[Thử ngay] 5+ Cách chữa viêm amidan bằng lá tía tô siêu đơn giản
Chữa viêm amidan bằng lá tía tô tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Cải thiện nhanh chóng tình trạng cổ họng sưng nóng, đau rát, đờm đặc, ho nhiều.
Tìm hiểu tác dụng chữa viêm amidan của lá tía tô
Amidan là hạch lympho nằm ở cổ họng giữ chức năng bắt giữ, tiêu diệt virus, nấm, vi khuẩn nhằm ngăn chặn nhiễm trùng và bảo vệ hệ hô hấp dưới. Tuy nhiên, cơ quan này cũng có thể bị tổn thương và viêm nhiễm do sự tấn công quá mức của các tác nhân có hại.
Viêm amidan thường gây đau cổ họng, ho, khó nuốt, nhức đầu, sốt, hơi thở có mùi hôi và khàn giọng. Ngoài việc sử dụng thuốc, dùng các thảo dược nhiên như lá tía tô, diếp cá, trầu không,… cũng có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Bên cạnh đó, việc phối hợp sử dụng thuốc cùng với thảo dược còn hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị và giảm nguy cơ kháng thuốc.
Dùng lá tía tô trị viêm amidan, viêm họng là mẹo chữa từ dân gian. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay nhẹ, mùi thơm, tính ấm, tác dụng tiêu đờm, giải uất, trị ho và tán phong hàn. Nhân dân thường sử dụng món cháo tía tô và một số bài thuốc từ thảo dược này để giải cảm, trị rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh ở đường hô hấp trên như viêm họng, cảm cúm, viêm amidan, viêm thanh quản,…
Lợi ích của lá tía tô đối với sức khỏe không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân mà đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất quercetin, acid rosmarinic,… trong thảo dược này có tác dụng chống dị ứng và kháng viêm. Ngoài ra với hàm lượng vitamin C và các khoáng chất dồi dào, lá tía tô còn giúp cải thiện chức năng miễn dịch và giảm mệt mỏi.
Tuy nhiên, mẹo chữa viêm amidan bằng lá tía tô chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng khó chịu như đau họng, ho, ứ đờm, khàn giọng,… Vì vậy để điều trị bệnh dứt điểm, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
5+ Mẹo chữa viêm amidan bằng lá tía tô siêu đơn giản
Lá tía tô không chỉ là vị thuốc nam mà còn là một loại rau ăn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng cháo tía tô, dùng tía tô ăn sống hoặc sử dụng bài thuốc từ thảo dược này để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm amidan. Dưới đây là một số mẹo chữa viêm amidan bằng lá tía tô siêu đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà:
1. Ăn lá tía tô tươi chữa viêm amidan
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể nhai trực tiếp lá tía tô để giảm đau họng và ho do viêm amidan, viêm họng gây ra. Khi nhai nên ngậm nuốt nước để các hoạt chất của thảo dược thẩm thấu sâu vào bên trong niêm mạc họng. Thực hiện mẹo chữa này đều đặn 3 – 4 lần/ ngày có thể giảm tình trạng viêm, sưng đỏ, đau rát và khó chịu ở amidan.
Nếu cổ họng đau nhiều đi kèm với tình trạng đờm ứ và ho, có thể nhai lá tía tô cùng với một ít muối biển. Muối có tác dụng chống viêm và sát trùng mạnh, đồng thời hỗ trợ giảm ngứa và đau rát vùng cổ họng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 3 – 4 lá tía tô và để ráo nước
- Nhai trực tiếp (nên nuốt cả bã)
- Có thể cho vào một vài hạt muối biển
Mẹo chữa này tương đối đơn giản nhưng đem lại hiệu quả khá rõ rệt. Ngoài tác dụng chữa viêm amidan, bạn cũng có thể nhai lá tía tô cùng với muối biển để chữa viêm họng, ho và phòng ngừa các bệnh hô hấp trên khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
2. Uống trà tía tô giảm đau họng do viêm amidan
Uống 1 tách trà tía tô ấm có thể làm dịu vùng cổ họng sưng nóng, giảm ho, ngứa ngáy và hỗ trợ làm loãng dịch đờm ứ. Ngoài ra, loại trà này còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng, giảm mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Mẹo chữa viêm amidan bằng trà tía tô thích hợp với trẻ nhỏ và người không thể ăn lá tía tô tươi. Ngoài ra, uống trà tía tô đều đặn còn giúp nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp trên thường gặp.
Hướng dẫn cách pha trà tía tô trị viêm amidan:
- Rửa sạch 1 nắm lá tía tô tươi cùng với nước muối pha loãng
- Sau đó vớt ra và để ráo nước
- Vò xát lá tía tô, cho vào tách và hãm với 300ml nước ấm
- Khi uống, có thể cho vào vài thìa mật ong hoặc đường phèn để tạo vị ngọt
- Hoặc bạn cũng có thể dùng lá tía tô sấy khô để pha trà
3. Chữa viêm amidan bằng lá tía tô và gừng tươi
Cách chữa viêm amidan bằng lá tía tô và gừng tươi (sinh khương) thích hợp với những trường hợp cổ họng đau rát, ngứa ngát, đờm đặc và ho nhiều. Cả hai thảo dược này đều có tính ấm, tác dụng tiêu đờm, chống ho và giải cảm. Ngoài ra, gừng tươi còn có khả năng kháng khuẩn mạnh, chống viêm và giảm buồn nôn.
Áp dụng mẹo chữa này đều đặn trong 3 – 5 ngày có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu ở cổ họng do viêm họng và viêm amidan gây ra. Ngoài ra, lá tía tô và gừng tươi còn có giúp làm ấm phế và tăng cường sức đề kháng.
Hướng dẫn cách chữa viêm amidan bằng lá tía tô và gừng tươi:
- Rửa sạch 1 nắm lá tía tô và 2 củ gừng tươi
- Đun sôi 500ml nước, sau đó cho lá tía tô và gừng tươi xắt lát vào
- Đun trong vòng 5 phút và tắt bếp
- Chia nước thành 3 – 4 lần uống và dùng hết trong ngày
4. Cháo tía tô giải cảm, trị viêm amidan
Cháo tía tô được biết đến với công dụng giải cảm, giảm mệt mỏi, ho và đau rát cổ họng. Ngoài ra, bổ sung món cháo này trong thời gian điều trị viêm amidan còn hỗ trợ phục hồi sức khỏe, giảm tình trạng chán ăn, ăn uống kém và tăng cường sức đề kháng.
Khi chế biến cháo tía tô, nên bổ sung thêm gừng tươi, hành và trứng gà để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do viêm amidan gây ra và rút ngắn thời gian điều trị.
Cách nấu cháo tía tô trị viêm amidan và giải cảm:
- Chuẩn bị trứng gà (nếu có), 50g gạo tẻ, 1 nắm lá tía tô tươi, gừng và gia vị
- Vo gạo và đun nhừ với 400ml nước
- Rửa sạch lá tía tô, cắt nhỏ và gừng tươi xắt sợi
- Khi cháo chín, cho trứng gà vào khuấy đều
- Sau đó tắt bếp, thả gừng xắt sợi và lá tía tô vào
- Nên dùng món cháo này khi còn nóng
5. Bài thuốc tía tô và thảo dược khác
Với những trường hợp viêm amidan bị ho nhiều, cổ họng đau rát, khàn tiếng, cơ thể uể oải, đau đầu,… có thể áp dụng các bài thuốc phối hợp lá tía tô (tô diệp) với một số thảo dược khác.
- Bài thuốc trị viêm amidan từ tô diệp và hoa khế, hoa đu đủ đực: Chuẩn bị đường phèn 15g, hoa đu đủ đực, hoa khế và lá tía tô mỗi thứ 5g. Đem rửa sạch dược liệu, để ráo và cho vào chén. Giã nát đường phèn, cho vào chén cùng với dược liệu và hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút. Để nguội và chắt lấy phần nước uống, dùng liên tục 3 lần/ ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
- Bài thuốc chữa viêm amidan gây ho, khàn giọng: Dùng chè xanh 3g, mận tươi 30g, đại táo 5 quả và lá tía tô 6g. Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc kỹ. Ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
- Bài thuốc trị ho, viêm amidan từ lá tía tô và vỏ quýt: Chuẩn bị vỏ quýt 6g, lá tía tô 8g, cam thảo 4g, hương phụ 8g. Đem các vị rửa sạch, cho vào ấm và đun sôi. Nên chia nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày và dùng liên tục trong vòng vài ngày.
- Bài thuốc trị viêm amidan gây ho, ứ đờm ở cổ họng: Dùng hạnh nhân và bán hạ mỗi thứ 12g, lá tía tô và gừng tươi mỗi thứ 8g. Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm và sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc chữa viêm amidan, cảm mạo bằng lá tía tô: Chuẩn bị bạch giới tử và la bặc tử mỗi thứ 8 – 12g, tô tử 6 – 12g. Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang. Bài thuốc này còn có tác dụng trị viêm phế quản cấp và các bệnh lý ở đường hô hấp trên.
Lưu ý khi chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Lá tía tô (tô diệp) là thảo dược tự nhiên có tác dụng long đờm, giải cảm, tiêu viêm và giảm ho. Thảo dược này không chỉ có đặc tính dược lý đa dạng mà còn có độ an toàn cao, dễ tìm và chi phí thấp. Chính vì vậy, cách chữa viêm amidan bằng tô diệp được áp dụng khá phổ biến.
Tuy nhiên khi áp dụng mẹo chữa này, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
- Mẹo chữa viêm amidan bằng lá tía tô chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy, nên phối hợp với sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để trị bệnh dứt điểm. Phụ thuộc quá mức vào các mẹo chữa dân gian có thể làm gián đoạn quá trình điều trị hoặc có thể khiến bệnh chuyển biến xấu hơn.
- Cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên có tác dụng chậm. Do đó, nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần trong liên tục 5 – 7 ngày để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
- Lá tía tô có thể gây dị ứng và kích ứng đối với một số người có cơ địa nhạy cảm. Nếu nhận thấy da ngứa ngáy, nổi mề đay, đau bụng và tiêu chảy, nên ngưng áp dụng mẹo chữa này.
- Bên cạnh các phương pháp điều trị, nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ giảm viêm amidan như súc miệng với nước muối, dùng máy tạo độ ẩm, thiết bị lọc không khí và giữ vệ sinh răng miệng.
- Trong thời gian điều trị, nên giữ ấm cơ thể, ngủ đủ giấc và tránh lao động nặng. Đồng thời nên ăn uống điều độ, tránh giao tiếp và la hét thường xuyên.
- Đối với những trường hợp bệnh tái phát nhiều lần gây phì đại amidan, có thể cân nhắc phẫu thuật cắt amidan và nạo VA.
Điều trị viêm amidan bằng lá tía tô là mẹo chữa đơn giản, an toàn và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên để điều trị bệnh dứt điểm, cần phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm: Cách chữa viêm amidan bằng mật ong giảm nhanh triệu chứng bệnh