Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Phương pháp, quy trình, chi phí

 Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng là lựa chọn của nhiều người bệnh. Cùng bài viết tìm hiểu thêm về phương pháp, quy trình, chi phí tại đây

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là địa chỉ tin cậy của nhiều người bệnh

Viêm amidanlà một trong những bệnh hay gặp trong nhóm bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Thông thường chỉ những trường hợp người bệnh bị viêm amidan tái phát hơn 6 lần/năm mới được chỉ định cắt bỏ cơ quan này.

Cắt amidan là gì?

Amidan là “cửa chính” ngăn chặn các yếu tố ngoại vi xâm nhập vào đường miệng và hô hấp. Viêm amidan là triệu chứng nhiễm trùng ở amidan dẫn đến hiện tượng sưng viêm và gây đau nhức ở vòm họng. Đa số những đợt viêm amidan đều có thể tự khỏi hoặc phải nhờ đến kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng amidan bị viêm có thể sẽ tái phát nhiều lần và ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Người càng có hệ miễn dịch yếu thì số lần tái phát viêm amidan càng cao.

Amidan sưng to là phản ứng tự vệ của cơ thể khi khu vực hầu họng bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên nếu amidan sưng quá to có thể khiến bệnh nhân sốt cao, nguy cơ nhiễm trùng, từ đó amidan dễ bị viêm mủ, hôi miệng… Lúc này cần điều trị bằng thuốc kháng sinh mới có thể loại bỏ được các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Phẫu thuật cắt amidan là một trong những thủ tục đơn giản giúp loại bỏ amidan nằm ở phía sau cổ họng. Bằng cách này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tái phát viêm amidan thường xuyên, người bệnh không cần sử dụng kháng sinh điều trị lâu dài đến mức kháng thuốc. Cắt bỏ amidan không chỉ giúp điều trị và giải quyết triệu chứng bệnh tái diễn mà còn giúp khắc phục những triệu chứng ở hệ hô hấp như ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy nặng.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân gặp lo ngại về sức khỏe nên không phẫu thuật cắt amidan được. Với trường hợp này, nếu người bệnh bị mắc bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,…cần phải điều trị ổn định và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới được phép phẫu thuật. Trong thời gian theo dõi, nhân viên y tế sẽ thực hiện song song các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh họng, đo huyết áp, đảm bảo bệnh nhân được phẫu thuật trong trạng thái khỏe mạnh nhất. 

Các phương pháp cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Người bệnh được tư vấn phương pháp cắt amidan phù hợp với bệnh trạng tại bệnh viện Tai Mũi Họng

Nhiều năm trước đây, tiểu phẫu cắt amidan thường được thực hiện theo hình thức truyền thống. Người bệnh sẽ được gây mê và trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiến hành khử trùng dao mổ và sau đó trực tiếp cắt bỏ amidan ở vòm họng người bệnh. Thời gian thực hiện phẫu thuật theo phương pháp truyền thống thường mất khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, nhược điểm của phẫu thuật truyền thống là người bệnh có khả năng mất máu và nhiễm trùng sau đó rất cao.

Nhưng nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại mà hiện nay có nhiều phương pháp cắt amidan nhằm giảm thiểu tối đa những biến chứng sau mổ. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng thực hiện tiểu phẫu cắt amidan bằng các phương pháp sau đây:

  • Phương pháp plasma: Điểm nổi bật của phương pháp này là quy trình thực hiện nhanh chóng và ít mất máu. Tuy nhiên nhược điểm là cổ họng bệnh nhân có thể chịu tổn thương từ nhiệt độ cao của tia plasma. 
  • Phương pháp dùng laser: Cắt amidan bằng tia laser có ưu điểm chính là độ chính xác cao. Tuy nhiên hình thức này ít được áp dụng vì nhiệt lượng trong quá trình thực hiện và sau phẫu thuật, người bệnh cảm thấy rất đau.
  • Phương pháp bóc tách: Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống với mức giá thấp và hiệu quả chính xác.  Nhược điểm là mất nhiều thời gian thực hiện và hồi phục, người bệnh có thể bị chảy máu nhiều khi thực hiện phẫu thuật.
  • Phương pháp coblator: Phương pháp phẫu thuật cắt amidan được đánh giá tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm tiến hành nhanh, bệnh nhân ít phải đau và không gây chảy máu. Tuy nhiên mức chi phí sẽ cao hơn so với các phương pháp còn lại.
  • Phương pháp Microdebrider: Ưu điểm của kỹ thuật này là người bệnh không thấy đau, đồng thời khả năng hồi nhanh nhưng bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu rất nhiều khi thực hiện.

