Cách điều trị dứt điểm bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do dị ứng thời thiết hoặc là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách điều trị ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ về vấn đề này.

nổi mề đay khi ra gió
Vì sao da bị nổi mề đay khi ra gió?

Vì sao da nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió?

Nổi mề đay mẩn ngứa là phản ứng cấp – mãn tính của da, biểu hiện bởi tình trạng nổi sẩn, mảng đỏ kèm ngứa ngáy và nóng rát. Tình trạng này có thể khởi phát sau khi ăn thực phẩm gây dị ứng, sử dụng mỹ phẩm chứa chất kích thích, tiếp xúc với hóa chất, nọc độc côn trùng, mủ thực vật,…

Trường hợp da nổi mề đay khi ra gió là biểu hiện của dị ứng thời tiết. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mẫn với một số yếu tố từ môi trường như nhiệt độ, không khí, gió, độ ẩm,…

bị nổi mề đay khi ra gió
Tiếp xúc với gió lạnh, gió nồm ẩm và chất kích thích có trong gió có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa

Theo các chuyên gia da liễu, hiện tượng nổi mề đay khi ra gió bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Dị ứng với gió lạnh/ nồm ẩm: Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể kích thích bề mặt da, thúc đẩy hệ miễn dịch phóng thích histamine vào trung bì và gây nổi mề đay mẩn ngứa. Do đó, bị nổi mề đay có thể xảy ra do tiếp xúc gió nồm ẩm hoặc gió lạnh.
  • Chất kích thích có trong gió: Trên thực tế, mề đay cũng có thể khởi phát do dị ứng với một số chất kích thích có trong gió như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn,…

Nhận biết mề đay mẩn ngứa khi ra gió

Nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió thường khởi phát đột ngột, xuất hiện chủ yếu ở các vùng da hở như tay, chân, cổ, mặt và có xu hướng lan tỏa trên phạm vi rộng. Các triệu chứng trên da thường bùng phát sau khi tiếp xúc với gió khoảng vài phút đến vài giờ.

Một số dấu hiệu nhận biết bị nổi mề đay khi ra gió, bao gồm:

  • Bề mặt da đỏ và nổi các sẩn, mảng tổn thương phù nề, nổi cộm, bờ tròn và có ranh giới rõ ràng với những vùng da lân cận
  • Tổn thương do mề đay thường không đi kèm với mụn nước hay mụn mủ
  • Khi ấn vào nốt sẩn có cảm giác cứng chắc, không đau
  • Da ngứa ngáy, nóng rát và châm chích nhẹ
  • Tổn thương da có xu hướng lan rộng và viêm đỏ khi gãi cào mạnh và tăng ma sát lên da

Ngoài ra ở một số trường hợp, mề đay do tiếp xúc với gió còn có thể đi kèm với một số triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa cổ họng và ho khan.

Nổi mề đay khi ra gió – Làm sao để cải thiện?

Nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió là tình trạng khá phổ biến, khởi phát chủ yếu ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng này thường có mức độ nhẹ, ít gây nguy hiểm đến sức khỏe, hầu như chỉ phát sinh tổn thương da và một số triệu chứng đi kèm.

Tuy nhiên mề đay có thể gây ngứa âm ỉ đến dữ dội, dai dẳng, tạo cảm giác bứt rứt và khó chịu. Hơn nữa, tổn thương da kéo dài còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, gây ra tâm lý e ngại và thiếu tự tin trong cuộc sống. Vì vậy khi da nổi mề đay do tiếp xúc với gió, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện sau:

1. Cách ly với yếu tố kích thích

Trên thực tế, mề đay mẩn ngứa thường khởi phát đột ngột và thuyên giảm nhanh mà không cần điều trị. Do đó ở một số trường hợp, tổn thương da có thể tự biến mất trong một thời gian ngắn.

nổi mề đay khi ra gió
Nên giữ ấm cơ thể và hạn chế hoạt động ngoài trời khi thời tiết lạnh và có nhiều gió

Tuy nhiên để phòng ngừa mề đay tái phát và ngăn ngừa tổn thương da lan tỏa rộng, bạn nên cách ly với các yếu tố kích thích sau:

  • Tuyệt đối không ra gió trong thời gian bị nổi mề đay mẩn ngứa. Tiếp xúc với gió thường xuyên có thể khiến da ngứa ngáy dữ dội và kích thích mề đay lan tỏa toàn thân.
  • Nếu thời tiết nồm ẩm, nên vệ sinh cơ thể thường xuyên và giữ không gian sống thoáng mát để tránh kích thích và gây tổn thương da.
  • Trong trường hợp dị ứng gió lạnh, nên giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước và dưỡng ẩm da 2 – 4 lần/ ngày nhằm bảo vệ da trước các yếu tố kích thích.
  • Đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời nhằm hạn chế nguy cơ tiếp xúc với nấm mốc, bụi bẩn và phấn hoa có trong không khí.
  • Ngoài ra, nên cách ly với các yếu tố có thể làm nghiêm trọng chứng mề đay mẩn ngứa như mỹ phẩm chứa thành phần kích ứng, kim loại, xà phòng, dung dịch tẩy rửa, sơn dầu,…
  • Tránh dùng thức ăn gây dị ứng và tuyệt đối không chà xát hay gãi cào lên da.

