[Bị vảy nến ở mặt]: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Bị vảy nến ở mặt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc tìm kiếm cách điều trị là mối quan tâm của nhiều người. Để xua đuổi bệnh vảy nến ở mặt, mời bạn cùng tìm hiểu cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến vảy nến ở mặt
Vảy nến da mặt là một loại bệnh ngoài da thuộc nhóm bệnh vảy nến. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến da với những triệu chứng da hình thành các tổn thương sưng, đỏ, có vảy trắng hoặc đôi khi gây ngứa ngáy và chảy máu.
Theo các chuyên gia cho rằng, hiện nay bệnh vảy nến ở da mặt vẫn chưa có nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, theo phán đoán bệnh do rối loạn hệ thống miễn dịch gây nên.
Thông thường, các tế bào lympho T có chức năng nhận diện vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể để có thể tiêu diệt chúng. Thế nhưng khi mắc bệnh, các tế bào không thể nào phân biệt được và tấn công vào các tế bào biểu bì da khỏe mạnh và làm cho chúng chết nhanh hơn.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho rằng, bệnh được phát hiện do ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
- Yếu tố di truyền: Bệnh và yếu tố di truyền có liên hệ mật thiết với nhau. Đồng nghĩa là nếu trong gia đình có người thân bị bệnh thì nguy cơ bạn mắc bệnh khá cao.
- Nhiễm khuẩn: Hệ miễn dịch bị suy yếu do sự tấn công của vi khuẩn liên cầu. Vệ sinh không sạch sẽ hoặc sử dụng chất tẩy rửa cũng khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng.
- Tổn thương da: Da mặt bị một vết cắt hay một vết xước cũng khiến da mặt bị vảy nến.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch sẽ tấn công vào tế bào của cơ thể thay vì tấn công vào virus, vi khuẩn. Làm tổn thương tế bào da, buộc tế bào da sản sinh nhanh gây ra tình trạng vảy nến.
- Mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, tâm lý bất ổn do nghỉ ngơi không đủ giấc. Hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, căng thẳng về công việc cũng là tác nhân gây ra bệnh vảy nến.
- Ánh nắng mặt trời: Da mặt tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời làm gây hại đến làn da cũng như tạo điều kiện hình thành các vảy nến trên da mặt.
- Các nguyên nhân khác: Béo phì, lạm dụng thuốc corticoid, thiếu hụt vitamin D, sử dụng các thức uống chứa chất kích thích cũng là nguyên nhân hình thành nên bệnh vảy nến ở da mặt.
Biểu hiện của bệnh vảy nến da mặt
Bệnh vảy nến da mặt cũng có những triệu chứng tương tự như bệnh vảy nến thông thường. Những dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến da mặt có thể kể đến như:
- Trên da mặt của người bị vảy nến sẽ thường xuyên bị khô và nứt nẻ. Bề mặt da sẽ có những lớp sừng dày, lớp vảy màu trắng hoặc màu hồng bị bong tróc như vảy cá.
- Trên da sẽ xảy ra những tổn thương đỏ, những mảng tổn thương này có đường kính từ 2 – 3cm. Gây ra cảm giác ngứa ngáy buột người bệnh phải thường xuyên gãi, nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây chảy máu, nhiễm trùng và để lại một số biến chứng.
- Vành mi mắt có màu đỏ và cứng hơn bình thường, có thể hướng lên hoặc cụp xuống làm căng mắt hoặc thậm chí là mí mắt bị viêm nhiễm.
- Lớp vảy này có thể xuất hiện ở miệng như khu vực trong má, mũi, trên môi, lợi hoặc lưỡi. Các lớp vảy này có màu trắng hoặc màu xám.
- Ngoài ra, bệnh vảy nến ở mặt có thể xuất hiện nhiều tại gò má, môi trên, da dầu hay đường chân tóc.
Bệnh vảy nến da mặt có gây nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến da mặt không gây nguy hiểm gì đến tính mạng. Đây chỉ là bệnh ngoài da thông thường, chỉ cần sớm phát hiện và tích cực điều trị thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu để lâu, bệnh có thể gây ảnh hưởng nguy hại như:
- Tăng huyết áp: Theo nghiên cứu, những người mắc các bệnh vảy nến thường có khả năng tăng huyết áp cao hơn người bình thường và chiếm tỷ lệ khoảng 20%.
- Bệnh béo phì và tiểu đường: Các dòng thuốc điều trị bệnh vảy nến có thể gây ra béo phì, làm tăng lượng đường máu.
- Tâm lý: Những người mắc bị vảy nến da mặt thường có xu hướng mặc cảm, tự ti và dẫn đến tình trạng trầm cảm kéo dài.
- Ảnh hưởng đến mắt: Vảy nến ở mí mắt sau một thời gian sẽ gây khô mắt, ngứa và rối loạn di chuyển đồng tử. Trường hợp dẫn đến viêm mí mắt có khả năng làm suy giảm thị lực.
