[Bài thuốc hay] Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây hoa ngũ sắc theo dân gian
Với đặc tính an toàn, hiệu quả, chữa viêm mũi dị ứng bằng cây hoa ngũ sắc được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn để thực hiện tại nhà.
Công dụng của cây hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc trong dân gian còn có nhiều tên gọi khác là hoa cứt lợn, cây cỏ hôi, cây hoa ngũ vị, thắng hồng kế,… Thuộc họ Cúc và có tên khoa học là Ageratum conzoides L. Tại Việt Nam, cây mọc khắp mọi địa hình và mọc nhiều nhất vào mùa hạ, hầu hết các bộ phận của cây trừ rễ ra đều có thể sử dụng làm thuốc trị bệnh.
Theo Đông y, hoa ngũ sắc có vị hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu. Vì vậy mà loại cây này được dùng làm bài thuốc chống viêm, chống phù nề, kháng khuẩn và giúp điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.
Theo y học hiện đại, hoa ngũ sắc có chứa 0,16% tinh dầu trong đó chó chứa hoạt chất geratocromen, cadinen, caryophyllen có khả năng tiêu viêm, giảm phù nề, chống lại các đợt viêm xoang cấp và mãn tính.
Hơn nữa, hoa ngũ sắc thường được chiết xuất để làm thành thuốc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng như Agerhinin, thuốc nhỏ mũi Flanos… bởi vì các loại tinh dầu này giúp kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết để đào thải các chất nhầy và mủ ra ngoài, giúp cho mũi trở nên thông thoáng và hít thở dễ dàng hơn.
Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây hoa ngũ sắc
Sử dụng hoa ngũ sắc để chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp dễ thực hiện, an toàn và không tốn kém chi phí. Dưới đây sẽ là các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc theo dân gian mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước cốt hoa ngũ sắc
Dùng nước cốt của cây hoa ngũ sắc để chữa viêm mũi dị ứng giúp tác động mạnh vào tận niêm mạc mũi để kích thích tăng xuất tiết để loại bỏ vi khuẩn ra bên ngoài và được nhiều người áp dụng thành công.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đầu tiên, nên lựa chọn cây hoa ngũ sắc có màu tím đem rửa sạch với nước và ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ các bụi bẩn và vi trùng bám trên cây.
- Sau khi để cho ráo nước thì đem giã nát cây hoa ngũ sắc này rồi chắt lấy nước cốt cho vào lọ thuốc nhỏ mũi.
- Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, tiến hành thực hiện nhỏ mũi mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Nếu cảm thấy khó chịu có thể bạn sử dụng tăm bông thấm vào dung dịch rồi để yên trong mũi từ 3 – 5 phút.
Tuy nhiên, khi nhỏ dung dịch vào mũi thì bạn sẽ cảm thấy đau rát và khó chịu vì nóng, nhưng chỉ cần thực hiện từ 2 – 3 lần thì sẽ cảm thấy đỡ hơn. Lưu ý rằng, người bệnh không nên quá lạm dụng cách này vì có thể làm rát, nóng và gây tổn thương niêm mạc mũi.
2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách xông mũi hoa ngũ sắc
Xông mũi bằng cây ngũ sắc có tác dụng làm thông mũi, giúp làm mềm niêm mạc mũi để thải dịch dễ dàng hơn, vừa hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng mà còn giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm cây ngũ sắc và để cho ráo nước. Sau đó cắt thành những cây nhỏ cỡ 1 ngón tay cho dễ đun sôi.
- Cho nguyên liệu vào nước để đun sôi, đến khi nước sôi thì đậy vung kín, chờ trong vòng 5 phút để cho tinh dầu được hoà tan hoàn toàn vào nước.
- Khi xông thì lưu ý không nên xông ở nhiệt độ quá cao, nên giữ khoảng cách để tránh bị phỏng. Trong quá trình xông thì cố gắng hít thở sâu để cho hơi nước đi vào hốc mũi.
- Thực hiện xông mũi từ 10 – 15 phút rồi xì nhẹ mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày 2 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng cây hoa ngũ sắc
Mặc dù, chữa viêm mũi dị ứng bằng cây hoa ngũ sắc mang đến nhiều hiệu quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, để đảm bảo an toàn và tăng tính hiệu quả, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số lưu ý sau đây:
- Chỉ áp dụng các cách trên dành cho những người bị viêm mũi dị ứng nhẹ, bệnh mới khởi phát.
- Bài thuốc này không áp dụng cho trẻ nhỏ, vì niêm mạc mũi của trẻ vẫn còn mỏng manh.
- Tác dụng mang lại tương đối chậm, vì còn tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì sử dụng đều đặn trong thời gian dài.
- Đối với trường hợp nhạy cảm, nếu áp dụng bài thuốc này từ 2 – 3 ngày mà không hiệu quả hay xuất hiện những dấu hiệu khó chịu khi dùng thì cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Chữa viêm mũi bằng cây hoa ngũ sắc chỉ có tác dụng đối với trường hợp nhẹ và chỉ mang lại hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách và đúng liều. Tuy nhiên, trước khi sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thay đổi thói quen sinh hoạt để bệnh nhanh chóng được cải thiện.