Hướng dẫn 11 cách chữa viêm họng hạt nhanh khỏi tại nhà

Bên cạnh các phương pháp y tế, người bệnh có thể áp dụng 11 cách chữa viêm họng hạt tại nhà mà bài viết giới thiệu để đạt hiệu quả tốt nhất.

chữa viêm họng hạt tại nhà
10+ cách chữa viêm họng hạt nhanh khỏi nhất tại nhà

Hướng dẫn 11+ cách chữa viêm họng hạt ngay tại nhà

Viêm họng hạt (viêm họng mãn tính quá phát) là một dạng viêm họng mãn tính, điển hình bởi sự tăng sản quá mức của các hạt lympho ở thành họng.

Tổn thương cơ bản của bệnh lý này là sự xuất hiện các hạt lympho phù nề, nổi cộm và không đau ở thành sau họng. Mặc dù không gây đau nhưng các hạt lympho này có thể gây vướng cổ họng, nghẹn khi giao tiếp và ăn uống. Ngoài ra bệnh còn gây ho, ứ đờm và khan tiếng kéo dài.

Khác với viêm họng cấp, viêm họng hạt rất khó điều trị dứt điểm, tiến triển mãn tính và dễ tái phát. Vì vậy bên cạnh các biện pháp y tế được bác sĩ chỉ định, bạn nên phối hợp với cách chữa viêm họng tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các cách chữa viêm họng hạt tại nhà đơn giản và dễ thực hiện, bao gồm:

1. Súc miệng với nước muối giảm viêm họng hạt

Súc miệng với nước muối là mẹo giảm đau và sưng cổ họng đơn giản, dễ thực hiện. Nước muối có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm viêm, loãng đờm và hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn trong khoang miệng.

Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm sạch mảng bám trong kẽ răng và loại bỏ chất kích thích trong cổ họng như phấn hoa, lông chó mèo, bụi mịn,… Bên cạnh đó, súc miệng với nước muối thường xuyên còn hỗ trợ làm tình trạng hôi miệng do viêm họng kéo dài.

cách chữa viêm họng hạt tại nhà
Súc miệng với nước muối giúp giảm viêm ở cổ họng, làm loãng đờm và dứt nhanh cơn ho

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 200ml nước ấm
  • Sau đó cho vào ½ thìa muối và khuấy đều
  • Súc miệng trong khoảng 1 – 2 phút
  • Thực hiện mẹo chữa này 2 – 3 lần/ ngày và nên chải răng sạch trước khi áp dụng

2. Chữa viêm họng hạt bằng tỏi

Tỏi có đặc tính kháng sinh mạnh nên thường được nhân dân dùng để chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng (cảm lạnh), cảm cúm, viêm họng, viêm amidan và viêm thanh quản. Hoạt chất allicin trong thảo dược này có tác dụng ức chế virus, nấm mốc và các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp giảm viêm sưng cổ họng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chức năng miễn dịch.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Thái lát 1 – 2 tép tỏi và ngậm trực tiếp cho đến khi lát tỏi hết vị cay nồng. Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày trong khoảng 3 – 5 ngày.
  • Cách 2: Nướng vài tép tỏi, sau đó bóc vỏ và dùng ăn trực tiếp. Ăn liên tục 4 – 5 tép/ ngày trong vài ngày.
  • Cách 3: Có thể đập giập vài tép tỏi tươi, sau đó cho vào nước sôi và xông mũi họng. Hơi nước chứa tinh chất từ tỏi sẽ giúp làm dịu niêm mạc mũi, cổ họng, hỗ trợ dẫn lưu dịch, làm loãng đờm và ức chế nhiễm trùng.

3. Điều trị viêm họng hạt bằng lá trầu không

Trầu không là vị thuốc Nam quen thuộc với người Việt và được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý thường gặp. Theo dân gian, thảo dược này có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm, công dụng tán hàn, hành khí, khu phong, chỉ thống và hóa đờm.

Ngoài ra qua một số nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học nhận thấy các thành phần trong lá trầu có tác dụng diệt virus và kháng khuẩn tốt. Thảo dược có khả năng ức chế các loại vi khuẩn và virus thường gây bệnh ở người như E. coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, virus cúm và song cầu khuẩn.

Vì vậy dùng lá trầu không chữa viêm họng hạt có thể ngăn ngừa bội nhiễm, hỗ trợ loại bỏ virus, vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm viêm và long đờm.

điều trị viêm họng hạt tại nhà
Lá trầu không có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, long đờm và giảm ho tương đối hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 3 – 4 lá trầu không và để ráo nước
  • Đun sôi 500ml nước rồi cho lá trầu vào
  • Đun thêm 3 phút thì tắt bếp
  • Sau khi nước nguội, thêm vào 1 ít muối
  • Khuấy đều và chia thành nhiều lần súc miệng trong ngày

Ngoài tác dụng giảm viêm họng hạt, súc miệng với nước trầu không còn duy trì hàm răng trắng sáng, chắc khỏe và ngăn ngừa các bệnh nha khoa như viêm nướu, sâu răng và viêm nha chu.

4. Dùng mật ong trị viêm họng hạt

Mật ong là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch. Bổ sung mật ong vào chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ ức chế viêm nhiễm đường hô hấp và rút ngắn thời gian điều trị.

Ngoài ra, nguyên liệu này còn có tác dụng giảm ho, làm dịu cổ họng và ức chế nhiễm trùng. Sử dụng mật ong chữa viêm họng hạt có thể làm giảm triệu chứng đau rát, ngứa cổ họng, làm loãng đờm và giảm ho.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Hòa mật ong với nước cốt chanh, sau đó thêm vào 200ml nước ấm và dùng uống từng ngụm.
  • Cách 2: Rửa sạch 1 quả chanh rồi khía xung quanh, sau đó ướp với 5 – 7 thìa mật ong. Ngâm trong khoảng vài giờ rồi dùng ngậm trực tiếp để giảm ho, khàn tiếng và đau rát họng.

5. Mẹo chữa viêm họng hạt tại nhà với gừng tươi

Gừng không đơn thuần là loại gia vị thông thường mà còn là vị thuốc Nam quý có nhiều tác dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, sinh khương (gừng tươi) có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng giảm ho, ấm phế và ra mồ hôi.

Ngoài ra phân tích từ y học hiện đại cũng cho thấy, hoạt chất Cineol trong gừng có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm men hay gây bệnh ở người. Bên cạnh đó, hoạt chất Gingerol và Zingerol còn có khả năng chống viêm và làm loãng dịch đờm.

Dùng gừng chữa viêm họng hạt giúp giảm ho, làm ấm cổ họng, trị khàn tiếng và đau rát. Do có tính ấm nên mẹo chữa từ gừng thích hợp cho các trường hợp tái phát viêm họng hạt do uống nước đá hoặc do thời tiết chuyển lạnh đột ngột.

cách điều trị viêm họng hạt tại nhà
Ngậm gừng tươi giúp làm ấm cổ họng, hạn chế ho khan, ho có đờm và khàn giọng

Cách thực hiện:

  • Xắt gừng thành từng lát mỏng
  • Sau đó ngậm và nhai trực tiếp để tinh dầu từ thảo dược thẩm thấu vào niêm mạc

Ngoài ra, có thể dùng trà gừng hoặc phối hợp gừng với mật ong, đường phèn,… để giảm triệu chứng do viêm họng hạt gây ra.

6. Bài thuốc chữa viêm họng hạt từ vỏ quýt

Vỏ quýt (trần bì) là vị thuốc Nam quý, có tác dụng giảm ho, long đờm và làm ấm phổi. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, ái huyết, trực khuẩn dung huyết, chống dị ứng, kháng viêm và khu đờm.

Dùng vỏ quýt chữa viêm họng hạt giúp làm giảm một số triệu chứng như ho, khàn tiếng, đau và vướng cổ họng. Ngoài ra, mẹo chữa này còn giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm thông đường thở và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị vỏ của 2 quả quýt, đem rửa sạch và để ráo
  • Cắt thành miếng nhỏ và cho vào chén
  • Thêm 3 – 5 thìa mật ong và đem chưng cách thủy trong 10 phút
  • Lấy chén ra, để nguội, dùng ăn cả nước lẫn cái

Chữa viêm họng hạt bằng vỏ quýt thôi là chưa đủ

CLICK NGAY để nghe chuyên gia tư vấn cách thức hiệu quả hơn

Lương y Tuấn

7. Hành tây và đường phèn trị viêm họng hạt

Theo y học cổ truyền, hành tây có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tiêu thực, sát trùng và giải biểu. Nhân dân thường sử dụng thảo dược này để trị chứng đầy bụng, ăn không tiêu, cảm cúm, cảm lạnh (viêm mũi họng) và các bệnh viêm nhiễm hô hấp thường gặp.

Dùng hành tây trị viêm họng hạt giúp làm thông cổ họng, loại bỏ đờm ứ, giảm viêm, ho khan và khàn giọng. Ngoài ra, một số thành phần trong thảo dược này còn hỗ trợ kiểm soát sự sinh trưởng của virus và vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

cách chữa trị viêm họng hạt tại nhà
Mẹo trị viêm họng hạt bằng hành tây giúp thông cổ họng, làm loãng đờm và giảm ho

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Xắt ½ củ hành tây thành lát mỏng, sau đó cho vào 1 ít đường phèn đã nghiền nát. Chưng cách thủy trong khoảng 5 phút, để nguội và ăn cả nước lẫn cái.
  • Cách 2: Luộc 1 củ hành tây tươi, sau đó ép lấy nước và dùng uống trực tiếp.

Mẹo chữa viêm họng hạt từ hành tây có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên hành tây có tính nóng nên cần hạn chế dùng cho phụ nữ mang thai và người đổ nhiều mồ hôi.

8. Xông mũi với lá bạc hà

Xông mũi với lá bạc hà giúp giảm viêm niêm mạc cổ họng, tăng dẫn lưu dịch tiết hô hấp và làm loãng đờm. Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và làm dịu hiện tượng nhiễm trùng.

Áp dụng biện pháp này thường xuyên giúp hỗ trợ làm sạch ổ viêm đường hô hấp, giảm đau rát cổ họng, ngạt tắc mũi và ho khan kéo dài.

Thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà tươi và để ráo nước
  • Đun sôi 1.5 lít nước và cho bạc hà vào
  • Đun thêm 3 phút và đổ ra thau
  • Dùng khăn trùm đầu và xông hơi trong 15 phút
  • Sau khi xông, nên xì mũi và súc miệng để làm sạch đờm và loại bỏ vi khuẩn

9. Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng

Cổ họng là cơ quan tiếp nhận thức ăn nên trong thời gian điều trị, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Chế độ ăn hợp lý có thể làm giảm áp lực lên cổ họng, làm dịu hiện tượng viêm, giảm đau rát và tăng tốc độ phục hồi. Ngược lại, ăn uống không điều độ có thể khiến cổ họng sưng đau nghiêm trọng, lở loét và tăng mức độ của các triệu chứng.

cách chữa trị viêm họng hạt tại nhà
Trong thời gian điều trị, nên dùng các món ăn ít gia vị, dễ nuốt và giàu chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm họng hạt:

  • Đảm bảo uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Uống đủ nước giúp làm dịu cổ họng, làm loãng đờm, giảm viêm và đau rát.
  • Ưu tiên các món ăn mềm, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng như cháo thịt bằm, súp, miến gà,… Tránh dùng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và có kết cấu khô cứng.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây nhằm cải thiện sức đề kháng và hỗ trợ điều trị nhiềm trùng ở đường hô hấp.
  • Nên bổ sung các loại gia vị và thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và tiêu đờm như gừng, tỏi, hành tây, húng chanh, húng quế,… vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Hạn chế uống nước lạnh, ăn kem, uống cà phê và rượu bia.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm lạ và thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Tình trạng dị ứng xảy ra trong thời gian bị viêm họng hạt có thể khiến cổ họng bị sưng nghiêm trọng, đau rát và nghẹn khi ăn uống.