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở mặt
Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho rằng bệnh vảy nến da mặt hiện chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để, vì vậy mà các biện pháp như sử dụng thuốc và phương pháp quang trị liệu được áp dụng nhằm cải thiện tình trạng và giúp ổn định trong thời gian dài. Cụ thể:
1. Dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến ở mặt
Da mặt là khu vực nhạy cảm, do da mặt mềm mỏng và yếu hơn các vùng da khác trên cơ thể. Vì vậy bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng phải hết sức cẩn trọng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát tế bào phát triển, làm tiêu vảy sừng, cấp ẩm và hạn chế tổn thương.
- Vitamin D tổng hợp: Có tác dụng kiểm soát sự phát triển của tế bào da, loại vitamin này có thể gây kích ứng lên da nên cũng cần cẩn thận khi dùng.
- Thuốc chứa corticosteroid nồng độ thấp: Thuốc có tác dụng giảm đỏ và giảm sưng. Thuốc được khuyến cáo sử dụng một vài lần trong tuần, không được phép sử dụng lâu dài vì thuốc có thể gây bào mòn da.
- Thuốc mỡ Crisaborole: Đây là dược phẩm được FDA phê chuẩn trong điều trị về bệnh chàm da hoặc bệnh vảy nến nhờ vào tác dụng giảm viêm.
- Retinoids (vitamin A): Đây là thuốc có tác dụng loại bỏ vảy nến nhằm giảm thiểu tình trạng sưng, viêm, trong đó có thuốc Tazarotene.
- Pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic): Thuốc có tác dụng điều trị bệnh chàm và vảy nến được FDA phê chuẩn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo thuốc chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, bởi thuốc có liên hệ mật thiết với bệnh ung thư.
- Coal tar (dẫn xuất của than đá): Thuốc có công dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, chống ngứa và kìm hãm sự gia tăng của tế bào gừng và tế bào gai. Thuốc có nhiều dạng như: gel, kem, mỡ, xà phòng.
- Axit salicylic: Thuốc được chỉ định sử dụng kèm với steroids hoặc coal tar giúp đẩy nhanh tiến trình điều trị.
- Lotion, kem dưỡng ẩm: Tuy sản phẩm không có tác dụng trị bệnh vảy nến nhưng giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng da khô bị đóng vảy.
2. Điều trị vảy nến ở mặt bằng quang trị liệu
Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp điều trị vảy nến bằng quang trị liệu. Đây là phương pháp sử dụng bức xạ tia sáng chiếu lên bề mặt da nhằm kích thích sản sinh vitamin nhóm B giúp ngăn chặn tế bào miễn dịch bị rối loạn.
- Ánh sáng tự nhiên: Sử dụng ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo đều hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị vảy nến.
- Quang trị liệu UVB: Tia cực tím được phân thành tia UVA và UVB. Trong đó, tia UVB được ứng dụng để điều trị vảy nến khá phổ biến bởi vì chúng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng và bong tróc tế bào da.
- Biện pháp Goeckerman: Đây là sự kết hợp giữa tia UVB và coal tar, phương pháp này được chỉ định cho người bị vảy nến ở mức độ trung bình – nhẹ.
- Tia laser excimer: Đây là tia giúp tập trung chùm sáng UVB tại vùng da bị vảy nến và không làm ảnh hưởng đến khu vực da xung quanh. Liệu pháp này chỉ được sử dụng cho đối tượng bị vảy nến ở mức độ trung bình.
3. Điều trị bệnh vảy nến da mặt bằng liệu pháp tự nhiên
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể áp dụng một vài phương pháp điều trị tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên an toàn và ít gây kích ứng cho làn da của bạn. Một số liệu pháp tự nhiên bạn có thể tham khảo:
- Giấm táo: Trộn 2 thìa giấm táo vào 2 thìa sữa tươi và bôi hỗn hợp lên vùng da mặt bị vảy nến. Để yên trong vòng 30 phút rồi sau đó rửa sạch lại với nước. Sử dụng thường xuyên để tình trạng thuyên giảm.
- Nha đam: Sử dụng phần gel bên trong lá nha đam thoa lên vùng da mặt bị vảy nến nhẹ nhàng để dưỡng ẩm cho da. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Phòng ngừa bệnh vảy nến da mặt hiệu quả
Bên cạnh việc điều trị bệnh vảy nến trên da mặt thì bạn cũng nên cải thiện lối sống sinh hoạt, thay đổi môi trường sống lành mạnh giúp cho việc điều trị mang hiệu quả tối ưu, chẳng hạn:
- Giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ, khi đi ra đường nên chú ý đeo khẩu trang và kính râm.
- Bổ sung các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin A, vitamin C và vitamin E trong khẩu phần ăn, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày để nâng cao thể trạng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
- Nên lưu ý và sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
Vảy nến ở da mặt tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là tình trạng cần được điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì từ người bệnh cũng như kết hợp lối sống khoa học giúp ngăn ngừa tình trạng bùng phát bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả
Thuốc trị bệnh vảy nến tốt nhất 2020 (dạng uống và bôi)
- [Người thật việc thật] Chia sẻ hành trình chữa khỏi vảy nến dai dẳng 10 năm