Các bệnh chàm da: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
Các bệnh chàm da có dấu hiệu đặc trưng riêng. Do đó, người bệnh cần nắm rõ cách nhận biết để điều trị đúng bệnh, hạn chế biến chứng.
Bệnh chàm da là thuật ngữ đề cập đến tổn thương da mãn tính, hay tái phát và có cơ chế bệnh sinh liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Dựa vào hình thái tổn thương, mô bệnh học và căn nguyên khởi phát, bệnh được chia thành các thể bệnh chàm da khác nhau như viêm da cơ địa, viêm da dầu, chàm tổ đỉa,…
Đôi nét về bệnh chàm da
Chàm da là một dạng tổn thương da nông, mãn tính, dai dẳng và hay tái phát. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy kéo dài, mức độ ngứa dao động từ âm ỉ đến dữ dội tùy thể bệnh và giai đoạn tiến triển.
Thương tổn do bệnh chàm có sự khác biệt giữa các thể bệnh riêng biệt, cơ địa và một số yếu tố cộng hưởng khác. Trong đó tổn thương điển hình nhất là tình trạng da đỏ, ngứa, dày sừng, bong vảy và nứt nẻ.
Căn nguyên của bệnh chàm được nghiên cứu trong thời gian dài nhưng chưa phát hiện được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên qua các nghiên cứu về mô bệnh học, yếu tố gen và dịch tễ, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, cơ địa và các yếu tố thúc đẩy khác.
Do chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nên quá trình điều trị bệnh lý này còn gặp nhiều bất lợi. Hiện nay mục đích chính trong điều trị chàm là kiểm soát tiến triển bệnh, làm giảm thương tổn da, cải thiện ngứa ngáy và ngăn ngừa biến chứng.
Các loại bệnh chàm da thường gặp – Hình ảnh nhận biết
Chàm là bệnh da liễu có căn nguyên và cơ chế bệnh sinh phức tạp. Dựa vào nguyên nhân, cơ chế phát bệnh và thương tổn điển hình, bệnh lý được chia thành nhiều thể khác nhau.
Dưới đây là thông tin về các loại bệnh chàm da thường gặp, bao gồm:
1. Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis/ Atopic eczema)
Viêm da cơ địa (Chàm thể tạng) là dạng biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất của bệnh chàm. Thể bệnh này có liên quan đến yếu tố cơ địa, tiền sử gia đình dưới tác động của vi khuẩn, căng thẳng thần kinh, dị nguyên, rối loạn hormone,…
Đặc điểm của thể chàm thể tạng:
- Khởi phát từ rất sớm – chủ yếu là ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi (80 – 90%) và chỉ có 10% bệnh phát triển đến giai đoạn trưởng thành
- Trong giai đoạn nhũ nhi (2 tuần – 2 tuổi), viêm da cơ địa chủ yếu gây tổn thương có hình móng ngựa ở má, đầu và quanh miệng. Sau đó tổn thương xuất hiện nhiều mụn nước, gây trợt loét, chảy dịch, bong vảy tiết. Ngoài triệu chứng ở da, chàm thể tạng ở giai đoạn này còn đi kèm với bệnh tai giữa và ỉa lỏng.
- Ở thời kỳ trẻ em (2 – 3 tuổi), tổn thương là các mảng lichen hóa có dạng đĩa xuất hiện ở cùi tay, đầu gối, mặt duỗi, sau đó lan ra các các nếp gấp. Đi kèm với bệnh viêm kết mạc và đục thủy tinh thể.
- Thời kỳ trưởng thành, bệnh chủ yếu gây tổn thương dạng dày sừng, nứt nẻ, khô ráp và ngứa ngáy. Biểu hiện của bệnh thường xuất hiện ở bàn tay, nếp gấp lớn,… Ở nữ giới, chàm thể tạng có thể gây viêm môi và viêm núm vú. Tổn thương da đi kèm với bệnh sốt cỏ khô và hen suyễn.
2. Viêm da tiếp xúc (Contact dermatitis/ Contact eczema)
Viêm da tiếp xúc (Eczema tiếp xúc) là một thể chàm da tương đối phổ biến. Thể bệnh này xuất hiện sau khi tiếp xúc với các chất dị ứng, dẫn đến phản ứng miễn dịch và gây tổn thương ngoài da. Một số yếu tố ngoại giới thường gây chàm tiếp xúc như xi măng, kim loại niken, potassium dichromate, kháng sinh Neomycin và Streptomycin.
Cơ chế khởi phát bệnh có liên quan đến hoạt động tăng độ mẫn cảm của hệ miễn dịch và có sự tham gia của lympho T. Vì vậy cần phân biệt thể chàm này với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng (một dạng viêm da do tiếp xúc với hóa chất/ tác nhân vật lý và không đi kèm với phản ứng miễn dịch dị ứng).
Đặc điểm của thể chàm tiếp xúc:
- Thường xuất hiện thương tổn ở vùng da hở hoặc các vị trí có tần suất tiếp xúc thường xuyên như tay, chân, cổ và mặt
- Tổn thương cơ bản là tình trạng da sung huyết, đỏ, hơi phù nề, bề mặt xuất hiện mụn nước, rỉ dịch và trợt ướt.
- Một số trường hợp có thể xuất hình thái mãn tính như da khô, có vảy bong, da dày sừng, ngứa ngáy,…
- Triệu chứng của bệnh có thể trở nặng khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng và dị ứng
3. Chàm đồng tiền (Nummular eczema)
Chàm đồng tiền (Eczema thể đồng tiền) có tổn thương hình tròn hoặc hình oval. Bệnh thường gặp ở nam giới từ 55 – 65 tuổi và bùng phát mạnh vào mùa thu đông. Một số ý kiến cho rằng, eczema thể đồng tiền là phân thể của viêm da cơ địa. Tuy nhiên khi xét nghiệm cận lâm sàng nhận thấy thể bệnh này không gây tăng kháng nguyên IgE như viêm da cơ địa.
Đặc điểm của thể chàm đồng tiền:
- Xuất hiện đám tổn thương dạng hình oval hoặc hình tròn.
- Trong thời điểm mới phát, tổn thương da đỏ, sẩn, có mụn nước và hơi phù nề.
- Tuy nhiên sau một thời gian, da xuất hiện vảy tiết, bong tróc, khô và có dấu hiệu lichen hóa.
- Thương tổn khu trú ở trước xương chày, mặt duỗi các chi, mu bàn tay và thân mình.
- Xét nghiệm mô bệnh học có xốp bào và tăng gai
4. Chàm tổ đỉa/ Bệnh tổ đỉa (Dyshidrotic eczema)
Chàm tổ đỉa là thể chàm da khá phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước sâu, dày ở lòng bàn chân, ngón chân, lòng bàn tay và ngón tay. Thể chàm này ít gây đau nhưng thường gây ngứa dữ dội và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên sau khoảng 3 – 4 tuần phát bệnh, các mụn nước có xu hướng tự tiêu biến.
Chàm tổ đỉa có liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh, nội tạng, yếu tố di truyền và các tác nhân kích thích như dị ứng hóa chất, thuốc, suy giảm thể chất, căng thẳng thần kinh, nhiễm liên cầu hoặc vi khuẩn đường ruột.
Đặc điểm của bệnh chàm tổ đỉa:
- Xuất hiện mụn nước sâu, được bao phủ bởi lớp da dày cứng và rất khó vỡ
- Đường kính mụn nước dao động từ 1 – 2mm
- Mụn nước có thể mọc rải rác hoặc tập trung ở bàn tay và bàn chân
- Sau 3 – 4 tuần, mụn nước tự tiêu, gây rỉ dịch, hình thành dịch tiết màu vàng
- Triệu chứng của chàm tổ đỉa rất ít khi vượt quá cổ tay hoặc cổ chân
- Bệnh thuyên giảm vào mùa thu đông và bùng phát mạnh vào mùa xuân hè
5. Viêm da dầu/ Chàm da dầu (Seborrheic dermatitis)
Viêm da dầu (Viêm da tiết bã nhờn) là một dạng chàm có triệu chứng khác biệt so với các thể chàm da còn lại. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da nhiều dầu, đỏ, bong vảy trắng, ẩm dính và ít gây ngứa. Cơ chế hình thành bệnh có liên quan đến hoạt động của nấm Malassezia, rối loạn tuyến bã nhờn, vệ sinh kém, căng thẳng và chế độ ăn không phù hợp.
Đặc điểm của thể chàm da dầu:
- Biểu hiện chủ yếu ở những vùng da có hoạt động bài tiết dầu nhiều như da mặt, da đầu, cổ, ngực, sau tai,…
- Có thể ảnh hưởng đến cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành
- Ở trẻ sơ sinh, bệnh gây ra các mảng da cứng, bám chắc, khó bong có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm ở vùng da đầu – Dân gian gọi là “cứt trâu”
- Ở người lớn, thương tổn xảy ra ở cả vùng da đầu, hai bên cánh mũi, lông mày, cổ, ngực và nửa phần thân trên. Tổn thương da nhờn, ẩm, đỏ, có vảy bong khô kết hợp.
- Hình thái tổn thương có sự khác biệt ở các vị trí phát bệnh.
- Bệnh chàm da dầu rất ít khi gây ngứa nhưng có thể ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ và ngoại hình của bệnh nhân.
Tham khảo thêm: Nhận biết viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và Cách điều trị
6. Viêm da ứ đọng (Stasis dermatitis)
Viêm da ứ đọng (chàm tĩnh mạch) là thể chàm ít gặp và chỉ khởi phát ở người cao tuổi bị giãn tĩnh mạch chi dưới. Nguyên nhân gây bệnh là do tĩnh mạch suy yếu, dẫn đến hiện tượng tuần hoàn kém và ứ đọng máu tại tĩnh mạch chi dưới.
Theo thời gian, áp lực trong mạch máu tăng lên khiến các tế bào máu rò rỉ ra bên ngoài mô da và phát sinh tổn thương dạng chàm. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm giãn tĩnh mạch cẳng chân, thiếu năng tĩnh mạch và thừa cân – béo phì.
Đặc điểm của bệnh viêm da ứ đọng:
- Mảng da mỏng, có màu nâu và có thể xuất hiện ở dạng đốm hoặc chấm
- Bề mặt kích ứng, nổi ban đỏ, vùng cẳng chân hoặc vùng da ở mắt cá chân có dấu hiệu dày sừng hoặc sậm màu
- Một số trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng loét cục bộ
- Sưng chân, mắt cá chân và một số khu vực khác
- Chân đau nhức và ngứa ngáy
- Vị trí ảnh hưởng thường là vùng da xung quanh mắt cá nhân trong và mặt trong của 2 cẳng chân
Thể chàm tĩnh mạch có thể gây loét và nứt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nếu không khắc phục kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng viêm mô tế bào hoặc thậm chí là loét tĩnh mạch.
7. Viêm da thần kinh (Neurodermatitis)
Viêm da thần kinh (lichen hóa) là một dạng tổn thương thứ phát thường gặp ở bệnh chàm. Bệnh điển hình bởi tình trạng da dày sừng, nhiễm cộm, ngứa ngáy và nứt nẻ. Thể chàm da này thường gặp ở nữ giới trên 20 tuổi, có liên hệ mật thiết với tình trạng rối loạn nội tiết tố và căng thẳng thần kinh. Viêm da thần kinh có tổn thương chàm điển hình và được xếp vào nhóm eczema thể địa (viêm da cơ địa).
Đặc điểm thường gặp của bệnh viêm da thần kinh, bao gồm:
- Thường xuất hiện thương tổn ở cẳng chân, mặt ngoài cẳng chân, da bìu, âm hộ, cổ tay, đầu, gáy,… Đồng thời có vị trí khu trú và tính chất đối xứng.
- Tổn thương điển hình là các đám mảng lichen hóa nhiễm cộm, sậm màu, cứng chắc, có ranh giới rõ hoặc không rõ rệt.
- Phạm vi tổn thương có hình oval, hình tròn hoặc thành đường theo vết gãi cào
- Bề mặt tổn thương xuất hiện mụn nước nhỏ (kích thước khoảng 1 – 3mm)
- Ngứa ít/ nhiều và đặc biệt gây ngứa dữ dội ở vùng hậu môn – sinh dục
- Mức độ ngứa tăng lên khi có ma sát giữa quần áo với da, nhiệt độ tăng hoặc giảm bất thường
8. Chàm vi khuẩn/ Eczema vi khuẩn
Chàm vi khuẩn là một dạng chàm ít gặp. Thể chàm da này bùng phát do tiếp xúc với độc tố của tụ cầu, liên cầu hoặc nấm men. Sau khi tiếp xúc với độc tố, hệ miễn dịch thường xuất hiện cơ chế miễn dịch, dẫn đến tình trạng phóng thích chất trung gian vào da và phát sinh các triệu chứng lâm sàng.