Quy trình cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng

quy trình cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Thăm khám và xét nghiệm trước khi cắt amidan để phòng tránh các biến chứng xảy ra

Tùy thuộc vào mỗi phương pháp bệnh nhân lựa chọn mà cách thức thực hiện cắt amidan sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để tiến hành một ca phẫu thuật bất kỳ, bệnh nhân sẽ trải qua các khâu chính là thăm khám – chẩn đoán – phẫu thuật – hồi sức. Quy trình cắt amidan tại Bệnh viên Tai Mũi Họng tương tự, bác sĩ thường sẽ thực hiện các bước theo những tiêu chuẩn sau:

Chuẩn bị trước khi cắt amidan

Để ca phẫu thuật diễn ra thành công và không gây biến chứng sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh khám sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm liên quan. Dựa vào kết quả, nếu sức khỏe của người bệnh đạt chuẩn, họ sẽ đặt lịch hẹn phẫu thuật cụ thể.

Theo quy định, bệnh nhân sẽ trải qua các bước xét nghiệm tiền phẫu thuật để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe ngay tại thời điểm phẫu thuật.  Bao gồm những xét nghiệm chính là:

  • Xét nghiệm máu cơ bản
  • Siêu âm tim và điện tim
  • Xét nghiệm chức năng đông máu
  • Thực hiện siêu âm ổ bụng
  • Cuối cùng là chụp XQ tim phổi. 

Trong quá trình phẫu thuật cắt amidan

Quy trình này bắt đầu bằng việc gây mê trước tiên cho bệnh nhân. Sau đó chuyên viên phẫu thuật sẽ giữ miệng bệnh nhân ở trạng thái luôn mở bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó, tùy thuộc vào từng phương pháp phẫu thuật mà bác sĩ chủ trị phẫu thuật sẽ thực hiện các bước thao tác khác nhau. Trong suốt thời gian phẫu thuật diễn ra, bệnh nhân hoàn toàn không nhận thức được cảm giác đau do tác dụng của thuốc gây mê.

thời gian cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Quy trình cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng thường mất từ 20 – 1h tùy phương pháp

Tùy theo mỗi phương pháp bệnh nhân lựa chọn trước đó mà thời gian phẫu thuật, cũng như cách thức thực hiện sẽ khác nhau. Cụ thể bài viết đề cập đến phương pháp cắt amidan bằng máy Coblation.

Phẫu thuật amidan bằng máy Coblation là phương pháp cắt amidan tốt nhất hiện nay. Không chỉ loại bỏ được các mô hư hỏng mà khi thực hiện, tỷ lệ bỏng và tổn thương đến các mô xung quanh là rất ít. Thời gian cắt amidan theo phương pháp này khá nhanh, khoảng 5 – 7 phút. Nếu cộng thêm thời gian gây mê thì thủ thuật chỉ kéo dài khoảng 15 – 30 phút là tối đa.

Với phương pháp này, các sóng radio cao tần phát ra từ máy sẽ được sử dụng để để ion hóa dung dịch muối. Từ đó giúp các mô được cắt gọn càng bằng ion. Do thủ thuật này thực hiện đơn giản và không cần nhiệt nên thời gian hồi phục sau phẫu thuật là khoảng vài tiếng sau mổ. Sau khi hoàn thành, bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày.

Đối với những phương pháp cắt amidan còn lại, thời gian thực hiện phẫu thuật có thể kéo dài lâu hơn. Đồng thời nguy cơ mất máu nhiều hơn nên bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại bệnh viện ít nhất là 2 – 3 tiếng.