2. Mẹo cải thiện tại nhà

Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay khi ra gió đều có mức độ nhẹ. Vì vậy bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà để giảm ngứa ngáy, cải thiện tổn thương da và khắc phục một số triệu chứng đi kèm.

nổi mề đay khi ra gió
Dùng trà gừng mật ong ấm giúp làm giảm dị ứng, cải thiện triệu chứng ho khan, sổ mũi và ngứa họng

Một số mẹo cải thiện mề đay mẩn ngứa ngay tại nhà:

  • Tắm nước ấm: Nhiệt độ ấm từ nước tắm có thể làm dịu vùng da nổi mề đay, hỗ trợ giảm ngứa ngáy và nóng rát. Tuy nhiên, nên hạn chế tắm với nước quá nóng/ quá lạnh và chỉ tắm trong khoảng 15 phút.
  • Dùng trà gừng mật ong: Uống trà gừng mật ong ấm có tác dụng giảm ngứa cổ họng, sổ mũi và ho khan do tiếp xúc với gió lạnh. Ngoài ra, gừng và mật ong còn có đặc tính chống dị ứng và cải thiện chức năng miễn dịch.
  • Sử dụng tinh dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp có đặc tính sát trùng, giảm ngứa và chống viêm. Để làm giảm mề đay mẩn ngứa, bạn có thể cho vài giọt dầu khuynh diệp vào máy tạo độ ẩm hoặc thêm vào nước tắm. Ngoài tác dụng đối với làn da, tinh dầu khuynh diệp còn giúp thông cổ họng, giảm ngứa mũi và hắt hơi.
  • Tắm lá chè xanh: Lá chè xanh có vị đắng, chát, tác dụng tiêu viêm, sát trùng và chống ngứa. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và phục hồi các mô da tổn thương. Tắm lá chè xanh 1 lần/ ngày trong khoảng 3 – 5 ngày có thể làm giảm mề đay mẩn ngứa và một số vấn đề da liễu thường gặp khác.

>> Xem thêm: Cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh

3. Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống

Trong trường hợp mề đay khi ra gió kéo dài hơn 3 ngày và gây ngứa ngáy nhiều, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi và thuốc uống không kê toa như:

nổi mề đay khi ra gió
Có thể sử dụng thuốc không kê toa trong trường hợp nổi mề đay khi ra gió kéo dài và gây ngứa nhiều
  • Thuốc kháng histamine H1: Histamine có vai trò trung gian kích thích mao mạch ở lớp trung bì và gây ra các sẩn ngứa trên bề mặt. Vì vậy, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamine H1 để giảm ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da. Một số loại thuốc kháng histamine H1 không kê toa, bao gồm Chlorpheniramine, Loratadin Cetirizine, Fexofenadine,…
  • Thuốc bôi chứa Menthol: Thuốc bôi chứa Menthol có tác dụng làm mát da, giảm ngứa và cải thiện hiện tượng viêm do mề đay gây ra. Thuốc được sử dụng lên vùng da nổi mề đay với tần suất 2 – 3 lần/ ngày.
  • Thuốc bôi chứa Zinc oxide: Zinc oxide có tác dụng sát trùng, làm dịu và bảo vệ da. Sử dụng thuốc bôi chứa thành phần này có thể giảm tình trạng sưng nóng, viêm đỏ và ngứa ngáy do mề đay mẩn ngứa.

Mề đay nói chung và mề đay khi ra gió đều không có đáp ứng với thuốc bôi chứa corticoid. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng loại thuốc này. Lạm dụng corticoid có thể gây giãn mạch, teo da, dày sừng nang lông, nổi mụn trứng cá,…

>> ĐỌC THÊM: Bị mề đay khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi

Phòng ngừa nổi mề đay khi ra gió

Nổi mẩn ngứa khi ra gió có thể tái phát nhiều lần, đặc biệt là trong thời tiết lạnh hoặc thời điểm giao mùa. Do đó bên cạnh các biện pháp cải thiện, bạn nên chủ động ngăn ngừa tái phát với một số mẹo đơn giản sau:

  • Mặc áo quần dài, kín và đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời.
  • Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên nhằm loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa và một số chất kích thích khác.
  • Nên ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe và chức năng đề kháng. Thực tế cho thấy, thể trạng sức khỏe tốt có thể làm giảm mức độ quá mẫn của da và hệ miễn dịch.
  • Cải thiện một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị mề đay mẩn ngứa như hút thuốc lá, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể, mất ngủ,…

Nổi mẩn ngứa khi ra gió – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay khi ra gió đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi cách ly với yếu tố kích thích, chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc không kê toa.

Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tiếp xúc với gió có thể kích thích phản ứng dị ứng nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng nặng nề (đặc biệt là ở người bị hen suyễn và mắc các bệnh lý cơ địa).

nổi mề đay khi ra gió
Nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi mề đay lan rộng, gây ngứa dữ dội và đi kèm với các triệu chứng nặng nề

Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Mề đay gây ngứa dữ dội và lan tỏa toàn thân
  • Cổ họng phù nề, nghẹn và khó thở
  • Mí mắt sưng
  • Co thắt phế quản
  • Choáng váng, đau đầu
  • Hạ huyết áp

Bị nổi mề đay khi ra gió là biểu hiện của chứng dị ứng thời tiết. Tình trạng bệnh da liễu này thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm ngay sau khi chăm sóc và can thiệp điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp dị ứng nặng, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Nổi mề đay do dị ứng thời tiết – Cách phòng và trị bệnh hợp lý

Xem thêm

Điều trị nổi mề đay bằng bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Giải pháp hoàn hảo cho người bệnh

Hàng ngàn người thoát được biến chứng do mề đay gây ra nhờ bài thuốc bí truyền này!