Thể chàm vi khuẩn tồn tại 2 vấn đề da liễu là tổn thương dạng chàm và nhiễm trùng da. Trong đó điều trị ưu tiên là kiểm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng, sau đó mới can thiệp các biện pháp xử lý chàm da.
Đặc điểm của bệnh chàm vi khuẩn:
- Da trợt nông, rỉ dịch, có mủ và ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh
- Ở một số trường hợp có thể xuất hiện ban dị ứng thứ phát xa (tình trạng da nổi đám đỏ, có mụn nước và sần sùi ở cách xa vị trí tổn thương chính)
- Tổn thương da gây đau, viêm, nóng rát và ngứa ngáy
Những phương pháp điều trị chàm da hiệu quả
Bệnh chàm da thường gây nên những triệu chứng khó chịu trên da, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và khiến người bệnh trở nên tự ti trong giao tiếp. Chính vì thế căn bệnh này cần được điều trị sớm để tránh trở thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Dưới đây là những phương pháp điều trị chàm da phổ biến và hiệu quả nhất.
Điều trị chàm da bằng Tây y
Hiện nay Tây y chưa tìm ra thuốc đặc trị chàm da mà chủ yếu sử dụng các loại thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng khó chịu của bệnh. Trong đó một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc hoặc kem bôi corticoid: Đây là loại thuốc chống viêm mạnh được sử dụng nhằm hạn chế sự bùng phát của chàm da.
- Thuốc ức chế calcineurin: Có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch nhằm kiểm soát sự lan rộng của bệnh.
- Thuốc kháng Histamin dạng uống: Được sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da.
- Thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm: Sử dụng trong trường hợp nhân nặng và thuốc bôi không đủ mạnh để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh.
- Thuốc tiêm sinh học Dupilumab: Tác động lên hệ miễn dịch nhằm kiểm soát phản ứng của hệ miễn dịch làm khởi phát tình trạng chàm da.
- Kháng sinh: Sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng da.
Các loại thuốc Tây y kể trên hầu hết đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì thế bệnh nhân cần sử dụng chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng các loại thuốc này.
Mẹo dân gian chữa chàm da
Bên cạnh phương pháp Tây y, nhiều bệnh nhân cũng sử dụng các biện pháp dân gian để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh chàm da. Một số phương pháp phổ biến như:
- Chữa chàm bằng lá trầu không: Chọn khoảng 10 đến 15 lá trầu không to, già đem rửa sạch để ráo nước. Vò hoặc giã nát lá trầu không để tiết ra tinh dầu. Rửa sạch vùng da bị chàm rồi lấy lá trầu không chà xát lên khoảng 15 phút. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa bệnh chàm bằng lá ổi: Lấy một nắm lá ổi rửa thật sạch, sau đó đun sôi với nước trong 5 – 10 phút để tinh dầu tiết ra. Lấy nước lá ổi ngâm rửa vùng da bị chàm hoặc tắm nếu chàm lan khắp toàn thân.
- Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa: Làm sạch vùng da bị chàm, lấy khăn lau khô rồi bôi một lớp mỏng tinh dầu dừa nguyên chất lên da trong 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Những cách chữa bệnh chàm kể trên nhìn chung khá an toàn vì sử dụng những thành phần tự nhiên lành tính. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu của bệnh chàm chứ không thể điều trị được bệnh. Bên cạnh đó, nếu các nguyên liệu không được làm sạch đúng cách, khi đắp lên vết thương hở có thể gây nhiễm trùng.
Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam
Sử dụng các bài thuốc Nam chữa bệnh chàm là phương pháp rất hiệu quả và an toàn. Theo Y học cổ truyền, bệnh chàm được xếp vào nhóm viêm da mãn tính. Bệnh xảy ra khi chính khí suy yếu, làm các yếu tố phong hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể, gây rối loạn điều hòa, mất cân bằng âm dương, dẫn đến huyết nhiệt mà phát ra thành sẩn ngứa, viêm nhiễm, khô rát da.
Các bài thuốc Nam sử dụng nhiều thảo dược phối kết hợp nhau, tạo nên dược lực mạnh mẽ, tác động sâu vào bên trong cơ thể, loại bỏ các yếu tố ngoại tà, điều hòa hoạt động các tạng phủ. Nhờ đó giúp loại bỏ bệnh từ gốc, mang lại hiệu quả lâu dài và ngăn chặn tái phát chàm trở lại.
Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp “vàng” xóa sổ chàm da từ gốc
Kế thừa thành tựu y học cổ truyền và biện chứng luận trị của Đông y, các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã nỗ lực nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.
Bài thuốc được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 như giải pháp hàng đầu hiện nay trong điều trị các căn bệnh viêm da, trong đó có bệnh chàm. Thanh bì Dưỡng can thang được các chuyên gia trong chương trình đánh giá rất cao về thành phần, công dụng và tính tiện dụng.
Xem chi tiết: Video VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Khác với những bài thuốc Nam thông thường, Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu công thức thuốc độc đáo và duy nhất với sự phối hợp của 3 dạng bào chế gồm: UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA. Bài thuốc mang đến phác đồ điều trị toàn diện từ trong ra ngoài, không chỉ xử lý căn nguyên gốc rễ gây bên trong trong cơ thể, mang còn tác động tại chỗ, chữa lành vùng tổn thương từ bên ngoài, mang lại hiệu quả vượt trội.
Bài thuốc là sự kết hợp của hơn 30 loại dược liệu quý hiếm nhất. Trong đó chủ yếu là những dược liệu có công dụng sát khuẩn, chống viêm mạnh. Ngoài ra, còn bổ sung thêm nhiều thành phần chứa các hoạt chất dưỡng da rất tốt. Trong đó có thể kể đến một số thành phần quan trọng như: Thanh bì, Bạch linh, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Hồng hoa, Xà sàng tử, Thổ phục linh, Phòng phong, Huyết đằng, Dạ dao đằng…
Thanh bì Dưỡng can thang nổi bật với những ưu điểm khác biệt như:
- Công thức “3 trong 1” độc nhất vô nhị nhân đôi hiệu quả.
- Bài thuốc tập trung điều trị bệnh từ gốc, không chỉ loại bỏ căn nguyên gây bệnh mà còn điều dưỡng cơ thể, nâng cao chính khí, hệ miễn dịch giúp phòng ngừa tái phát.
- Thành phần 100% thảo dược SẠCH, đạt chuẩn GACP-WHO.
- Bài thuốc an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, chưa từng ghi nhận bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.
- Dạng bào chế tiện lợi, không cần đun sắc giúp tiết kiệm tối đa thời gian.
Đánh giá về bài thuốc này, bác sĩ Lê Thị Phương (Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam) cho biết: “Thanh bì Dưỡng can thang là một trong số những bài thuốc Nam tốt nhất hiện nay trong chữa trị các căn bệnh như chàm da. Bài thuốc sở hữu công thức động đáo với bảng thành phần vượt trội gồm nhiều vị thuốc quý hiếm, đem lại hiệu quả điều trị cao. Đặc biệt đây là bài thuốc được bào chế bởi những bác sĩ hàng đầu về Y học cổ truyền nên hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như tính an toàn.”
Khảo sát được thực hiện trên 500 bệnh nhân chàm da từng được điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang cho thấy kết quả bất ngờ.
- 411 bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát da, nổi mụn nước, viêm nhiễm da chàm da chỉ sau 2 – 3 tháng điều trị. Đặc biệt, bệnh không tái phát trong suốt nhiều năm.
- 64 bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng chàm da, không còn xuất hiện các triệu chứng bệnh trong thời gian dài sau liệu trình điều trị từ 4 – 5 tháng.
- 25 bệnh nhân thuyên giảm chậm, trong đó nguyên nhân chủ yếu được xác định là do không đủ kiên nhẫn theo đuổi liệu trình điều trị.
Chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tôi từng khổ sở vì căn bệnh chàm da hay còn gọi là viêm da cơ địa suốt 7 năm trời. May mắn biết đến bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, tôi mới thoát được khỏi căn bệnh dai dẳng này để trở về với cuộc sống bình thường.”
Xem chi tiết: Chị Nguyễn Thị Thỏa chia sẻ hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Đặc biệt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có thể được gia giảm các thành phần vị thuốc để phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Do đó, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú cũng có thể sử dụng được bài thuốc này theo chỉ dẫn riêng của bác sĩ.
Chàm da nói chung và các thể bệnh chàm da nói riêng đều có tính chất lành tính và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên bệnh có triến triển dai dẳng, cố thủ và tái phát nhiều lần. Vì vậy cần tích cực trong việc thăm khám và điều trị để tránh ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.
[Tham khảo ngay]: Bệnh nhân bị chàm (viêm da cơ địa) 7 năm chia sẻ quá trình điều trị thành công