[Cùng tham khảo] 8 Cách hay chữa viêm họng hạt bằng bài thuốc dân gian
Chữa viêm họng hạt bằng bài thuốc dân gian sử dụng 100% nguyên liệu thiên nhiên nên an toàn, lành tính, hiệu quả, không gây tác dụng phụ.
Viêm họng hạt là một căn bệnh về đường hô hấp, thường gặp ở người có cơ địa yếu nhất là trẻ em. Đây là một dạng mãn tính quá phát của bệnh viêm họng với đặc trưng là những chấm hạt nhỏ lớn khác nhau ở vùng cổ họng bị sưng. Có nhiều cách điều trị, trong đó áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn.
Chữa viêm họng hạt bằng 8 bài thuốc dân gian hay
Khi mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt, thay vì lựa chọn các phương pháp khác, nhiều người thường ưu tiên áp dụng các bài thuốc dân gian. Lý do là các bài thuốc này vừa đơn giản, an toàn, dễ thực hiện lại mang đến những chuyển biến tích cực và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh đáng kể.
1. Bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt từ mật ong
Dùng mật ong chữa viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Mật ong không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp mà còn giàu dưỡng chất, chứa nhiều vitamin và các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Sử dụng mật ong còn giúp làm dịu cổ họng, cải thiện nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu do viêm họng gây ra.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng mật ong kết hợp với chanh
- Lấy 2 – 3 thìa mật ong pha với nước ấm, vắt ½ quả chanh vào
- Uống từ từ từng ngụm nhỏ để các hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn có trong chanh và mật ong thấm vào thành họng.
- Thực hiện 2 lần/ngày, liên tục 5 – 7 ngày để thấy các triệu chứng cải thiện.
Cách 2: Dùng quất ngâm mật ong
- Chọn một ít quất chín, rửa sạch, cắt lát mỏng, ngâm với mật ong
- Sau khi ngâm 3 giờ có thể lấy ra để ngậm, nuốt từ từ, nên thêm vài giọt nước cốt chanh để tăng hiệu quả
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng ngày 2 lần.
2. Bài thuốc từ tỏi
Tỏi không chỉ là loại gia vị thường xuyên xuất hiện trong các món ăn mà còn là vị thuốc dân gian chữa bệnh. Đặc biệt, tỏi được xem như một loại kháng sinh tự nhiên với hoạt chất allicin có công dụng chống viêm, sát trùng mạnh. Do đó, tỏi thường được sử dụng để chữa đau răng, ho, viêm họng hạt, viêm nha chu, viêm amidan…
Cách thực hiện:
Cách 1: Ngậm tỏi sống
- Lấy 2 – 3 tép tỏi sống, rửa sạch, giã nát rồi ngậm trong miệng 5 – 10 phút, nuốt nước từ từ để tinh chất thấm vào thành họng
- Nếu không thể dùng tỏi sống trực tiếp thì giã nát tỏi, cho vào chén, thêm ít nước và mật ong, đun sôi để dùng.
Cách 2: Tỏi và sữa nóng
- Lấy 3 – 4 tép tỏi sống, giã nát
- Hòa 1 cốc sữa nóng, cho tỏi vào hãm trong 10 – 15 phút
- Uống phần nước, bỏ bã, ngày uống 2 – 3 cốc liên tục trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.
3. Chữa viêm họng hạt với bài thuốc từ gừng
Gừng vị cay, tính ấm có tác dụng chữa ho, viêm họng, giảm đau bụng, cảm lạnh rất tốt. Do trong gừng có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm như citral, phellandrene, zingiberene… Sử dụng gừng còn giúp làm thông đường thở, sạch dịch nhầy, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng gừng với củ cải trắng
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 1 củ cải trắng
- Gừng và củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, giã nát với một ít muối
- Chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày, phần bã thì dùng để ngậm và súc miệng lại với nước muối.
