Cẩn trọng với 7 biến chứng do viêm amidan gây ra? Thời điểm cắt hợp lý
Viêm nhiễm xung quanh, áp xe amidan, viêm cầu thận, sốt thấp khớp, … là những biến chứng thường gặp do viêm amidan gây ra.
Các biến chứng do viêm amidan gây ra khiến nhiều người vô cùng hoang mang, lo lắng. Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Các biến chứng do viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng amidan bị sưng tấy, đỏ ửng, gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Hầu hết bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều có nguy cơ bị sốt cao, cơn đau tăng nhanh khi nuốt, ho từng cơn, hơi thở có mùi,… Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do các loại vi khuẩn tấn công vòm họng. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ nhanh chóng phát triển và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Thực tế, những bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan đa số là trẻ nhỏ. Với sức đề kháng yếu, các bé đứng trước nguy cơ mắc bệnh khá cao. Khi mắc phải căn bệnh này, nếu không được tiến hành chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau đây.
1. Khó nuốt
Đây là biến chứng tại chỗ của bệnh viêm amidan. Người bệnh sẽ gặp phải khó khăn khi nuốt nước bọt và thức ăn. Đặc biệt, bệnh nhân còn khó nói chuyện bởi khối amidan bị viêm sưng to, chèn ép cổ họng. Điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
2. Viêm nhiễm xung quanh
Các cơ quan xung quanh như họng, miệng, mũi,… nhanh chóng bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm nhiễm lây lan khiến bệnh nhân có thể bị viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng,… Nếu không được kiểm soát, mức độ viêm nhiễm sẽ càng nặng nề hơn.
3. Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Tình trạng viêm nhiễm amidan sẽ khiến cho khối amidan nhanh chóng ưng to gây tắc nghẽn đường thở và khiến bệnh nhân bị khó ngủ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có dấu hiệu thở dốc, lấy hết sức để thở, thậm chí ngừng thở tạm thời. Người bệnh thường xuyên bị suy giảm, mất tập trung, nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
4. Áp – xe amidan
Khối amidan hình thành dịch mủ gây áp – xe quanh vùng amidan. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức họng, ngứa rát vùng cổ, khô môi, suy nhược cơ thể, hơi thở có mùi,… Nếu tình trạng áp – xe amidan không được kiểm soát, người bệnh rất dễ gặp phải biến chứng phù nề thanh quản, viêm tắc xoang hang, tổn thương động mạch cảnh, nhiễm khuẩn huyết,…
5. Viêm cầu thận
Người bệnh viêm amidan có thể gặp phải biến chứng viêm cầu thận. Lúc này, vi khuẩn Streptococcus nhóm A phát triển nhanh chóng khiến cho bệnh nhân bị sốt nhẹ, buồn nôn, biến đổi nước tiểu, đau tức vùng thận, đau bụng dữ dội,…
6. Viêm mô tế bào amidan
Các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công các mô tế bào amidan gây ra tình trạng viêm mô tế bào amidan. Người bệnh liên tục bị đau đớn ở cổ họng, không thể cử động hàm được, nuốt đau,… Tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng bên trong thành họng và có thể khiến bệnh nhân bị ung thư thành họng.
7. Sốt thấp khớp
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm amidan gây ra. Khi hệ miễn dịch cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus nhóm A sẽ khiến cho bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Người bệnh thường bị sốt cao, đau tức ngực, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp,… Thậm chí là suy tim, hở van tim,…
Viêm amidan – Khi nào nên cắt?
Tình trạng viêm amidan kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tốt nhất, khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân nên sớm tiến hành thăm khám, chữa trị sớm. Thực tế, không phải người bệnh nào cũng có thể cắt amidan. Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Người bệnh chỉ được cắt amidan trong các trường hợp sau đây:
- Viêm amidan gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, áp – xe quanh amidan, viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim,…
- Bệnh viêm amidan gây tắc nghẽn phổi, khó nuốt, khó thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ,…
- Viêm amidan tái phát 5 – 6 lần/năm.
- Amidan có kích thước quá lớn, gây cản trở ăn uống, ngưng thở trong lúc ngủ.
- Khối amidan gây hôi miệng, nuốt vướng, bị nghi ngờ ác tính.
Trường hợp không được cắt amidan:
- Bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan trên 45 tuổi, chảy nhiều máu do amidan xơ dính.
- Người bệnh bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Những người mắc bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường,…
Lời khuyên khi bị viêm amidan
Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan ngày càng tăng nhanh. Việc tiến hành chữa trị và kiểm soát bệnh là vô cùng cần thiết. Người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám bệnh. Bên cạnh đó, khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Vệ sinh vùng họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày, nhất là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin
- Không được uống nước đá, ăn thức ăn lạnh, thực phẩm gây kích ứng
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể cung cấp thêm cho cơ thể nước ép trái cây
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý
- Không được nói nhiều hoặc la hét gây ảnh hưởng đến vòm họng
- Giữ ấm vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
- Luyện tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Không được lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh viêm amidan
- Không được tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm amidan mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các biến chứng do viêm amidan. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải thận trọng, không được chủ quan. Ngay khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị. Đồng thời tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi.