[Cùng tìm hiểu] Cắt amidan khi nào? Phương pháp cắt amidan phổ biến

Cắt amidan khi nào? Theo các chuyên gia, cắt amidan xảy ra khi amidan bị sưng viêm kéo dài. Tùy đối tượng mà bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp

Rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp cắt amidan để sớm loại bỏ khối amidan bị viêm nhiễm gây đau rát, sưng tấy, khó chịu ở cổ họng. Với căn bệnh này, việc lựa chọn thời điểm cắt và phương pháp cắt amidan là rất quan trọng, giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

cắt amidan
Cắt amidan là phương pháp phổ biến hiện nay giúp kiểm soát bệnh viêm amidan hiệu quả.

Cắt amidan khi nào?

Viêm amidan là bệnh lý rất thường hay gặp phải ở trẻ em. Đây là căn bệnh rất dễ tái phát nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Khi mắc bệnh amidan, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như khô họng, đau rát họng, hơi thở có mùi, khó nuốt, giọng nói không rõ ràng, ngủ ngáy, xuất hiện chấm mủ trắng hoặc vàng, sưng tấy cổ họng, suy nhược cơ thể, chán ăn, sụt cân,… Nếu người bệnh không tiến hành chữa trị sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như áp-xe quanh vùng amidan, viêm khớp cấp, rối loạn nhịp thở,…

Cắt amidan là phương pháp cuối cùng giúp người bệnh có thể kiểm soát căn bệnh này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan cũng tiến hành cắt. Nếu bị amidan ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm điều trị. Vì phẫu thuật cắt amidan luôn tiềm ẩn một số biến chứng phức tạp có thể xảy ra như hôn mê, rối loạn đông máu, nhiễm trùng nên người bệnh cần phải thận trọng khi áp dụng phương pháp chữa trị này.

Bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan chỉ được cắt trong những trường hợp sau đây.

  • Viêm amidan tái phát 5 – 6 lần/năm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Viêm amidan kèm theo nhiều biến chứng phức tạp như viêm xoang, viêm tai giữa, thấp tim, viêm cầu thận, viêm khớp,…
  • Amidan có kích thước quá lớn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, cản trở ăn uống, ngủ nghỉ và khiến người bệnh đối diện với tình trạng ngưng thở.
  • Bệnh viêm amidan bị nhiễm khuẩn, có nhiều ngóc ngách chứa các chất tiết ra gây hôi miệng, nuốt nghẹn, nghi ngờ ác tính,…

Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên lựa chọn những địa điểm thăm khám bệnh uy tín, chất lượng. Đồng thời, sau phẫu thuật, người bệnh nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi không nên cắt amidan vì rất dễ gặp phải tình trạng chảy máu do bị amidan xơ dính hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường,…

Các phương pháp cắt amidan phổ biến

Cắt amidan là phương pháp giúp giải quyết các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm amidan và cải thiện tình trạng khó thở, ngưng thở lúc ngủ. Nếu trước đây mọi người tiến hành cắt amidan theo cách truyền thống thì giờ đây, những phương pháp cắt amidan hiện đại được ưu tiên thực hiện bởi ưu điểm tích cực của nó. Phương pháp cắt amidan truyền thống sẽ rất dễ gây đau đớn cho người bệnh và thời gian thực hiện khoảng 1 tiếng. Riêng các cách cắt amidan hiện đại, người bệnh đã có thể phục hồi sức khỏe sau khoảng 2 – 3 tuần. Cụ thể, một số cách cắt amidan phổ biến hiện nay được nhiều người áp dụng.

1. Cắt amidan bằng máy Coblation

cắt amidan
Khối amidan nhanh chóng được loại bỏ và người bệnh phục hồi sức khỏe sớm.

Đây là phương pháp ít gây tổn thương đến các mô xung quanh vùng amidan. Đặc biệt, cắt amidan bằng máy Coblation ít gây đau đớn cho người bệnh, thời gian cắt nhanh. Đồng thời, thời gian cắt nhanh, chỉ khoảng 15 – 30 phút, bệnh nhân đã có thể hoàn thành ca phẫu thuật và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày. Với năng lượng các ion được sử dụng có thể loại bỏ amidan mà không sử dụng nhiệt nên ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

2. Cắt amidan bằng Laser

Phương pháp này sử dụng năng lượng các bước sóng ánh sáng để loại bỏ các khối amidan. Khi thực hiện, người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn, hạn chế được các thao tác nhầm, thời gian thực hiện nhanh chóng. Đặc biệt, cắt amidan bằng Laser sẽ giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa chảy máu trong và sau phẫu thuật. Đồng thời, phương pháp này sẽ không gây nhiễm trùng vết mổ, tránh tổn thương vòm họng, không để lại sẹo, hạn chế tác động tiêu cực đến dây thanh quản.

3. Cắt amidan bằng Sluder

Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan có khối amidan lớn, người bệnh có thể áp dụng cách chữa trị này. Sau khi tiến hành gây mê, các bác sĩ sẽ nhanh chóng cho toàn bộ khối amidan qua cửa sổ của dụng cụ và sử dụng lưỡi dao đè cuống amidan. Đồng thời dùng dụng cụ hỗ trợ để cắt đứt các khối amidan để nhanh chóng đưa chúng ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây nhiều biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, hôn mê,… Do đó, người bệnh cần phải thận trọng khi thực hiện và chỉ nên áp dụng khi được bác sĩ chỉ định.

4. Phương pháp Electrocautery

Phương pháp này sử dụng năng lượng điện để cắt amidan. Ưu điểm vượt trội của cách chữa trị này là giảm mất máu trong suốt quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, Electrocautery có thể gây tổn thương ở các mô xung quanh khối amidan. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đau rát, khó chịu nhiều ở vùng cổ họng. Đây là phương pháp chỉ được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan trong những trường hợp cần thiết.

Lưu ý khi cắt amidan

Để biết bản thân có được áp dụng phương pháp cắt amidan hay không, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh cách chữa trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải trang bị cho mình một số kiến thức trước và sau khi cắt amidan để giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

cắt amidan
Bệnh nhân cần có thời gian nghỉ ngơi sau khi phẫu thuật cắt amidan.
  • Trước khi cắt amidan, người bệnh cần ngưng sử dụng một số loại thuốc chống viêm và tiến hành thực hiện một số xét nghiệm tổng quát theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc không được sử dụng trước khi phẫu thuật vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu như naproxen, aspirin, ibuprofen,…
  • Không được ăn uống bất cứ thứ gì trước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ buồn nôn do thuốc gây mê gây ra
  • Sau khi cắt amidan, người bệnh sẽ được chuyển về phòng hồi sức và nghỉ ngơi trong khoảng 2 – 3 ngày. Đồng thời, bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không được nói chuyện sau khi cắt amidan.
  • Bệnh nhân nên ăn thực phẩm loãng, không được ăn thức ăn cứng gây tổn thương vòm họng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Không được sử dụng những loại thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ,…
  • Không nên căng thẳng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân
  • Uống đủ nước mỗi ngày, không được ăn thức ăn lạnh hoặc uống nước đá
  • Không được chạy nhảy và làm những việc nặng nhọc khiến vết thương bị ảnh hưởng
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo vết thương lành hẳn
  • Trong quá trình nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường, người bệnh nên nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Cắt amidan là phương pháp cuối cùng giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau đớn, khó chịu ở cổ họng do bệnh gây ra. Để đảm bảo an toàn khi cắt, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ chữa trị uy tín, chất lượng và phương pháp cắt phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh hoặc thay đổi thuốc để bệnh chuyển biến nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.