Cách 2: Dùng gừng và muối
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát, giã nhuyễn với muối
- Dùng hỗn hợp này ngậm trong miệng trong 3 phút
- Súc lại bằng nước ấm, ngày thực hiện 2 lần.
4. Bài thuốc từ lá húng chanh chữa viêm họng hạt
Lá húng chanh hay rau tần dày lá có vị cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm họng hạt, ho, hen suyễn… Trong tinh dầu húng chanh có chứa hợp chất salixylat eugenol, phenol cùng sắc tố đỏ colein có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, loại bỏ các triệu chứng của bệnh viêm họng rất tốt.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng nước húng chanh
- Nguyên liệu: Húng chanh, hẹ, tía tô, kinh giới, gừng tươi mỗi thứ 8g
- Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, sắc với 500ml nước
- Chia làm 3 lần uống, dùng hết trong ngày.
Cách 2: Dùng lá húng chanh hấp đường phèn
- Nguyên liệu: 15 lá húng chanh, 4 trái tắc xanh
- Lá húng chanh, tắc rửa sạch, cắt đôi cho vào chén
- Thêm ít đường phèn lên trên, hấp cách thủy 20 phút
- Chắt lấy nước, chia làm 3 lần uống, nên ăn cả cái để tăng hiệu quả.
5. Cách chữa viêm họng hạt với lá tía tô
Lá tía tô có chứa acid nicotinic và citral cùng một số hoạt chất trong tinh dầu thơm có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ phục hồi cho các mô tổn thương do viêm họng gây ra. Do đó, trong dân gian, loại lá này thường được sử dụng để tiêu viêm, chữa viêm họng hạt, giải cảm, giảm đau họng…
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng lá tía tô, hoa đu đủ đực
- Nguyên liệu: 10 lá tía tô, 5 hoa đu đủ đực, 3 chùm hoa khế
- Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước, hấp cách thủy trong 20 phút
- Chắt lấy nước, bỏ bã, uống từ từ từng ngụm, mỗi lần 2 muỗng.
Cách 2: Dùng cháo tía tô
- Nguyên liệu: 100g gạo (gạo nếp + gạo tẻ), 100g thịt nạc, 50g lá tía tô
- Cháo nấu nhừ, thịt nạc băm nhuyễn cho vào nấu chín
- Khi cháo chín thì thêm hành lá và lá tía tô cắt nhỏ để ăn.
6. Chữa viêm họng hạt bằng cây xạ can
Xạ can hay cây rẻ quạt, ô bồ, ô phiến không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn là cây thuốc quý chữa viêm họng, viêm họng hạt được đánh giá cao. Do xạ can có hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể cải thiện các chứng ho khan, ho có đờm, giảm sưng viêm, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh mà không gây nhờn thuốc cũng như không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng nước xạ can
- Lấy 1 nắm lá xạ can, rửa sạch, để ráo
- Giã nát, cho thêm nước vào khuấy đều, để lắng cặn
- Chắt lấy nước để uống, thực hiện liên tục trong 4 – ngày.
Cách 2: Dùng củ xạ can
- Củ xạ can rửa sạch, để ráo, nướng chín với 10g muối trắng
- Cho vào lọ thủy tinh, đậy kín
- Mỗi ngày lấy hỗn hợp ngày ngậm 3 lần, nhai và nuốt cả bã.
Cách 3: Dùng xạ can với các vị thuốc khác
- Nguyên liệu 4g xạ can; cọ nhọ nồi, tang bạch bì mỗi thứ 8g; huyền sâm, sinh địa, kim ngân mỗi thứ 12g; kinh giới 16g.
- Sắc với nước để uống, mỗi lần dùng 1 – 2 thìa cà phê.
