[Bỏ túi]: 3 Cách chữa mề đay bằng gừng đơn giản tại nhà

Cách chữa mề đay bằng gừng vô cùng đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Người bệnh có thể tìm hiểu để cải thiện bệnh tình của mình.

Gừng là loại gia vị được sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Trong Đông Y, gừng được xem là vị thuốc có nhiều công dụng trong điều trị bệnh nhờ thành phần kháng khuẩn, kháng viêm cao. Vì thế trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa mề đay bằng gừng mang đến những cải thiện nhất định trong điều trị bệnh lý này.

cách chữa mề đay bằng gừng
Các cách trị mề đay bằng gừng được biến đến rộng rãi trong dân gian

Bệnh mề đay không hiếm gặp, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ những tác động từ môi trường bên ngoài ( thức ăn, thời tiết, nguồn nước, chất tẩy rửa…). Bệnh không nguy hiểm nhưng khi không điều trị hiệu quả, triệu chứng tái phát kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Trong đó chữa mề đay bằng gừng là một trong những phương pháp giảm nhẹ triệu chứng mề đay mẩn ngứa giai đoạn đầu.

Những tác dụng của gừng được công nhận trong cả điều trị bệnh theo Y học hiện đại và Y học dân gian. Trong Tây y, gừng có tên khoa học là Zingiber Officinal Rose. Những hoạt dược chất được khám phá có trong gừng như zingiberene, capsaicin, xeton, citral,… đã được chứng minh là những thành phần có thể hỗ trợ kháng khuẩn và sát trùng ở mức độ tương đối.

Trong ghi nhận của Y học dân gian và điều trị Đông y, gừng tươi được gọi là Sinh Khương, gừng kho là Can Khương. Đây là nguyên liệu có tính ấm, vị cay, sử dụng trong điều hoàn ôn trung, phát biểu, hỗ trợ hành thủy và giải độc. Vì những công dụng này mà gừng được sử dụng làm nguyên dược liệu quan trọng trong các bài thuốc chữa cảm mạo, trị ho, viêm khớp, viêm da, đau bụng,…

Ngoài ra Y học dân tộc công nhận tác dụng chữa mề đay bằng gừng dưới nhiều cách khác nhau. Các bài thuốc chữa bệnh bằng gừng dưới dạng độc vị, hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như: đường phèn, rượu trắng, mật ong. Người bệnh sử dụng thuốc uống hoặc thuốc đắp trực tiếp lên da để các hoạt chất thẩm thấu sâu vào mô biểu bì.

Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm của gừng có thể hạn chế được sự lan rộng của triệu chứng, giảm cơn đau rát, ngứa ngáy. Đồng thời hoạt chất gingerol có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh hỗ trợ làm mờ các vết đỏ, ngừa sẹo và mang đến một làn da đều màu. Nhờ những tác dụng kể trên mà các cách chữa mề đay bằng gừng được ứng dụng phổ biến.

cách trị mề đay bằng gừng
Điều trị mề đay bằng gừng chỉ mang đến hiệu quả giảm ngứa chứ không khắc phục hoàn toàn bệnh lý

Tuy nhiên các chuyên gia cũng được ra khuyến cáo trường hợp người bệnh bị mề đay mẩn ngứa trong giai đoạn mãn tính, có biến chứng lở loét, có dịch ngoài da không nên áp dụng phương pháp này. Vì gừng có tính nóng, nếu như bệnh nhân có mụn mủ tại vùng da bị mề đay cũng nên tránh sử dụng gừng điều trị vì có thể tăng thêm nhiệt vào người.

Nhìn chung công dụng điều trị mề đay bằng gừng mang đến hiệu quả nhất định. Ưu điểm của bài thuốc là tính an toàn, lành tính và giúp giảm viêm ngứa hiệu quả. Bài thuốc từ gừng có tác dụng tốt hơn với những trường hợp người bệnh mề đay cấp tính, với những trường hợp bệnh mãn tính thì bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tham vấn giải pháp điều trị mang đến hiệu quả cao hơn.

Bài thuốc chữa nổi mề đay của Đỗ Minh Đường

Các cách trị mề đay bằng gừng tại nhà

Cần phân biệt củ gừng với củ nghệ, củ giềng, những loại củ này có vẻ ngoài tương tự như nhau nhưng gừng có hương thơm đặc trưng dễ nhận biết. Khi sử dụng gừng chữa mề đay mẩn ngứa, người bệnh nên chọn củ gừng còn tươi và chưa mọc mầm. Có thể sử dụng nguyên vỏ gừng để điều chế thuốc, nhưng trước đo bạn nên đảm bảo vỏ ngoài củ gừng đường chà rửa sạch để tránh vi khuẩn còn bám trong đất cát.

