[Bất ngờ] Với 10+ bài thuốc trị bệnh từ cây cối xay ít người biết
Cây cối xay là một loại thảo dược qúy, có nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa điếc tai, chữa sỏi thận,… Dưới đây là bài thuốc cụ thể:
Cây cối xay là loài thực vật thân cỏ mọc hoang dại tại khá nhiều địa phương của nước ta. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng loài cây dễ bắt gặp và tưởng chừng chỉ là cỏ dại này lại là một thảo dược quý, có giá trị cao. Cây cối xay có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu. Lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích. Vỏ làm se và lợi tiểu. hạt có tác dụng kích dục, nhuận trang và làm dịu kích thích. Nước hãm rễ có thể giảm sốt. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại thảo dược này trong bài viết dưới đây:
Cây cối xay là gì? Thông tin về cây cối xay
Cây cối xay được biết đến với nhiều tên gọi, tuỳ nơi mà nó được gọi là kim hoa thảo, cây dằng xay, mãnh thảo hoặc nhĩ hương thảo,… Đây là loài cây thuộc họ Cẩm Quỳ (Malvaceae) hay còn gọi là họ Bông tại Việt Nam.
Đặc điểm
Cối xay là thực vật thân cỏ có dáng nhỏ, hay mọc thành bụi, cao trung bình khoảng 1 – 1.3m. Bề mặt được phủ một lớp lông măng mỏng, lá cây mềm, gân lá hình mạng lưới rộng chừng 10cm. Hoa màu vàng đậm, thường mọc ở kẽ các lá của cây. Hoa cối xay khi kết quả tạo thành từng khía nang họp khít nhau tạo thành hình dáng khá giống chiếc cối xay. Do vậy mà dân gian đặt tên cho loại cây này là cây cối xay. Hoa của cây cối xay nở vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm và mùa quả rơi vào khoảng tháng 4 đến tháng 6.
Phân bố
Cây dằng xay thường mọc hoang dại bên vệ đường, mương nước, bãi hoang, bờ rào,… Loại cây này xuất hiện phổ biến tại các nước châu Á nhiệt đới. Tại nước ta, cối xay phân bố rộng rãi tại nhiều địa phương trên cả nước.
Thu hái và sơ chế
Cây cối xay thường được thu hái vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm khi cây đã ra quả. Cối xay sau khi được thu hái sẽ đem rửa sạch đất cát, cắt thành các khúc ngắn và đem phơi dùng dần. Ngoài ra, người ta cũng có thể sử dụng trực tiếp cối xay khi còn tươi.
Bảo quản
Dược liệu cối xay sau khi phơi khô có thể để được trong thời gian dài nếu chú ý bảo quản tốt. Phù hợp nhất là để tại những khu vực thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm thấp mối mọt dễ làm suy giảm chất lượng.
Thành phần hoá học
Tinh dầu cây cối xay có chứa các chất borneol, oxyd, geranuol, caryophyllen, alemen, feranyl aceta,… Hạt cây chứa thêm các chất 1.6% raffinose và 4.21% là dầu nửa khô với các glycerid của linileic acid chiếm chủ đạo. Lá cây cối xay chứa chất nhầy, rễ mang nhiều dầu béo.
Đây là các hoạt chất có khả năng chống viêm nhiễm và sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại. Nhờ vậy nên có nhiều tác dụng tích cực khi điều trị các bệnh liên quan.
Tác dụng dược lý của cối xay
Theo các nghiên cứu Đông y, cây cối xay có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, long đàm, hoạt huyết, tán phong và giải độc trong cơ thể. Do vậy nên nó được dùng trong các trường hợp đau đầu, cảm mạo, dị ứng, tiểu tiện rát buốt,…
Trong khi đó, theo Tây y, cối xay là dược liệu có nhiều tác dụng đẩy lùi độc tố, tiêu viêm. Nó được sử dụng để điều chế các loại thuốc trị bệnh rất hiệu quả.
Hạ sốt
Theo các tài liệu y khoa của Ấn Độ, dịch được lấy từ cây cối xay có khả năng hạ nhiệt, tác động vào hệ thần kinh trung ương. Vì vậy mà giúp cơ thể hạ sốt, giảm đau nhức.
Chống viêm tiêu sưng
Theo kết quả của mô hình thí nghiệm gây viêm trên bàn chân của chuột, cây cối xay có tác dụng ức chế viêm hiệu quả tới 84,4% so với các nhóm thuốc khác. Cũng tại một nghiên cứu khác, người ta đã phát hiện ra tác dụng nhanh chóng của cối xay đối với bệnh nhân bị viêm đau khớp.
Điều trị viêm loét dạ dày
Dạ dày bị viêm loét là căn bệnh tiêu hoá ngày càng phổ biến, hầu hết người trưởng thành đều dễ mắc phải loại bệnh này. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày chủ yếu là do sự mất cân bằng môi trường bên trong của dạ dày. Trong khi đó, dịch chiết từ cây cối xay khi được thử nghiệm trên chuột đã nhanh chóng làm dạ dày giảm tiết acid, khiến vết loét dần được phục hồi.
Ngoài ra, cây cối xay cũng có nhiều tác dụng tốt cho bệnh nhân khi mắc các căn bệnh như đái tháo đường, sỏi thận, mụn nhọt. Khi táo bón dùng nước cối xay cũng khiến nhuận tràng và dễ đi ngoài hơn.
Các bài thuốc hay với cây cối xay
Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết đến công dụng trị bệnh của cây cối xay. Chính vì vậy mà vị thuốc này được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến trong các bài thuốc sau đây.
Điều trị các chứng bệnh cảm, sốt, đau nhức do trúng phong nhiệt
Bài thuốc trị các chứng bệnh của phong nhiệt sử dụng cây cối xay là vị thuốc chủ đạo với 2 cách làm. Cụ thể như sau:
- Cách 1: Chuẩn bị 12 đến 16gr cối xay, 12gr hoa kim ngân, 6gr bạc hà, 8gr lá tre và 8gr là kinh giới. Đem các vị thuốc này sắc nhỏ lửa với 750ml nước đến khi cạn còn 1/3, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.
- Cách 2: Lấy 20gr cối xay, 20gr chỉ thiên, 5gr cam thảo, 10gr bạc hà và 3 lát gừng tươi. Đem sắc lên thành nước uống, áp dụng liên tục cách làm này trong vòng từ 3-5 ngày sẽ thấy khỏi bệnh.
Chữa ù tai, đau tai, điếc tai
Để chữa ù và đau tai, lấy 60gr cối xay đem nấu với thịt lợn. Nếu bị tật tai điếc thì lấy phần rễ cây cối xay, kết hợp vọng giang nam và mộc hương với liều lượng tương tự đem nấu chung với đuôi lợn. Ngoài ra, khi bị giảm thính lực cũng có thể lấy 30gr quả cối xay hoặc 60gr thân cây tươi đem nấu thành canh hoặc súp với thịt lợn nạc.
Chữa bệnh sỏi thận
Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận sử dụng cả lá, hoa, quả của cây cối xay đã phơi khô. Hàng ngày sắc dược liệu này với 1,5l nước. Chia thành từ 2 đến 3 phần nước và dùng trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng sẽ thấy tình trạng này được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hiện tượng đau buốt do sỏi thận.
Cải thiện tình trạng bí tiểu, tiểu buốt, khó tiểu do thấp nhiệt
Đem 30gr cối xay, 20gr rễ tranh, 20gr bông mã đề, 12gr râu ngô, 12gr rau má, 8gr cỏ mần trầu sắc cùng 650ml nước đến cạn còn 1/3. Chia ngày uống 2 lần trước khi ăn cơm, áp dụng trong vòng 10 ngày.
