Chữa viêm họng bằng tỏi – 7 Công thức đơn giản, tiết kiệm bạn nên thử
Tỏi chứa Allicin và thành phần chống oxy dồi dào. Nhờ đó, chữa viêm họng bằng tỏi giúp giảm nhanh ho khan, đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi.
Ngoài ra, mẹo chữa này còn hỗ trợ ức chế nhiễm trùng hầu họng và cải thiện chức năng miễn dịch. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn 7 công thức chữa viêm họng bằng tỏi đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Dùng tỏi trị viêm họng có hiệu quả không?
Viêm họng là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp, có thể khởi phát ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Do đặc tính tái phát thường xuyên nên ngoài việc sử dụng thuốc, nhân dân còn tận dụng các thảo dược tự nhiên để giảm viêm, kháng virus, ức chế vi khuẩn và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Dùng tỏi trị viêm họng là mẹo chữa đơn giản và được áp dụng phổ biến. Theo dân gian, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng mạnh, giảm viêm, long đờm và trừ ho. Vì vậy ngoài tác dụng chữa viêm họng, tỏi còn được sử dụng để trị cảm cúm, cảm lạnh (viêm mũi họng), viêm amidan,…
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nhận thấy hoạt chất Allicin trong tỏi thực sự có tác dụng kháng khuẩn và ức chế virus. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, hoạt chất này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các loại vi khuẩn đã kháng các loại kháng sinh như penicillin, chloromycetin, streptomycin và aureomycin.
Ngoài ra các thành phần chống oxy hóa trong tỏi còn có tác dụng chống viêm, tăng chuyển dạng lympho bào và nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể. Dùng thảo dược này trị viêm họng có thể hỗ trợ ức chế nhiễm trùng, cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và làm giảm một số triệu chứng cơ năng của bệnh như đau cổ họng, ho khan, khàn tiếng,…
Mặc dù có tác dụng “kháng sinh” mạnh nhưng tỏi chỉ đem lại hiệu quả đối với trường hợp viêm họng do virus, dị ứng hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng khác. Nếu xảy ra do liên cầu khuẩn, cần thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hướng dẫn 7 cách chữa viêm họng bằng tỏi đơn giản
Với đặc tính dược lý đa dạng, tỏi có thể ức chế virus, vi khuẩn gây hại và giảm hiện tượng viêm ở niêm mạc đường hô hấp. Tuy nhiên đối với các trường hợp bệnh mãn tính, nên phối hợp đồng thời với các thảo dược khác nhằm tăng tác dụng điều trị.
1. Mẹo chữa viêm họng bằng tỏi tươi
Dùng tỏi tươi là mẹo chữa viêm họng đơn giản và dễ thực hiện. Các hoạt chất và chất chống oxy hóa trong tỏi có thể kiểm soát hoạt động của virus, vi khuẩn, giảm viêm và ngăn chặn biến chứng của bệnh. Tuy nhiên tỏi có vị cay nồng và mùi hăng nên có thể gây khó chịu nếu dùng tươi.
Cách thực hiện:
- Nhai trực tiếp 1 tép tỏi tươi 1 lần/ ngày
- Sau đó uống với nước ấm để khử mùi hôi của tỏi trong khoang miệng
- Nếu không thể ăn tỏi tươi, bạn có thể xắt tỏi thành nhiều lát mỏng và ngậm cho đến khi tỏi hết vị cay nồng.
2. Trị viêm họng cho bé bằng tỏi nướng
Nếu trẻ bị viêm họng và viêm amidan, phụ huynh có thể cho trẻ ăn tỏi nướng để giảm đau rát cổ họng, hỗ trợ ức chế nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng. Tỏi nướng có mùi thơm nhẹ, dễ ăn và không gây khó chịu như tỏi tươi nhưng vẫn giữ được các đặc tính như tiêu viêm, kháng khuẩn và vô hiệu hóa virus.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 1 củ tỏi, sau đó dùng giấy bạc bọc lại
- Đem nướng trong khoảng 10 – 15 phút
- Để tỏi nguội bớt, sau đó bóc từ 1 – 3 tép tỏi ăn trực tiếp
- Chia thành nhiều lần ăn và dùng hết trong ngày
3. Cách trị viêm họng bằng tỏi ngâm mật ong
Ngoài cách dùng tỏi đơn lẻ, bạn có thể kết hợp tỏi với mật ong để tăng hiệu quả điều trị. Mật ong có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho và tiêu đờm. Ngoài ra, nguyên liệu này còn chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường khả năng miễn dịch.
Dùng tỏi ngâm mật ong đều đặn trong vài ngày có thể giảm nhanh các triệu chứng, đồng thời hạn chế nguy cơ bùng phát các bệnh viêm nhiễm hô hấp như viêm amidan, viêm thanh quản, cảm lạnh và cảm cúm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ khoảng 300g tỏi tươi và cho vào bình thủy tinh
- Đổ mật ong vào đầy bình và đậy kín
- Ngâm trong 10 – 15 ngày là dùng được
- Khi dùng, uống trực tiếp 1 thìa cà phê mật ong và nhai 1 tép tỏi
- Dùng 1 – 2 lần/ ngày
Ngoài ra, bạn có thể dùng tỏi ngâm mật ong vào thời điểm chuyển mùa để tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị dị ứng thời tiết và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
4. Tự làm siro chanh tỏi trị ho do viêm họng
Siro chanh tỏi là một trong những mẹo chữa viêm họng khá hiệu quả. Mẹo chữa này có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người trưởng thành và phụ nữ mang thai.
