Chữa viêm họng bằng quả sung : Đối tượng, cách dùng, lưu ý

Chữa viêm họng bằng quả sung có hiệu quả không? Áp dụng cho đối tượng nào? Cần lưu ý những gì về cách dùng? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp.

So với một số mẹo chữa dân gian khác, chữa viêm họng bằng quả sung hiện nay vẫn chưa phổ biến. Tuy nhiên, những người sử dụng biện pháp này đều cho những phản hồi tích cực. Quả sung không chỉ cải thiện tình trạng đau, sưng do viêm họng gây ra mà còn giúp lợi tiểu, nhuận phế và tiêu độc cho cơ thể.

Chữa viêm họng bằng quả sung có hiệu quả không?
Chữa viêm họng bằng quả sung có hiệu quả không?

Chữa viêm họng bằng quả sung có hiệu quả không?

Viêm họng là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc do tiếp xúc với người mắc bệnh trước đó. Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh là đau rát vòm họng, khó nuốt, ho khan hoặc ho có đờm, đôi khi sốt nhẹ, người mệt mỏi,…

Bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu ăn uống đầy đủ chất và thay đổi một số thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh chuyển nặng cần được theo dõi y tế để kịp thời xử lý.

Ngoài sử dụng thuốc tân dược, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc dân gian để điều trị chứng viêm họng với mong muốn ít chịu ảnh hưởng bởi tác dụng phụ và giúp tiết kiệm chi phí điều trị. Trong các cách đó có phương pháp chữa viêm họng bằng quả sung mà có lẽ ít người biết tới.

Quả sung còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như văn tiên quả, mật quả, hay phẩm tiên quả,…Nó được sử dụng phổ biến trong việc muối chua để ăn kèm với cơm, trang trí chung với mâm quả ngày tết để gia đình gặt hái sự sung túc.

Chữa viêm họng bằng quả sung có hiệu quả không?
Chữa viêm họng bằng quả sung là mẹo dân gian an toàn hiệu quả

Theo nghiên cứu của giới y học cổ truyền, quả sung có tính bình, vị ngọt nhẹ, tác dụng nhuận phế, nhuận tràng, kích thích tiểu tiện, tiêu độc,…khá tốt. Chính vì thế, nó được tận dụng để điều trị một số bệnh lý, trong đó có viêm họng, ho.

Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, quả sung thật sự có tác dụng cải thiện các kích ứng ở niêm mạc hầu, họng bằng cách sản sinh ra một lớp nhầy bao quanh vết thương, hạn chế sự xâm lấn của vi khuẩn, giúp bệnh nhanh chóng phục hồi.

Một số chất như malic axit, auxin, oxalic axit,…cùng với các nguyên tố vi lượng có trong quả sung mang đến giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng để tiêu trừ bệnh viêm họng.

Cách chữa viêm họng bằng quả sung đơn giản, hiệu quả

Cách sử dụng quả sung chữa viêm họng cũng cực kỳ đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo biện pháp dưới đây:

Sử dụng quả sung tươi chữa viêm họng

Nguyên liệu: 

  • Quả sung tươi: 10 quả
  • Đường phèn: 20g
  • Nước lọc: 800ml

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch quả sung sau đó để ráo nước, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Cho sung, đường phèn và nước lọc vào nồi, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa ninh từ từ trong 20 phút đến khi thấy dung dịch cô đặc lại thành cao thì tắt bếp.
  • Cho dung dịch thu được vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. 

Cách sử dụng:

  • Ngậm 1 thìa cà phê sung ngâm mỗi ngày hai lần vào sáng và tối. Thực hiện trong 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng cải thiện. 
  • Nếu thấy thời tiết thay đổi, có thể sử dụng sung ngâm mỗi buổi sáng để phòng bệnh.
  • Đối với trẻ em, viêm họng ho có đờm nên gọt bỏ vỏ sung, nấu chung với một ít gạo thành cháo cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.
    Cách chữa viêm họng bằng quả sung đơn giản, hiệu quả

    Sung ngâm đường phèn chữa viêm họng

Sử dụng sung khô

Ngoài cách trên bạn có thể sử dụng quả sung phơi khô, đem nghiền thành bột. Mỗi khi dùng lấy bột quả sung thổi vào trong vòm họng, ngậm trong vài giây rồi uống nước. Thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày để đạt được kết quả.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng quả sung ăn kèm bữa cơm hàng ngày, cắt lát phơi khô để pha trà cũng có tác dụng cải thiện chứng đau họng.

Đối tượng chống chỉ định chữa viêm họng bằng quả sung

Sung có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại quả này. Một số trường hợp chống chỉ định sử dụng quả sung chữa viêm họng như:

  • Người bị xuất huyết trực tràng, âm đạo không nên sử dụng quả sung.
  • Người hay tụt huyết áp tránh sử dụng loại quả này.
  • Người gặp một số vấn đề về lá lách, thận, túi mật không nên ăn sung, dễ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Một số lưu ý khi chữa viêm họng bằng quả sung

Chữa viêm họng bằng quả sung bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đây là biện pháp dân gian nên tác dụng sẽ chậm hơn so với các biện pháp khác, do đó người bệnh phải kiên trì thực hiện.
  • Phù hợp cho đối tượng bị viêm họng nhẹ, người bị ho nặng, kèm đau rát cổ họng dữ dội,…cần được thăm khám y tế để được hỗ trợ điều trị.
  • Không tự ý kết hợp sử dụng sung với các thuốc tân dược khi chưa có sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Tự ý sử dụng có thể dẫn đến ngộ độc hoặc tương tác thuốc cực kỳ nguy hiểm.
  • Sử dụng liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng nhiều dễ gây ra những hậu quả như loãng máu, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
  • Trường hợp bệnh nhân cơ địa dễ dị ứng nên cẩn trọng khi sử dụng loại quả này, đặc biệt đối tượng hay dị ứng với mủ cao su hoặc phấn hoa cây bạch dương sẽ không thể sử dụng quả sung do khả năng dị ứng khá cao.
  • Người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế uống nước lạnh, đồ uống có cồn, gas hay thức ăn cay nóng để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.

Trên đây là cách chữa viêm họng bằng quả sung bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên, để an toàn và đẩy nhanh quá trình điều trị, bệnh nhân nên kết hợp với thăm khám y tế để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.