7. Bài thuốc dân gian từ lá bạc hà
Lá bạc hà là một vị thuốc quen thuộc trong đời sống người Việt. Loại lá này có một số tác dụng như hỗ trợ tiêu hóa, thông mũi, sát khuẩn, kháng khuẩn, giảm đau, cải thiện các triệu chứng như viêm nhiễm, sổ mũi, rát họng, ho do viêm họng hạt gây ra.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng lá bạc hà với đường phèn
- Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước; đường phèn nấu với ít nước
- Khi nước sôi cho lá bạc hà vào đun cùng, khi nước chuyển sang màu xanh thì vắt ít nước cốt chanh vào
- Đun cho đến khi hỗn hợp này cô đặc lại, tắt bếp, để nguội cho vào lọ thủy tinh bảo quản để dùng dần.
Cách 2: Dùng nước sắc từ lá bạc hà
- Nguyên liệu: lá bạc hà, hành hoa, kinh giới mỗi thứ 6g; 4g bạch chỉ, 5g phòng phong
- Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước
- Cho vào nồi, đun sôi, uống khi nước thuốc còn ấm.
BẠC HÀ KHÔ CŨNG LÀ DƯỢC LIỆU ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO MANG TỚI TÁC DỤNG ĐÁNH BAY VIÊM HỌNG HẠT. ĐẶT MUA TẠI ĐÂY
8. Bài thuốc nam dược chữa viêm họng Thanh hầu bổ phế thang
Thanh hầu bổ phế thang được phát triển từ hơn 100 bài thuốc cổ phương, dựa trên nguyên lý bổ chính khu tà được cho là tối ưu nhất trong điều trị viêm họng hạt.
Nguyên lý này tập trung trị bệnh từ gốc, phục hồi các tạng Phế, Thận đang bị hư tổn để loại bỏ nội tà. Đồng thời bồi bổ chính khí, cân bằng âm dương nhằm tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi ngoại tà sinh ra bệnh.
Thành phần của bài thuốc hoàn toàn là nam dược tự nhiên vừa cho hiệu quả cao vừa an toàn trong điều trị. Ngoài các thảo dược có tính “công” giúp triệt tiêu viêm nhiễm, bài thuốc còn có thêm các thảo dược mang tính “bổ”, giúp người bệnh cải thiện cơ địa yếu kém và hấp thụ thuốc tốt hơn.
Thanh hầu bổ phế thang cũng là bài thuốc điều trị viêm họng hạt an toàn cho những người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi… Không chỉ do cơ chế điều trị toàn diện từ trong ra ngoài mà còn nhờ một tỷ lệ vàng trong phối chế dược liệu, giúp các vị thuốc bổ trợ công hiệu và khắc chế độc tính cho nhau hoàn hảo.
XEM THÊM: Chữa VIÊM HỌNG, VIÊM HỌNG HẠT bằng Thanh hầu bổ phế thang có tốt không?
Những lưu ý khi chữa viêm họng hạt bằng bài thuốc dân gian
Mặc dù các bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt thường an toàn, lành tính, dễ sử dụng nhưng khi áp dụng người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát và chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng. Tùy vào cơ địa của người bệnh mà hiệu quả của dược liệu ở mỗi người là không giống nhau.
- Trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú nên cẩn thận khi áp dụng các phương pháp này, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tránh các yếu tố dễ gây kích thích vùng hầu họng như nước và thức ăn lạnh, khói bụi, thức ăn quá cay hoặc quá nóng, khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Uống nhiều nước, cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần.
- Súc miệng với nước muối mỗi ngày, không pha nước muối quá mặn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể thấy, có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt đơn giản, dễ thực hiện mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu không thấy chuyển biến tích cực, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa viêm họng hạt mãn tính dân gian đơn giản, hiệu quả
- Bệnh viêm họng hạt có lây không, làm sao phòng ngừa?
- DỨT ĐIỂM viêm họng, viêm họng hạt nhờ bài thuốc từ 100% NAM DƯỢC
- Bài thuốc viêm họng hạt Đỗ Minh – Giải pháp vàng từ thảo mộc Việt