Công dụng kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả của củ gừng được dùng trong điều trị bệnh mề đay được ứng dụng phổ biến dưới 3 dạng là: dùng để uống, dùng để tắm hoặc ngâm rửa, và dùng đắp ngoài da. Tùy vào diện tích vùng da bị mề đay, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà người bệnh có thể áp dụng một trong 3 cách chữa mề đay bằng gừng sau:

1. Thuốc uống trị mề đay bằng gừng

Cách 1: Bài thuốc uống từ gừng kết hợp với đường phèn và giấm 

Đường phèn được xem là vị thuốc trung hòa tính đắng của các bài thuốc Đông Y chữa mề đay nói chung và điều trị bệnh ngoài da nói riêng. Đường phèn có vị ngọt, tính bình, kháng viêm tốt, được dùng trong các bài thuốc điều trị đau họng, chóng mặt, đau đầu. Bài thuốc kết hợp giữa gừng tươi, đường phèn và giấm được dùng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay, giúp bảo về làn da khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây hại. Khi áp dụng thường xuyên có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh lý này.

Chuẩn bị:

  • 2 củ gừng tươi
  • 100 gram đường phèn
  • 1 thìa nhỏ giấm chua

Cách thực hiện:

  • Sử dụng gừng tươi để bài thuốc uống có hiệu quả tốt hơn.
  • Trước tiên, người bệnh rửa sạch gừng bằng nước và dùng bàn chải mềm để chà vỏ ngoài của gừng.
  • Có thể sử dụng vỏ gừng nấu thuốc, hoặc gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi thái thành từng sợi nhỏ.
  • Cho nồi lên bếp và cho giấm, đường phèn và gừng vào, sau cùng khi hỗn hợp thơm thì cho nước vào.
  • Đun thuốc trên với ngọn lửa nhỏ đến khi cô đặc lại còn ½ chén nước là được.
  • Chỉ sử dụng phần nước cốt để uống, bỏ phần bã, nên uống khi thuốc còn nóng.

Liều dùng được khuyến khích khi chữa viêm da cơ địa là người bệnh nên sử dụng 2 lần mỗi ngày. Uống thuốc trong  5 – 7 ngày để theo dõi cải thiện, nếu có dấu hiệu thuyên giảm thì dừng uống.

Cách 2: Bài thuốc từ gừng tươi và mật ong chữa mề đay

Thay vì sử dụng đường phèn, người bệnh cũng có thể dùng mật ong để làm dịu tính cay của củ gừng cho dễ uống. Bài thuốc kết hợp này có tác dụng giảm nhanh các cơn ngứa ngáy do dị ứng, viêm da dị ứng, và mề đay nói chung. Ngoài ra thành phần chính của mật ong và gừng đều có tính kháng khuẩn mạnh và chống oxy hóa, nên có thể sử dụng để đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

chữa mề đay bằng gừng và mật ong
Sử dụng cách trị mề đay bằng gừng và mật ông để tăng kháng thể chống viêm bảo vệ da

Chuẩn bị:

  • 2 củ gừng tươi
  • 1 – 2 thìa mật ong tự nhiên

Cách thực hiện:

  • Sơ chế gừng qua nước muối pha loãng để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn.
  • Nếu dùng nguyên vỏ, người bệnh có thể dùng bàn chải cọ mềm chà sạch lớp ngoài.
  • Sau đó thái củ gừng thành từng lát mỏng có độ dày vừa phải.
  • Nấu nước sôi đổ ra ly, sau đó cho gừng vừa thái được vào ly nước sôi rồi khuấy đều tay.
  • Đợi đến khi nước nguội bớt rồi cho vào ly mật ong, khuấy đều hỗn hợp và dùng.

Nước uống từ gừng và mật ong dễ uống, lành tính, có thẻ kết hợp bồi bổ sức khỏe hằng ngày. Người bệnh nên uống 1 ly nước mật ong và gừng mỗi sáng trước khi ăn để thải độc cơ thể. Từ đó hỗ trợ quá trình lọc máu, giúp cải thiện triệu chứng mề đay dị ứng hiệu quả hơn.

2. Bài thuốc từ gừng tươi và rượu trắng để đắp ngoài da

Ngoài công dụng điều chế thành thuốc uống mang đến hiệu quả từ bên trong cơ thể, người bệnh có thể sử dụng dụng kết hợp với rượu trắng để đắp ngoài da. Cả hai nguyên liệu này đều có những tác động sát trùng trực tiếp lên các vết thương, tạo lớp màng bảo vệ làn da không bị vi khuẩn và virus gây hại. Tuy nhiên bài thuốc đắp chữa mề đay bằng gừng và rượu trắng không khuyến khích áp dụng với vùng da có vết thương hở, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Chuẩn bị:

  • 2 – 3 củ gừng tươi
  • 100 ml rượu trắng (loại có độ cồn hơn 40 độ)

Cách thực hiện:

