loại thực phẩm dễ gây mẫn cảm và dị ứng khi sử dụng. Protein và một số thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng ở hệ tiêu hóa bùng phát mạnh.
  • Một số thực phẩm khác: Ngoài ra khi bị dị ứng hải sản, bạn cần tránh các thực phẩm, đồ uống có tính hàn hoặc có đá lạnh. Bởi các loại đồ uống và thực phẩm này có thể khiến tình trạng đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy trở nên nghiêm trọng và kéo dài.

3. Tuyệt đối không uống rượu bia

Rượu bia là nhóm thức uống có khả năng làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng dị ứng hải sản. Cồn, andehit và methanol rượu bia có thể gây kích ứng mạnh hệ tuần hoàn, tiêu hóa, dẫn đến tình trạng choáng đầu, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.

Ngoài ra uống rượu bia còn khiến tổn thương da do dị ứng lan tỏa rộng, gây viêm sưng và ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy người bị dị ứng hải sản nên kiêng uống rượu bia và các đồ uống chứa cồn trong thời gian điều trị.

4. Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Trong thời gian bị dị ứng, hệ miễn dịch và cơ thể thường nhạy cảm với các yếu tố kích thích. Việc tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên có thể khiến triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

dị ứng hải sản nên kiêng gì
Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động trong thời gian bị dị ứng hải sản

Chính vì vậy trong thời gian này, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như:

  • Hóa mỹ phẩm: Chất bảo quản, cồn, chì, xà phòng, dầu khoáng và hương liệu trong hóa mỹ phẩm có thể kích thích hoạt động phóng thích histamine vào da và khiến tổn thương da lan tỏa rộng. Vì vậy trong thời gian này, bạn nên hạn chế trang điểm và sử dụng bao tay cao su khi tiếp xúc với bột giặt, nước rửa chén, dung dịch lau sàn,…
  • Phấn hoa: Phấn hoa có kích thước nhỏ, có khả năng thâm nhập vào niêm mạc và da. Bên cạnh đó, yếu tố này còn chứa các chất dễ kích thích phản ứng miễn dịch như cellulose, protein, phốt pho, pentose và dextrin. Tiếp xúc với phấn hoa trong thời gian bị dị ứng hải sản có thể gây bùng phát mạnh các triệu chứng ở hệ hô hấp như nghẹt mũi, chảy nước mắt, ho kéo dài, ngứa mắt,…
  • Khói thuốc lá: Các chất độc hại trong khói thuốc lá như xyamua, amoniac, chì, asen, hợp chất hữu cơ benzopyrene, hợp chất formaldehyde, nicotin,… không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn làm tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch. Hút thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động có thể gây suy giảm sức khỏe và làm nghiêm trọng các triệu chứng do dị ứng hải sản.
  • Một số yếu tố dị ứng khác: Ngoài ra trong thời gian bị dị ứng hải sản, bạn nên hạn chế một số yếu tố có khả năng dị ứng cao như lông chó mèo, côn trùng, mủ thực vật,…

5. Hạn chế gãi, cào và ma sát lên da

Tình trạng nổi mề đay, phát ban và sẩn ngứa do dị ứng hải sản thường đi kèm với triệu chứng nóng rát, châm chích và ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội. Để giảm ngứa, nhiều người có thói quen chà xát và gãi lên vùng da tổn thương.

dị ứng hải sản nên kiêng gì
Tránh cào, gãi và chà xát lên vùng da bị ảnh hưởng

Tuy nhiên thói quen này có thể khiến tổn thương da lan rộng, gây xây xước da, chảy máu, lở loét và tăng nguy cơ bội nhiễm. Do đó để giúp triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng, bạn nên hạn chế ma sát và gãi, cào lên vùng da bị ảnh hưởng.

Nên làm gì để giảm nhanh dị ứng hải sản?

Ngoài các thói quen, đồ uống và thực phẩm nên kiêng cử, bệnh nhân bị dị ứng hải sản nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc nhằm thúc đẩy tốc độ hồi phục và kiểm soát các triệu chứng như:

dị ứng hải sản nên kiêng gì
Uống nhiều nước và thực hiện chế độ ăn khoa học giúp làm giảm triệu chứng của dị ứng hải sản
  • Nên uống nhiều nước để hỗ trợ loại bỏ dị nguyên, cân bằng độ ẩm trên da, đồng thời giảm nhẹ triệu chứng ở đường tiêu hóa và hô hấp.
  • Súc miệng với nước muối loãng và rửa mũi thường xuyên nhằm cải thiện triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, ngứa cổ họng, đau họng,…
  • Khi bùng phát các triệu chứng dị ứng, bạn có thể kích thích cổ họng để nôn mửa thực phẩm gây dị ứng. Biện pháp này giúp loại bỏ dị nguyên, đồng thời hạn chế tình trạng triệu chứng kéo dài và bùng phát mạnh.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc trong thời gian bị dị ứng.
  • Có thể uống trà mật ong ấm, trà gừng, trà bạc hà để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trên da và hệ tiêu hóa.
  • Nên tắm nước mát và dưỡng ẩm cho da 2 lần/ ngày nhằm kiểm soát tổn thương da, giảm nóng rát và ngứa ngáy.
  • Trong trường hợp dị ứng hải sản gây đau bụng và tiêu chảy, bạn nên bổ sung các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ và gia vị như cháo trắng, súp gà, canh rau củ,… Các thực phẩm này có thể điều hòa nhu động ruột, giảm áp lực lên dạ dày và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Dị ứng hải sản nên kiêng gì?” và hướng dẫn một số biện pháp nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Song song với chế độ chăm sóc, bạn nên sử dụng thuốc bôi và thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh dứt điểm.

Tham khảo thêm: Vì sao hay bị nổi mề đay khi ăn tôm cua? Cách xử lý nhanh