Phục hồi sau cắt amidan

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Bác sĩ cần phải đảm bảo khu vực amidan sau cắt không chảy máu hay có bất thường
  • Bệnh nhân được đưa về giường phải để nằm nghiêng một bên, phía dưới miệng sẽ đặt một khay quả đậu để hứng nước bọt, dãi… Lúc này bệnh nhân sẽ được bác sĩ căn dặn nhổ bỏ hết tất cả các chất dịch chảy ra và để hé miệng để các dịch này chảy tự do chảy vào khay. Bắt buộc bệnh nhân nằm nghiêng để y bác sĩ quan sát rõ tình trạng chảy máu sau phẫu thuật khi nhìn vào khay.
  • Người bệnh được lấy mạch liên tục mỗi giờ một lần trong 3 giờ đầu sau mổ. Đối vối trẻ em, tình trạng mạch mạch đập tăng nhịp và yếu đi có thể xảy ra do trẻ nuốt dịch lẫn máu vào dạ dày khiến bé nôn ra. Cách 1 giờ bác sẽ sẽ trực tiếp soi đèn nhìn kiểm tra vết mổ, nếu máu chảy nhiều cần phải đưa vào phòng mổ cầm máu.
  • Biểu hiện sốt nhẹ và đau họng là bình thường trong 1 – 2 ngày đầu sau mổ.  Người bệnh sẽ được cho sử dụng thuốc chống đau hạ sốt (không nên sử dụng aspirin vì thuốc có thể gây đông máu). Một số biểu hiện khác như đau bụng, nôn ít máu đen hoặc đi phân đen do nuốt phải máu ở cổ họng.
  • Tiến triển chỗ mổ: Trong thời gian 48 tiếng sau mổ, tại hố mổ sẽ có giả mạc trắng phủ lên và hơi thở có mùi hôi là bình thường, triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 10 ngày. Hàng ngày cần tăng cường vệ sinh răng miệng.
  • Bắt đầu từ ngày thứ 7 giả mạc bắt đầu rụng : Nếu như người bệnh nhai thức ăn nhanh hay mạnh quá thì giả mạc có thể rụng sớm và gây chảy máu. 
  • Sau 15 ngày hố mổ sẽ lành hẳn và người bệnh có thể sinh hoạt như bình thường.
  • Chế độ ăn uống sau mổ: Người bệnh có thể uống sữa lạnh hoặc nước đường lạnh có đá sau 3 giờ. Bệnh nhân chỉ được phép ăn thức ăn lỏng, uống sữa và dùng nước súp trong 3 ngày đầu. Những ngày sau tiếp tục ăn các loại thực phẩm mềm như cháo, bột, khoai tán nhuyễn, bún mì nấu. Đến ngày thứ 7 – 8 có thể ăn cơm nát với canh và sau đó ăn uống lại bình thường. Lưu ý vệ sinh răng miệng, súc nước muối sau ăn để làm sạch vùng họng.

Chi phí cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng

Để chuẩn bị trước mức phí cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên y tế tại bệnh viện để được tư vấn cụ thể. Thông thường mức phí dao động trong mức chi phí dịch vụ trọn gói 5 – 6 triệu đồng bao gồm thuốc, tái khám lần đầu miễn phí.

Theo mức phí cắt amidan tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM theo 3 phương pháp chính. Chỉ riêng đối với phí phẫu thuật chưa bao gồm thuốc men, bệnh nhân phải trả:

  • Phẫu thuật cắt amidan bóc tách truyền thống: giá khoảng 5.6 triệu đồng
  • Phẫu thuật cắt amidan công nghệ Plasma: giá khoảng 7,3 triệu đồng
  • Phẫu thuật cắt amidan bằng Coblator hiện đại: giá khoảng 7,8 triệu đồng.

Cắt amidan hết bao nhiêu tiền khi có Bảo hiểm?

Mức chi phí chi trả của Bảo hiểm Y tế (BHYT) khi bệnh nhân cắt amidan phụ thuộc vào việc lựa chọn bệnh viện công hay tư trước đó. Với những bệnh nhân có BHYT và không có BHYT thì chi phí phẫu thuật tại bệnh viện Tai Mũi Họng cũng sẽ khác nhau.

Do bệnh viện Tai Mũi Họng thuộc tuyến bệnh viện công nên khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt amidan, có kèm theo BHYT sẽ được Bảo hiểm chi trả 80%. Đối với những tuyến bệnh viện ngoại tuyến, BHYT chỉ hỗ trợ là 50%. Đối với bệnh nhân không có BHYT thì mức giá được giữ nguyên cho mọi dịch vụ.

Người bệnh sau phẫu thuật trong trường hợp biến chứng, có thể phải nằm viện điều trị lâu hơn sẽ phát sinh thêm một số chi phí. Do đó để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật cắt amidan, người bệnh cũng như gia đình nên chuẩn bị dự phòng để tránh trường hợp bất đắc dĩ.

Sau phẫu thuật cắt amidan bao lâu thì được xuất viện?