  • Đem gừng tươi được chuẩn bị rửa sạch bằng nước, ngâm muối khoảng 20 phút.
  • Nên sử dụng gừng đã gọt vỏ để loại bỏ hết phần đất cát còn sót lại.
  • Thái hoặc giã nhuyễn gừng và cho vào trong hũ thủy tinh.
  • Tiếp đến cho vào bình 100 ml rượu trắng và ngâm trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
  • Sử dụng rượu gừng để thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm, nổi mẩn do mề đay.
  • Trong lúc xao, người bệnh nên kết hợp massage nhẹ nhàng rồi để cho khô.
  • Nên rửa lại vết thương bằng nước sạch rồi lau ráo bằng khăn bông thấm nước.
  • Cần lưu ý, trước và sau khi bôi rượu gừng lên da, người bệnh nên lau rửa thật sạch và để vùng da bị bệnh khô ráo.

3. Bài thuốc ngâm rửa từ gừng tươi và muối sát trùng ngoài da

Sự kết hợp từ muối và gừng mang đến những công dụng lành tính thay thế cho các loại kháng sinh thông thường. Với cách thực hiện hàng ngày, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng viêm ngứa cải thiện. Tuy vậy, hiệu quả của phương pháp này chỉ ở mức tương đối trong việc giảm ngứa, ngăn ngừa sưng tây và viêm da, không khắc phục được triệu chứng mề đay hoàn toàn.

cách chữa mề đay bằng gừng
Sử dụng nước gừng ngâm rửa ngoài da hàng ngày giúp sát trùng vùng da bị viêm nhiễm

Chuẩn bị

  • 1 củ gừng tươi lớn
  • 3 thìa muối biển

Thực hiện

  • Đầu tiên, đem sơ chế gừng tươi thật sạch và dùng bàn chải vệ sinh vỏ ngoài cho sạch vi khuẩn.
  • Đập giập hoặc giã nát gừng để các hoạt chất được phát tán trong nước.
  • Bắc một nồi nước trên bếp, đợi nước sôi thì cho gừng đã đập dập vào đun trong 10 phút.
  • Nước sôi già thì cho muối vào và tắt bếp, đợi nước nguội bớt mới dùng ngâm rửa tại vùng da bị mề đay.

Việc áp dụng các cách chữa mề đay bằng gừng phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mỗi người. Người bệnh không nên xem đây như một phương thuốc điều trị thay thế cho các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các hướng dẫn trên chỉ mang tính hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, ngăn ngừa viêm nhiễm do bệnh mề đay gây ra. Bệnh nhân cũng nên thận trọng khi sử dụng gừng khi điều trị kết hợp với các loại thuốc khác.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh mề đay bằng gừng

Chữa mề đay bằng gừng là một trong những phương pháp điều trị mề đay theo dân gian ứng dụng phổ biến, mang lại những cải thiện đáng kể cho người bệnh. Bởi vì chứng mề đay có diễn tiến nhanh và lan rộng khi điều trị không đúng cách, do đó khi sử dụng gừng hay bất kỳ thảo dược nào trong điều trị mề đay, người bệnh nên lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Người bị viêm da nặng, lở loét, chảy dịch không sử dụng gừng để điều trị.
  • Bệnh nhân có làn da mẫn cảm nên cân nhắc sử dụng gừng vì có thể gây dị ứng.
  • Trong thời gian điều trị mề đay, người bệnh không nên gãi hay chà xát mạnh tại vùng da tổn thương.
  • Mặc quần áo thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi để tránh ma sát trên bề mặt da.
  • Người bệnh nên che chắn cẩn thận khi ra đường, nhất là khi đến những khu vực nhiều khói bụi.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm theo hướng dẫn, uống nhiều nước để giữ ẩm cho da.
  • Không ăn những món ăn có thể gây dị ứng làm tăng nguy cơ nổi mề đay trên diện rộng.
  • Hạn chế các loại mỹ phẩm, sữa tắm, chất tẩy rửa dễ gây dị ứng khi đang trong thời gian điều trị.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như thuốc lá, nấm mốc, lông thú…

Nhìn chung, gừng vẫn được đánh giá là nguyên liệu có tác dụng tốt cho sức khỏe và các cách chữa mề đay bằng gừng trên đáng để người bệnh tham khảo trong thời gian điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị mà người bệnh nhận thấy các triệu chứng bất thường xảy ra thì nên đến bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị với những phương pháp khác phù hợp hơn.

Tình trạng nổi mề đay mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh sẽ diễn tiến lan rộng nếu bệnh nhân không chú ý chủ động điều trị. Trường hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang đến hiệu quả, người bệnh nên đến các chuyên khoa Da liễu uy tín để được theo dõi và hỗ trợ điều trị bệnh sớm để lấy lại nhịp sinh hoạt bình thường.

>> Xem thêm:

  • TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
  • TOP 10 bác sĩ chữa mề đay uy tín, chất lượng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh