[Bác sĩ giải đáp]: Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?
Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi? Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng bởi bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ về vấn đề này.
Làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?
Bệnh chàm ở trẻ em gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và khiến cho cuộc sống gia đình trở nên xáo trộn. Căn bệnh này thường có tỉ lệ tái phát rất cao, thường gặp ở những bé 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Khi bị chàm, trẻ có biểu hiện bị đỏ da, ngứa da, da khô, ngứa ngáy liên tục. Làn da bắt đầu xuất hiện những hồng ban nhỏ li ti, kèm theo mụn nước. Trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, cơ thể suy nhược, mất ngủ.
Nếu trẻ bị chàm mãi không khỏi, tái phát thường xuyên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám điều trị bệnh sớm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Việc sử dụng thuốc cho trẻ uống, phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý cho bé uống bất cứ loại thuốc nào. Việc sử dụng không đúng thuốc, không đúng liều lượng sẽ khiến cho bệnh chàm của trẻ chuyển biến nặng hơn, dễ để lại vết sẹo, gây mất thẩm mỹ trên da.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cha mẹ có thể kết hợp với kem dưỡng ẩm để giảm tình trạng khô da, bong tróc da, giúp làn da của trẻ mềm mại hơn. Những sản phẩm dưỡng ẩm bôi bên ngoài da cho trẻ cần có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ, không gây kích ứng. Thông thường, bệnh chàm sẽ xuất hiện ở trẻ vào tháng đầu tiên sau sinh. Đặc biệt, bệnh sẽ dịu dần vào những tháng tiếp theo. Có thể đến tháng thứ 5, bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên, không ít trường hợp đến tháng thứ 6 bệnh vẫn còn tái phát do dị ứng với sữa mẹ.
Vào những đợt bệnh chàm bùng phát, trẻ thường được sử dụng thuốc uống và thuốc bôi da. Các loại thuốc uống như predni, daleston, colergis, doalgis,… Việc dùng những loại thuốc này cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, các mẹ cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống dành cho trẻ. Những loại thức ăn tanh, chứa thành phần gây kích ứng da cần như trứng gà, hải sản, thịt bò,… phải hạn chế cho trẻ ăn. Đặc biệt là thức ăn chứ nhiều dầu mỡ, chất kích thích không tốt cho sức khỏe của bé.
Nếu bệnh chàm vẫn còn tái phát, các mẹ cần giảm ngay số lần cho trẻ bú. Một số trẻ bị chàm có thể do dị ứng với sữa mẹ. Cơ thể trẻ không thể dung nạp sữa mẹ vào những ngày tháng đầu đời. Mẹ nên giảm số lần cho con bú và cho trẻ dùng thêm sữa ngoài. Khi nhận thấy cơ thể trẻ đáp ứng tốt sữa ngoài, biểu hiện chàm được cải thiện thì mẹ có thể cho trẻ dùng thêm sữa ngoài nhưng vẫn duy trì một ít sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Ngoài ra, các mẹ cần phải vệ sinh làn da của bé sạch sẽ, tránh tình trạng kích ứng da, khiến da bị tổn thương. Phụ huynh không nên dùng những sản phẩm dưỡng ẩm da cho trẻ không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cho trẻ uống nước đầy đủ và bú sữa mẹ đều đặn (chỉ trường hợp trẻ bị dị ứng sữa mẹ mới giảm bớt lượng sữa lại). Đặc biệt, nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong suốt quá trình điều trị bệnh, cha mẹ cần phải báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết.
Lý do bé bị chàm mãi không khỏi?
Chàm là bệnh lý rất dễ tái phát. Việc điều trị căn bệnh này chỉ dừng lại ở việc giảm nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm chứ không thể loại bỏ hết triệt để căn bệnh này. Thông thường từ 2 – 4 tuổi trẻ sẽ tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, những cơn ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm gây ra khiến trẻ vô cùng khó chịu, mất ngủ, thường xuyên quấy khóc. Trẻ bị chàm không khỏi là do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể khiến bệnh tái phát liên tục.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra, với những trẻ có cơ địa bị dị ứng rất dễ mắc bệnh chàm.
- Cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, hen suyễn, mẩn ngứa,… cũng khiến trẻ mắc phải căn bệnh này.
- Một số yêu tố tác động khiến trẻ bị chàm tái phát trở lại như thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa hóa chất gây kích ứng da,
- Dùng các sản phẩm chữa trị bệnh chàm không phù hợp với làn da của trẻ
- Chế độ ăn uống không hợp lý, cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cao như hải sản, đậu phộng, thịt bò,…
- Mặc quần áo cho trẻ quá chật, dùng bỉm cho bé trong thời gian dài, không thay bỉm thường xuyên cho trẻ
- Sử dụng các loại vải may quần áo cho bé quá cứng, không thấm hút được mồ hôi dẫn đến dễ gây kích ứng
- Vệ sinh da cho trẻ không sạch sẽ, cho bé tiếp xúc trực tiếp với môi trường khói bụi, ô nhiễm
- Dùng các loại lá tự nhiên chữa trị bệnh chàm cho trẻ theo các cách dân gian mà không tham khảo ý kiến bác sĩ
- Tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho bé khiến làn da trẻ bị tái phát bệnh chàm liên tục trong khoảng thời gian dài
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc: Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi? Với căn bệnh này, cha mẹ không nên quá lo lắng, bạn có thể thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh cho bé. Để có thể kiểm soát được bệnh, bạn cần kiên trì điều trị cho trẻ trong khoảng thời gian dài. Nếu sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên bôi da cho bé, phụ huynh cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách
- 3 thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh (dạng kem bôi)
- Cách trị chàm bằng lá muồng trâu giảm hẳn sau 1 tuần