10. Chú ý một số thói quen sinh hoạt

Bệnh viêm họng hạt không chỉ gây đau và ngứa ngáy mà còn khiến cổ họng trở nên nhạy cảm. Vì vậy bên cạnh các biện pháp trên, bạn cần chú ý một số thói quen sinh hoạt như:

  • Hạn chế la hét và giao tiếp quá nhiều trong thời gian điều trị. Tác động từ các hoạt động này có thể khiến cổ họng nhạy cảm, viêm và sưng đau dữ dội.
  • Giữ ấm cơ thể – đặc biệt là vùng cổ.
  • Chải răng và súc miệng 2 – 3 lần/ ngày để làm sạch ổ viêm nhiễm trong khoang miệng, long đờm và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
  • Tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất,…
  • Rửa tay với xà phòng sau khi hắt hơi, ho, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Tránh tiếp xúc thân mật và dùng chung vật dụng cá nhân với người khỏe mạnh.
  • Sử dụng khẩu trang khi đến những nơi đông người.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày và giảm khối lượng công việc.

11. Dùng thuốc không kê toa

Nếu triệu chứng của viêm họng hạt không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê toa như:

cách chữa trị viêm họng hạt tại nhà
Có thể dùng một số loại thuốc không kê toa để giảm triệu chứng của bệnh viêm họng hạt
  • Dung dịch kiềm: Súc miệng với các dung dịch kiềm (BBM, nước muối sinh lý NaCl 0.9%) giúp giảm đau cổ họng, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, ức chế nhiễm trùng và giảm ho khan.
  • Thuốc xịt chứa corticoid: Loại thuốc này được xịt trực tiếp vào niêm mạc cổ họng để giảm viêm, cải thiện triệu chứng ngứa và đau rát. Đối với những trường hợp có nguy cơ bội nhiễm cao, bác sĩ có thể chỉ định thuốc xịt corticoid kết hợp với kháng sinh.
  • Thuốc bôi họng: Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc bôi họng như Glycerin borat 3% để giảm viêm và đau rát.
  • Các loại thuốc khác: Tùy vào triệu chứng cụ thể, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc tương ứng như thuốc trị ho, thuốc long đờm, thuốc kháng histamine H1,…

Các loại thuốc không kê toa thường có độ an toàn khá cao và có thể sử dụng mà không cần chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng các loại thuốc này trong tối đa từ 3 – 7 ngày. Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc và phát sinh các tác dụng phụ nguy hiểm.

12. Chữa viêm họng hạt bằng bài thuốc nam gia truyền 150 tuổi Đỗ Minh Đường

Ngoài việc dùng thuốc Tây hay mẹo dân gian chữa viêm họng hạt, hiện nay nhiều người có xu hướng lựa chọn Đông y với những bài thuốc nam được bào chế từ thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có khá nhiều bài thuốc Đông y điều trị viêm họng hạt, vậy đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh?

Chúng tôi xin phép giới thiệu đến độc giả bài thuốc nam của một đơn vị từng nhận giải thưởng Cúp vàng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017 do Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo trao tặng. Đó chính là bài thuốc gia truyền 150 tuổi của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường.

Thành phần thảo dược sạch, nguồn gốc rõ ràng

Bài thuốc chữa viêm họng hạt của Đỗ Minh Đường được bào chế từ 40-50 loại dược liệu quý, điển hình như:

Thành phần thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm họng hạt
Thành phần thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm họng hạt

Mỗi thành phần thảo dược có đặc tính riêng nhưng khi kết hợp lại với nhau theo một tỷ lệ vàng bí truyền sẽ tạo thành một thể thống nhất phù hợp với cơ địa người Việt và quan trọng là nâng cao tính hiệu quả của bài thuốc. 

Được biết, sau 150 năm hình thành, hiện Đỗ Minh Đường đã có thể chủ động về nguồn dược liệu nhờ việc xây dựng các khu vương thảo dược sạch tại Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Tại đó, những cây thuốc có trong thuốc nam chữa viêm họng hạt Đỗ Minh Đường đều được ươm trồng và chăm sóc cẩn thận với điều kiện thổ nhưỡng tốt.

Nhờ vậy, điều trị viêm họng hạt bằng thuốc nam dòng họ Đỗ Minh, người bệnh sẽ không lo tác dụng phụ, không lo phải sử dụng dược liệu bẩn, trôi nổi trên thị trường bởi nó an toàn, lành tính cho mọi đối tượng. Thuốc thơm mùi thảo dược, không gây buồn nôn, khó chịu cho người dùng. Điểm nổi bật này đã được nhiều bệnh nhân tại Đỗ Minh Đường thừa nhận, điển hình trong đó có nghệ sĩ hài Xuân Hinh điều trị xương khớp, diễn viên Hoa Thúy chữa viêm xoang, diễn viên Lê Bá Anh điều trị yếu sinh lý.

Trị dứt điểm bệnh, nâng cao sức đề kháng sau 1-3 liệu trình

Nói về bài thuốc, lương y Đỗ Minh Tuấn – Truyền nhân đời thứ 5, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Bài thuốc chữa viêm họng hạt Đỗ Minh Đường cho hiệu quả toàn diện, lâu dài và ngăn ngừa tái phát bởi nó được bào chế dựa trên cơ chế trị bệnh của y học cổ truyền. Tức là thuốc sẽ tập trung cắt đứt căn nguyên gây bệnh, đồng thời phục hồi phế, tạng phủ nhằm thanh nhiệt giải độc, trừ viêm nhiễm, ích tủy bổ huyết, và tăng sức đề kháng cho người bệnh”.

Tác dụng của bài thuốc Đỗ Minh Đường

Chính nhờ có cơ chế tác động cùng thành phần thảo dược rõ ràng, liệu trình chữa viêm họng hạt Đỗ Minh Đường gồm thuốc đặc trị bệnh và thuốc tiêu viêm, giải độc đã được giới thiệu trong chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2, số phát sóng ngày 6/2/2018, chủ đề “Bệnh viêm họng hạt”

Xem video chi tiết chương trình dưới đây

Ngoài “Khỏe thật đơn giản”, Đỗ Minh Đường còn đồng hành cùng nhiều chương trình sức khỏe khác như:

  • Góc nhìn người tiêu dùng: Số phát sóng ngày 19/05/2019 kênh VTC2, chủ đề Điều trị bệnh yếu sinh lý
  • Vì sức khỏe của bạn: Đài PT&TH Hà Nội, phát sóng ngày 18/12/2019, chủ đề “Bệnh phụ khoa thường gặp và cách phòng tránh”
  • Sống khỏe mỗi ngày: Kênh VTV2, số phát sóng ngày 29/2/2020 và 16/3/2020, chủ đề “Đông y trị bệnh viêm xoang”, “Tăng cường sinh lực phái mạnh”

Bên cạnh đó, lương y Tuấn nhấn mạnh, hiệu quả cũng như thời gian sử dụng thuốc nam chữa viêm họng hạt dòng họ Đỗ Minh sẽ phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người. Người bệnh viêm họng hạt nhẹ thường chỉ cần dùng 1 liệu trình là khỏi, trong khi đó trường hợp nặng phải dùng 2-3 liệu trình. Để biết rõ về liệu trình điều trị của mình, người bệnh có thể liên hệ đến số 0984 650 816 (Hà Nội) hoặc 0932 088 186 (Tp.HCM).

Xem thêm: Kinh nghiệm khỏi hoàn toàn viêm họng hạt nhờ bài thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm họng hạt thường gây triệu chứng âm ỉ, dai dẳng và dễ tái phát. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường rất khó điều trị và có thể chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực nếu không có các biện pháp kiểm soát. Vì vậy trong một số trường hợp, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và đề xuất các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Hạt lympho tăng sản nhiều khiến thành sau họng xuất hiện từng đám phù nề, gây cộm và vướng ở cổ họng
  • Triệu chứng của bệnh kéo dài và không có đáp ứng khi điều trị tại nhà
  • Bệnh ảnh hưởng đến giấc ngủ, hiệu suất học tập – làm việc và chất lượng cuộc sống

Các cách chữa viêm họng hạt tại nhà có thể làm giảm triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh. Tuy nhiên các mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ, vì vậy bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị y tế nhằm chữa trị bệnh dứt điểm và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.