Cách chữa này bổ sung thêm vỏ chanh (có thể thay thế bằng vỏ quýt) nhằm tăng tác dụng long đờm, giảm ho khan và đau rát cổ họng. Do đó siro chanh tỏi thích hợp với những người bị viêm họng mãn tính gặp phải triệu chứng khàn tiếng và ho khan dai dẳng.
Cách làm siro chanh tỏi trị ho do viêm họng:
- Chuẩn bị khoảng 4 – 5 vỏ chanh, đem rửa sạch và phơi khô 1 nắng
- Sau đó cắt sợi nhỏ và cho vào bình thủy tinh
- Tiếp tục bóc vỏ 100g tỏi và cho vào bình
- Đổ đầy mật ong vào và đậy kín
- Ngâm trong khoảng 15 ngày là dùng được
- Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê mật ong ăn kèm với vỏ chanh và 1 tép tỏi
5. Cách chữa viêm họng hạt bằng tỏi và đường phèn
Đường phèn có vị thanh ngọt, tính bình, tác dụng nhuận phế và thanh nhiệt. Với những tác dụng này, đường phèn thường được kết hợp với tắc, mật ong, vỏ quýt hoặc tỏi để giảm ho, đau cổ họng và khàn tiếng.
Mẹo chữa từ tỏi và đường phèn thích hợp với trường hợp viêm họng hạt và các thể viêm họng mãn tính khác. Để đạt được hiệu quả như mong đợi, cần thực hiện mẹo chữa này 2 lần/ ngày trong thời gian dài.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ 4 – 5 tép tỏi, sau đó cắt đôi và cho vào chén
- Thêm vào 4 – 5 thìa mật ong và hấp trong nồi cơm
- Sau khoảng 15 phút, lấy ra để nguội và dùng ăn cả nước lẫn cái
6. Dùng tỏi và gừng trị viêm họng
Gừng và tỏi đều có vị, tính ấm, tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn. Do đó mẹo chữa này thích hợp với những trường hợp bị viêm họng do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do dùng thức uống lạnh.
Cách chữa từ gừng và tỏi có tác dụng giữ ấm cổ, long đờm, giảm viêm, hỗ trợ ức chế virus và các chủng vi khuẩn có hại tồn tại trong khoang miệng. Ngoài ra, mẹo chữa từ gừng và tỏi còn có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và phục hồi thể trạng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch ½ củ gừng và bóc vỏ 2 tép tỏi
- Sau đó cắt tỏi thành từng lát mỏng, gừng xắt sợi
- Cho tất cả vào chén, sau đó cho thêm 2 thìa mật ong hoặc 1 ít đường phèn
- Hấp cách thủy trong vòng 10 – 15 phút
- Lấy ra để nguội và ăn cả nước lẫn cái
7. Cháo tỏi tươi trứng gà
Bên cạnh các mẹo chữa trên, bạn cũng có thể thực hiện món cháo tỏi tươi trứng gà để bồi bổ sức khỏe, làm dịu cổ họng và nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, dùng cháo còn giúp làm loãng đờm, giảm ho và giảm áp lực lên vùng cổ họng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nấu cháo trắng như bình thường
- Khi chín, đập 1 quả trứng gà vào, khuấy đều và nêm nếm gia vị
- Sau đó tắt bếp, thêm tỏi tươi bằm nhuyễn, gừng tươi xắt sợi và hành lá vào
- Khuấy đều và dùng ăn khi cháo còn nóng
Những lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh viêm họng
Dùng tỏi trị bệnh viêm họng là mẹo chữa dân gian nhưng đã được công nhận trên cơ sở khoa học. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên kết hợp với các biện pháp y tế và chăm sóc giúp giảm nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị.
Tuy nhiên để hạn chế rủi ro phát sinh khi áp dụng cách chữa từ tỏi, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Tỏi có vị cay nồng và mùi hăng khó chịu. Vì vậy nên tránh dùng tỏi tươi cho trẻ nhỏ hoặc người đang bị nhiệt miệng.
- Chỉ nên dùng tỏi với liều lượng phù hợp. Sử dụng quá nhiều có thể gây nóng rát dạ dày, đầy bụng, khó tiêu và ợ nóng.
- Mặc dù tỏi có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus và giảm viêm mạnh. Tuy nhiên hiệu quả của tỏi không thể so sánh với các loại thuốc đặc hiệu. Vì vậy bên cạnh các mẹo chữa dân gian, cần sử dụng thuốc và can thiệp các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Một số hoạt chất trong tỏi có thể kéo dài thời gian đông máu. Vì vậy nên tránh sử dụng đồng thời với Aspirin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống đông máu warfarin, coumarin,…
- Tỏi có thể gây hôi miệng và tăng tiết tuyến mồ hôi. Do đó cần vệ sinh răng miệng kỹ, uống nhiều nước và mặc quần áo rộng rãi để hạn chế tình trạng trên.
- Bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn nên uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ và hạn chế nói chuyện quá nhiều trong thời gian điều trị.
Cách chữa viêm họng bằng tỏi tận dụng dược tính của thảo dược tự nhiên để giảm viêm, dứt cơn ho, cải thiện đau rát cổ họng và ức chế tác nhân gây nhiễm trùng. Tuy nhiên mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Vì vậy để điều trị bệnh dứt điểm, nên kết hợp với sử dụng thuốc và chăm sóc khoa học.
Tham khảo thêm: 10 cây thuốc nam trị viêm họng hiệu quả từ ngàn xưa