Chi phí cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ

Thông thường phẫu thuật cắt amidan chỉ kéo dài tối đang 1 tiếng đồng hồ, người bệnh cần nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 tiếng sau đó thì có thể về nhà. Trong trường hợp sau phẫu thuật, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi hay chảy máu nhiều sẽ được chỉ định ở lại lâu hơn để theo dõi. Thời gian nằm viện tối đa là 1 ngày.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân sử dụng các dịch vụ khác tại bệnh viện Tai Mũi Họng như phẫu thuật thường, phẫu thuật dịch vụ về trong ngày, chế độ Bảo hiểm mà thời gian chờ đợi cũng sẽ khác nhau. Trong trường hợp bạn ở xa thì phải lưu lại bệnh viện 1 đêm và xuất viện vào sáng hôm sau. Và nếu bạn phẫu thuật theo diện BHYT thì phải nằm lại bệnh viện 1 ngày để hoàn tất các hồ sơ bảo hiểm thì mới được xuất viện.

Những tai biến trong phẫu thuật cắt amidan

Cắt amidan tuy được coi là phẫu thuật đơn giản nhưng cũng có những tai biến nghiêm trọng khó xử lý. Cụ thể là  tai nạn choáng, ngất do gây mê, người bệnh gặp biến cố nhiễm khuẩn hoặc chảy máu khó kiểm soát.

 Ngất do gây mê 

Thường xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ. Có hai biểu hiện ngất nguy hiểm là ngất tím và ngất trắng. Trong đó:

  • Ngất tím: Trẻ có biểu hiện ngừng thở, da mặt bầm tím, đôi mắt mở to và đỏ ngầu, đồng tử giãn và môi tím tái. Nguyên nhân có thể là do thủ thuật banh miệng quá căng đẩy lưỡi tụt sâu xuống họng khiến trẻ nghẹt thở và do co thắt thanh quản. Trẻ được hô hấp nhân tạo kịp thời có thể vượt qua.
  •  Ngất trắng (ít gặp): Trẻ bất tỉnh khi mới ngửi thuốc mê, làn da mặt trắng bệch. Ngất do ngừng tim nguyên phát thường không cứu chữa được. 

Biến chứngnhiễm khuẩn

Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh bị viêm amidan giai đoạn cấp chưa ổn định. Ngoài ra tình trạng này cũng thường gặp ở bệnh nhân có đề kháng yếu, hoặc do kỹ thuật chưa chính xác gây ra thương tổn cho vùng mổ. Những trường hợp nhiễm khuẩn phổ biến là:

  • Viêm hố mổ : Vùng trụ màn hầu tấy đỏ và phù nề mạnh, xuất hiện các giả mạc dầy và màu xám lan rộng khắp khu vực buồm hàm, sưng đau các hạch cổ, người bệnh sốt cao.
  • Viêm tai giữa cấp tính, thường xảy ra ở những trường hợp cắt amidan kèm thêm nạo VA. Sau phẫu thuật bệnh nhân có biểu hiện sốt cao và bị đau tai.
  • Viêm phế quản thường xảy ra ở trẻ nhỏ do hít thở hoặc nuốt phải máu và chất bẩn trong khi gây mê và cắt amidan.
  • Nhiễm khuẩn huyết do viêm tắc mạch cảnh : Triệu chứng sốt cao và rét run, vùng cổ sưng tấy, cấy máu có vi khuẩn, phủ tạng suy yếu. Khả năng tử vong cao nếu không được xử lý lọc máu sớm.

Biến chứng chảy máu

Tình trạng chảy máu là biến chứng phổ biến thường gặp sau phẫu thuật cắt amidan, nhất là đối với phương pháp truyền thống. Do khác với các phẫu thuật ở bụng, ở chi, thông thường sẽ được thắt mạch và khâu vết mổ. Nếu như cắt amidan còn sot hoặc thao tác làm tổn thương các mao mạch lân cận sẽ gây chảy máu. 

Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương đưa ra khuyến cáo với cộng đồng, nếu như người bệnh có biểu hiện đau sưng vùng họng thì nên thăm khám chuyên khoa ngay. Thông qua khám lâm sàng, bệnh nhân được xác định nhiễm bệnh do vi khuẩn hay virus mới có thể đưa ra hướng điều trị hợp lý. Do khi nhiễm virus người bệnh không cần điều trị kháng sinh, còn nếu bị nhiễm trùng sẽ được kê đơn kháng sinh phù hợp. Việc tự tiện mua kháng sinh uống khi viêm amidan sẽ tạo thói quen xấu, dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh rất cao.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có nhìn nhận rõ hơn về quy trình và chi phí cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng. Để chuẩn bị phẫu thuật tốt nhất, bạn cần thăm khám để nhận được tư vấn cụ thể phương pháp cắt amidan phù hợp. Lúc này các bác sĩ sẽ liệt kê một số điều bạn nên thực hiện trước khi phẫu thuật như kiêng cữ, dùng thuốc, hay vệ sinh cổ họng như thế nào để quy trình diễn ra thành công.