[Bật mí] 7+ Cách chữa ho bằng quả lê đơn giản, hiệu quả ít người biết
Với nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, hiệu quả cao, chi phí thấp. Cách chữa ho bằng quả lê được rất nhiều người tin tưởng áp dụng tại nhà.
Công dụng chữa ho khan, ho có đờm của quả lê
Quả lê còn được gọi là mật văn, ngọc nhũ và khoái quả. Lê không chỉ là loại trái cây thông thường mà còn được xem là vị thuốc quý và có nhiều công dụng chữa bệnh.
Theo y học cổ truyền, loại quả này có vị ngọt, hơi chua, tính mát, tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, sinh tân dịch, tiêu độc và tiêu đờm. Chính vì vậy lê thường được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến phế (phổi) như ho khan, ho gió và ho có đờm.
Ngoài ra lê còn chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, bao gồm canxi, phốt pho, chất xơ, axit amin, vitamin và một số chất chống oxy hóa. Những thành phần này có thể tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng hô hấp và nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra với tính mát, tác dụng tiêu đờm và sinh tân dịch, quả lê còn có khả năng cải thiện đau rát cổ họng, giảm khát do sốt cao và trừ đờm ứ ở cổ họng.
Cách chữa này có độ an toàn cao và ít gây kích ứng, do đó có thể áp dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có cơ địa nhạy cảm. Nhờ tận dụng dược tính tự nhiên của lê nên mẹo chữa này thường không làm phát sinh tác dụng phụ hay gây ra hiện tượng “lờn thuốc” như thuốc Tây Y.
Tuy nhiên cách dùng quả lê chữa ho chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Vì vậy bạn nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
7 Cách chữa ho bằng quả lê đơn giản dễ thực hiện
Nhân dân thường chữa ho khan và ho có đờm bằng cách chưng lê với đường phèn, kết hợp với gừng, mật ong, vỏ quýt và một số thảo dược khác.
Dưới đây là 7 mẹo dùng quả lê chữa ho được nhiều người thực hiện:
1. Chữa ho bằng quả lê và đường phèn
Chữa ho bằng quả lê và đường phèn là một trong những mẹo chữa được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài tác dụng của quả lê, đường phèn cũng có công dụng trị ho do viêm họng và viêm phế quản.
Theo dân gian, đường phèn có vị ngọt thanh, tính mát, tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt và nhuận phế. Vì vậy kết hợp lê và đường phèn có thể tăng tác dụng giảm ho do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 quả lê, sau đó cắt bỏ phần cuống
- Khoét lõi bỏ phần hạt, rồi cho vào 1 ít đường phèn
- Đem quả lê chưng cách thủy
- Sau đó uống nước bên trong và ăn cả cái
- Dùng mỗi ngày 1 – 2 quả cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn
Mẹo dùng quả lê và đường phèn thích hợp với người bị ho khan do phế nhiệt và chứng ho ở phụ nữ mang thai.
2. Quả lê và củ cải chữa chứng ho lâu ngày
Củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, tính bình, tác dụng long đờm, sát khuẩn và trừ viêm. Vì vậy kết hợp củ cải và quả lê có thể làm giảm chứng ho khan và ho gió lâu ngày không khỏi. Ngoài tác dụng giảm ho, bài thuốc này còn có thể ức chế một số virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Thực hiện:
- Chuẩn bị củ cải trắng và quả lê (đã bỏ hạt) mỗi thứ 1kg, sữa đặc, mật ong và gừng sống mỗi thứ 250g.
- Đem lê, gừng và củ cải rửa sạch rồi vắt nước để riêng.
- Cho nước củ cải vào nồi đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa đến khi nước sền sệt như keo thì cho các nguyên liệu còn lại vào.
- Khuấy đều và đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp chuyển thành dạng sệt thì tắt bếp
- Để nguội rồi cho vào bình
- Trước khi ăn, dùng uống 1 thìa
Ngoài tác dụng giảm ho kéo dài, ho có đờm đặc, cách chữa này còn thích hợp với người ho lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, tiểu tiện vàng, táo bón và ăn uống kém.
3. Gừng và quả lê chữa ho do lạnh
Bài thuốc từ gừng và quả lê thích hợp với người bị ho do lạnh. Gừng có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng làm ấm phế, giảm ho, chống buồn nôn và kích thích tiêu hóa.
Kết hợp gừng tươi và quả lê có thể giảm chứng ho do nhiễm phong hàn, đồng thời cải thiện một số triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi, chảy nước mũi và chán ăn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch quả lê và cắt phần cuống
- Nạo bỏ phần hạt bên trong, sau đó xắt sợi gừng và cho vào
- Có thêm 1 ít đường phèn/ mật ong vào
- Đem chưng cách thủy rồi dùng ăn cả nước lẫn cái
Khi áp dụng cách chữa ho bằng quả lê và gừng, cần hạn chế uống nước đá, ăn kem lạnh và giữ ấm cơ thể.
4. Chữa ho cho bé bằng quả lê và mật ong
Để chữa ho cho bé, bạn có thể kết hợp quả lê và mật ong. Hai nguyên liệu này đều có vị ngọt dịu, mùi thơm dễ chịu nên rất dễ uống, phù hợp với trẻ nhỏ và phụ nữ đang trong giai đoạn ốm nghén. Ngoài tác dụng chữa ho của quả lê, mật ong còn có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm tình trạng mất tiếng và khàn tiếng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lê, gọt bỏ vỏ rồi cắt phần thịt thành khối vuông vừa phải
- Cho lê vào chén, thêm vào khoảng 3 thìa mật ong nguyên chất
- Sau đó đem hấp vào nồi cơm hoặc chưng cách thủy
- Khi chín, đem ra ngoài để nguội bớt rồi cho trẻ uống nước và ăn cái để giảm ho và đau cổ họng
Với những trẻ chưa mọc răng hoặc có sức nhai kém, bạn có thể ép quả lê lấy nước rồi hòa với 1 ít mật ong và cho trẻ uống trực tiếp.
Có thể bạn quan tâm: Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho trẻ
5. Bài thuốc chữa ho bằng quả lê và ngó sen
Ngó sen (liên ngẫu) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho và trị cảm cúm. Bài thuốc từ quả lê và ngó sen có tác dụng chữa ho do cúm, ho lâu ngày và ho ra máu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị ngó sen 500g (bỏ đốt, lọc vỏ và đem giã nhuyễn rồi vắt lấy nước)
- Dùng 500g quả lê đem bỏ hạt rồi vắt lấy nước
- Hòa 2 thứ nước với nhau rồi uống thay nước và dùng hết trong ngày
6. Chữa ho có đờm bằng quả lê và vỏ quýt
Mẹo dùng quả lê kết hợp với vỏ quýt thích hợp với người bị ho do viêm họng mãn tính, ho gây mất tiếng và khản tiếng. Ngoài tác dụng chữa bệnh của quả lê, vỏ quýt (trần bì) cũng có một số công dụng đối với sức khỏe như tiêu đờm, điều hòa khí huyết và giảm ho.
Thực hiện:
- Dùng vỏ quýt khô 20g và 2 quả lê (ép lấy nước)
- Sau đó cho nước ép quả lê sắc với vỏ quýt và dùng uống trong ngày
- Nên dùng đều đặn 1 lần/ ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn
7. Cách trị ho bằng quả lê và la hán quả
La hán quả và quả lê đều có vị ngọt, tính mát, tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho và tiêu đờm. Kết hợp 2 dược liệu này có thể giảm chứng ho khan do viêm thanh quản, cảm lạnh hoặc ho có đờm do viêm phế quản, viêm họng và cảm cúm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị ½ quả la hán và 1 quả lê (bỏ hạt)
- Đem thái nhỏ nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống
Ngoài tác dụng giảm ho và tiêu đờm, cách chữa này còn giúp thông cổ họng và ngăn ngừa khàn giọng, mất tiếng ở người có tính chất công việc phải giao tiếp thường xuyên như giáo viên, nhân viên bán hàng,…
Dùng quả lê chữa ho cần lưu ý điều gì?
Chữa ho bằng quả lê là biện pháp điều trị tại nhà được nhiều người áp dụng. Cách chữa này không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân mà còn được chứng minh thông qua một số nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên để đạt được kết quả cao khi điều trị, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Lê có tính hàn nên tránh dùng cho người bị tiêu chảy và đau bụng do lạnh.
- Cách chữa ho bằng quả lê chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm ho khan và ho có đờm. Nếu ho do nhiễm vi khuẩn, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Ho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác – do nhiễm lạnh hoặc do phế nhiệt. Vì vậy bạn nên xác định đúng thể bệnh để áp dụng bài thuốc thích hợp.
- Bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ nhằm làm dịu cổ họng, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
- Quả lê không chứa độc nên có thể dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có cơ địa nhạy cảm. Tuy nhiên các dược liệu kết hợp với quả lê có thể gây dị ứng. Vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng các cách chữa này.
Bài viết đã tổng hợp 7 cách chữa ho bằng quả lê được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên để đạt được kết quả điều trị tối ưu, bạn nên áp dụng mẹo chữa này với chế độ chăm sóc hợp lý và sử dụng thuốc theo hướng dẫn.