Chữa đau xương khớp
Lá cây cối xay phơi khô, rễ cây trinh nữ mỗi loại lấy 5gr, lấy các vị thuốc khác là muống biển, lá lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt mỗi loại 3gr. Đem sơ chế và thái nhỏ rồi phơi khô, hãm thành nước uống thay trà liên tục trong vòng 1 tháng.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Dùng 200gr rễ cây cấy xay đem sắc thật đặc, lấy khoảng 1 chén thuốc và uống nóng. Còn lại sử dụng để xông hậu môn và ngâm rửa khi nước nguội hơn. Tiến hành liên tục khoảng 5 – 6 lần mỗi ngày sẽ thấy trĩ bớt đau nhức nhiều.
Cải thiện bệnh mề đay
Với người bị lên mề đay, lấy 30gr cây cối xay hàm chung với 100gr thịt lợn nạc và ăn với cơm. Duy trì cách làm này trong khoảng từ 7 – 10 ngày sẽ thấy mề đay dần biến mất.
Chữa kiết lỵ
Cây cối xay được xem là vị thuốc chữa trị kiết lỵ khá hiệu quả và đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị 30gr cối xay đem sắc với 30gr hoa mào gà thành nước thuốc, ngày dùng 3 lần đến khi bệnh khỏi dứt điểm.
Chữa bệnh phù thũng
Phù thủy hay sưng phù nề là căn bệnh do chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong các mô tế bào gây nên. Các bộ phận thường xuất hiện phù thũng là cánh tay và bàn tay, chân, mắt cá và bàn chân.
Để điều trị bệnh này, cần dùng đến 8gr lá cây cối xay, 12gr rễ thóc lép đem sắc với 300ml nước trong vòng nửa giờ. Lấy phần nước chia uống 3 lần/ngày, thực hiện đều đặn trong 10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Loại bỏ vàng da do viêm gan
Vàng da là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân bị viêm gan, khiến cơ thể trở nên thiếu sức sống và ốm yếu hơn. Với bệnh này, lấy 30gr cây cối xay đem sắc cùng 30gr nhân trần thành nước uống thay trà mỗi ngày. Áp dụng phương thuốc này trong vòng 30 ngày sẽ thấy da dẻ dần trở lại bình thường.
Điều trị mụn nhọt
Mụn nhọt là vấn đề dễ gặp phải, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, khi cơ thể dần thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, thay vì phải tốn hàng trăm nghìn hoặc vài triệu đồng để mua những sản phẩm điều trị đắt tiền mà chưa chắc có hiệu quả thì bạn có thể sử dụng cây cối xay.
Với công dụng giải độc, chống viêm, cối xay sẽ giúp các vấn đề về mụn của bạn được cải thiện tích cực hơn. Chỉ cần lấy một nắm lá cây cối xay rửa sạch, đem giã rồi vắt nước cốt và thoa lên vết mụn nhọt. Sau khoảng thời gian 15 đến 20 phút thì rửa lại mặt. Vết mụn sẽ se đầu lại, bớt sưng tấy và nhanh lành hơn. Bạn cũng có thể bôi lên cả mặt để giúp làn da mịn màng hơn
Lưu ý khi dùng cây cối xay chữa bệnh
Cây cối xay được xem là vị thuốc nam hữu ích và đầy công dụng tốt nhưng nó cũng có thể gây hại nếu sử dụng sai cách, quá liều. Đặc biệt, không nên sử dụng loại cây này với các đối tượng sau đây:
- Người bị bệnh thận hư, tiểu nhiều và liên tục, nước tiểu màu trong.
- Người có các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.
- Người đang bị tiêu chảy hoặc đi đại tiện ra phân lỏng.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú.
Cối xay là vị thuốc nam đem đến nhiều giá trị và lợi ích sức khỏe to lớn cho con người nếu chúng ta sử dụng hợp lý và đúng cách. Mong rằng với những chia sẻ về công dụng và cách dùng của cây cối xay trên đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích với bạn đọc.